1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công
  4. Lùm xùm nợ thẻ Eximbank 8,8 tỷ đồng

Liên tục xảy ra tai nạn chết người vì điện, đâu là nguyên nhân?

(Dân trí) - Trong thời gian qua, đã liên tục xảy ra các vụ tai nạn nghiêm trọng, gây tổn hại sức khỏe và sinh mạng của nhiều người dân. Lúc 15h chiều nay (25/9), Báo Dân trí đã tổ chức buổi Tọa đàm "An toàn điện - những điều cần biết", với sự tham gia của 3 chuyên gia về kỹ thuật, an toàn điện.

Liên tục xảy ra tai nạn chết người vì điện, đâu là nguyên nhân? - 1

Dân trí: Thưa quý vị độc giả, trong thời gian qua đã liên tục xảy ra các vụ tai nạn, sự cố về điện gây nhiều tai nạn thương tâm. Chỉ trong mấy tháng gần đây, đã xảy ra một loạt vụ tai nạn điện, gây chết người.

Ví dụ, cuối tháng 8 vừa qua ở Đồ Sơn - Hải Phòng, có một người sửa mái nhà, kéo thanh sắt lên mái, chạm đúng đường dây điện bị hở bị điện giật chết. Đầu tháng 9, riêng ở chùa Linh Phong: có 2 người bị điện giật chết do kiểm tra đường dây điện. Mới nhất tuần trước: Ngày 23/9 ở Hà Tĩnh, một phụ nữ bị giật chết do dùng điện để mổ lợn .

Những vụ tai nạn điện xảy ra, cũng có những nguyên nhân khách quan gây ra do những biến động bất thường của thời tiết: bão, lũ, lốc xoáy, mưa đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến hệ thống điện.

Nhưng, cũng có thực tế, do nhận thức về an toàn điện, đặc biệt là ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa còn hạn chế - dẫn đến nhiều tai nạn thương tâm về điện đã xảy ra, đặc biệt là vào mùa mưa bão mà trong các ví dụ trên đã phần nào cho thấy đều đó.

Để giúp người dân rõ hơn về vấn đề an toàn điện, nguyên nhân của nhiều vụ mất an toàn điện vừa qua, tư vấn những biện pháp phòng ngừa, đảm bảo an toàn khi sử dụng điện, hôm nay, Báo Dân trí phối hợp với Tổng công ty Điện miền Bắc tổ chức cuộc Tọa đàm "An toàn điện - những điều cần biết".

Tham gia buổi Tọa đàm hôm nay có các diễn giả: Ông Trần Hữu Thiêm - Phó Trưởng phòng An toàn điện - Cục Kỹ thuật an toàn & Môi trường công nghiệp - Bộ Công Thương; ông Mai Quang Hùng - Trưởng Ban An toàn - Tổng công ty Điện lực miền Bắc; ông Trần Quốc Anh - Phó Chủ tịch Thường trực - Hội Điện lực Việt Nam.

Liên tục xảy ra tai nạn chết người vì điện, đâu là nguyên nhân? - 2

Thưa các vị khách mới và các bạn!

Trước khi cuộc tọa đàm này diễn ra, cũng đã có nhiều độc giả gửi câu hỏi tới báo Dân trí để chuyển đến các chuyên gia tham gia tọa đàm giải đáp. Sau đây, chúng tôi xin nêu trước các câu hỏi đó. Trong thời gian diễn ra Tọa đàm, quý vị độc giả quan tâm, có những câu hỏi thêm về địa chỉ email: kinhdoanh@dantri.com.vn hoặc gọi điện tới số 0904138916 để chúng tôi gửi tới các vị khách mời.

Trước hết, tôi xin nêu một câu hỏi của một độc giả từ Hà Nội gửi tới ông Mai Quang Hùng,Trưởng Ban An toàn - Tổng công ty Điện lực miền Bắc

Thưa ông Mai Quang Hùng ở các khu vực vùng sâu vùng xa, vùng núi cao, khu vực có địa hình hiểm trở khó khăn, để khắc phục sự cố an toàn lưới điện trong mùa mưa bão thì bên cạnh việc chuẩn bị các phương tiện, dụng cụ… thì nguồn nhân lực rất quan trọng. NPC đã phát hiện các sự cố trên lưới từ những nguồn nào và làm sao để có thể khắc phục nhanh, cấp điện trở lại sớm nhất cho khách hàng?


Ông Mai Quang Hùng,Trưởng Ban An toàn - Tổng công ty Điện lực miền Bắc

Ông Mai Quang Hùng,Trưởng Ban An toàn - Tổng công ty Điện lực miền Bắc

Ông Mai Quang Hùng: Vâng, thưa quý vị. Để phát hiện các sự cố trên lưới điện do lũ bão gây ra, chúng tôi dựa vào các thông tin sau:

Thứ nhất, qua các thiết bị bảo vệ rơ le trong hệ thống điện, chúng tôi xác định được dạng sự cố trên đường dây, thiết bị hư hỏng và khoảng cách từ nơi đặt bảo vệ đến chỗ sự cố.

Thứ hai, chúng cũng có thể xác định được sự cố qua thông tin người dân báo về (báo về trực ban vận hành Điện lực hoặc Trung tâm CSKH Tổng công ty)

Thứ ba, chúng tôi có hệ thống Dịch vụ bán lẻ điện năng nông thôn, họ là vệ tinh của ngành điện, những người này sẽ nhanh chóng báo cáo tình hình sự cố và thiệt hại một cách khá chính xác đến ngành Điện.

Còn việc làm sao để có thể khắc phục nhanh, cấp điện trở lại sớm nhất cho khách hàng, chúng tôi xin có câu trả lời như sau:

Một là, chúng tôi áp dụng phương thức 4 tại chỗ để khắc phục hậu quả bão lũ một cách nhanh nhất: Về Chỉ huy tại chỗ: Chúng tôi xác định cán bộ Điện lực cấp huyện sẽ chỉ huy việc khắc phục này, vì không ai thạo hơn họ trong việc hiểu biết địa hình, giao thông, đặc điểm tuyến dây…

Về Lực lượng tại chỗ: Ngoài CBCNV ngành điện, chúng tôi sẽ huy động thêm các đơn vị thi công của huyện, bà con nhân dân, kể cả lực lượng vũ trang đóng quân tại địa phương để thực hiện. CBCNV chịu trách nhiệm hướng dẫn việc thực hiện lắp đặt thiết bị, kéo dây…Về Phương tiện, vật tư tại chỗ: Chúng tôi huy động tối đa phương tiện (xe tải, xe cẩu, xe nâng, xe thang…) và vật tư, thiết bị điện dự phòng phòng chống lụt bão của Điện lực cấp huyện để phục vụ khắc phục hậu quả bão lũ. Về Hậu cần tại chỗ: Công đoàn Điện lực bố trí công nhân phục vụ ăn uống và các trang thiết bị hậu cần phục vụ thi công tốt nhất.

Hai là, tăng cường khẩn trương sự chỉ đạo và hỗ trợ của Công ty Điện lực tỉnh, Tổng Công ty hoặc có thể huy động của các Công ty Điện lực ở các khâu: Tăng cường thông tin chỉ huy điều hành lưới điện; Hỗ trợ nhân vật lực, tài chính cho thi công khắc phục hậu quả bão lũ.

Liên tục xảy ra tai nạn chết người vì điện, đâu là nguyên nhân? - 4

Thưa ông Trần Hữu Thiêm, một độc giả gửi câu hỏi tới ông: Vì sao ở nhiều nơi trên địa bàn thôn, xã.. lưới điện nông thôn cũ nát vẫn chưa được ngành điện nâng cấp, sửa chữa, nguy cơ mất an toàn rất cao, nhất là mùa mưa bão?

Ông Trần Hữu Thiêm: Hàng năm, Tập đoàn Điện lực Việt Nam cũng phải xây dựng mới các đường dây, trạm điện để đảm bảo sự an toàn của đường dây điện cả nước. Tuy nhiên, ngoài vấn đề tài chính còn vấn đề nhân lực nữa. Về vấn đề này thì đường dây an toàn điện ở nông thôn hiện nay đã được cải tạo phần lớn, nhưng vẫn cần phải tiếp tục cải tạo trong tương lai gần. Trong thời gian tới sẽ được cải tạo nhiều nữa, đặc biệt trong khoảng thời gian mưa bão.

Bên cạnh đó, nông thôn là khu vực chịu ảnh hưởng rất nhiều từ mưa bão nên cần chú ý thêm. Người dân khi đi lại trên đường trong tình huống mưa bão cũng phải chú ý đoạn đường mà ta đi qua xem có tình huống gây nguy hiểm như dây điện đứt không để tránh.


Ông Trần Hữu Thiêm - Phó Trưởng phòng An toàn điện - Cục Kỹ thuật an toàn & Môi trường công nghiệp

Ông Trần Hữu Thiêm - Phó Trưởng phòng An toàn điện - Cục Kỹ thuật an toàn & Môi trường công nghiệp

Thưa ông Mai Quang Hùng, qua thực tế nhiều năm làm công tác đảm bảo an toàn điện, ông thấy người dân thường gặp phải những nguy cơ/sự cố nào dẫn đến khả năng mất an toàn do lưới điện gây ra trong mùa mưa bão?

Ông Mai Quang Hùng: Thứ nhất, theo chúng tôi, người dân thường gặp phải những nguy cơ/sự cố dẫn đến khả năng mất an toàn do lưới điện gây ra trong mùa mưa bão như sau: Sấm sét, bão (gió) làm đứt dây điện rơi xuống đất, làm đổ cột điện, đổ cây cối vào dây điện làm điện rò xuống đất gây nguy hiểm cho người qua lại; Bão (gió) gây chạm chập TBA, gây cháy nổ thiết bị trong trạm, nguy hiểm cho người dân xung quanh; Mưa lũ cuốn trôi cột điện, xà sứ dây dẫn…Lũ lụt gây ngập công tơ, thiết bị điện, gây ra rò điện, gây nguy hiểm cho người dân khi đến gần cột điện

Thứ hai, chúng tôi khuyến cáo người dân nâng cao ý thức tự bảo vệ bằng các việc làm thiết thực sau đây: Khi có bão vào (gió mạnh) cần tắt hết nguồn điện trong nhà để tránh cháy hỏng thiết bị và đồ dùng điện. Đặc biệt khi nhà bị ngập nước phải cắt điện ngay để tránh bị điện rò ra tường nhà gây nguy hiểm cho con người sống trong nhà đó; Không ra đường, không đứng tại các chân cột điện, dưới gầm đường dây điện. Và tuyệt đối không được thu nhặt dây dẫn bị đứt rơi xuống đất.

Người dân khi tham gia giao thông phải tuyệt đối chú ý khoảng cách những khoảng đường dây vượt đường bị võng xuống thấp gây nguy hiểm cho người và phương tiện qua lại. Khi qua vùng ngập nước phải chú ý quan sát xem có dây dẫn điện rơi xuống nước hoặc hệ thống công tơ, tủ đấu dây điện…. bị ngập hay không, nếu phát hiện ra các trường hợp trên tuyệt đối không đi qua khu vực đó.


Ông Mai Quang Hùng

Ông Mai Quang Hùng

Một độc giả ở Quảng Ninh đặt câu hỏi: trong khi mưa bão, có một số đoạn dây điện bị đứt rơi vắt trên cây hoặc trên đường – một đầu dây vẫn ở trên tuyến đường còn phía đứt cứ lủng lẳng trên đầu.. chưa được thu dọn hoặc nối lại, không biết có điện không, rất nguy hiểm. Đã từng có người tham gia giao thông bị tai nạn điện giật, bị thiệt mạng vì những đường dây bị đứt treo như vậy. Ngành điện làm gì để đảm bảo an toàn cho người dân?

Ông Mai Quang Hùng: Như ông Thiêm vừa nói, ý thức của người dân cũng như đầu tư vật liệu dùng ở gia đình đều không đảm bảo nên nếu có tác động mưa bão thì không đảm bảo. Về chuyên môn như chúng tôi thì trong trường hợp đứt dây điện thì sẽ cắt điện ngay, ngay như vụ cơn bão số 10 ở Nghệ An làm đổ cây, đứt dây điện thì thiết bị bảo vệ không cắt điện ngay gây tử vong một cháu bé 4 tuổi đang đi với mẹ. Nguyên nhân bởi đường dây thì xa trạm biến áp nên dòng ngắt mạch chưa đủ, nó không tác động được nhanh nên rất nguy hiểm.

Qua vụ tai nạn vừa rồi thì có thể thấy tai nạn này có thể được ngăn chặn hoàn toàn, nếu người dân làm được 3 điều sau thì sẽ không xảy ra tai nạn. Một là nếu người dân biết cây đổ đứt dây mà báo cho trạm điện gần nhất thì sẽ biết để ngắt điện. Hai là thông báo cho công an xã hoặc thôn để xử lý. Hoặc ba là trong trường hợp người dân cũng có thể đứng để cảnh giới nơi dây điện bị đứt. Nếu làm thế thì có thể loại trừ được vụ tai nạn này.


Ông Trần Quốc Anh - Phó Chủ tịch Thường trực - Hội Điện lực Việt Nam

Ông Trần Quốc Anh - Phó Chủ tịch Thường trực - Hội Điện lực Việt Nam

Ông Trần Quốc Anh:- Khi đường dây đứt rơi xuống 1 dây lòng thòng và làm chết người là hạ thế kéo về nhà dân. Ở Thành phố, đường giao thông không chỉ có điện lực mà còn dây của thông tin, đường dây đứt treo lủng lẳng không chỉ điện lực đều gây nguy hiểm, có thể có tình trạng cuốn cổ, gây tai nạn giao thông. Trường hợp chết thường do dây cuốn vào cổ điện và đi với vận tốc nhanh.

Do đó cần khuyến cáo nhân dân. Sau mùa mưa bão dây đứt, dây điện dây thông tin sẽ có thể gây cháy nổ. Ngành điện ở TP.HCM đã sắp xếp lại vòng dây, thông tin đi thế nào, điện lực đi như thế nào.

Thời gian qua ngành điện đã có nhiều cố gắng, trước có những đường dây trần nhưng giờ đã bọc, không bị chạm vào cây, không bị cây quệt vào.

Thứ 2, đã cố gắng làm gọn dây thông tin và điện lực. Thứ 3, ngành điện tăng cường tuyên truyền và kiểm tra trước mùa mưa bão. Trực vận hành sửa chữa, đường trung áp qua chợ, đường phố bao giờ cũng tăng cường sứ do nhiều người tụ tập. Đây là quy trình bắt buộc mà ngành điện lực làm.

Quan trọng phải kiểm tra định kỳ và đột xuất trước mùa mưa bão.

Thưa các chuyên gia, có một câu hỏi nhỏ từ một độc giả đang theo dõi cuộc tọa đàm từ tỉnh Hưng Yên: Nguy cơ sét đánh vào lưới điện có thể xảy ra không? Và nếu có thì liệu có gây ảnh hưởng tới người dân không?

Ông Trần Quốc Anh: Về vấn đề này, chúng tôi thấy thứ nhất đường dây trung áp là không có dây chống sét nhưng từ 11 KW trở lên là có dây chống sét. Đường dây đó là theo quy trình của Nga. Nhưng sét có tầng điện ly, ở cao thì sét mạnh hơn, dây chống sét trên thì dây cao chống sét được, còn nếu ngang và đường dây trung áp cũng có thể đánh vào. Nên đường dây trung áp khi sét truyền vào đều có thiết bị thu sét, những sét này có khi còn làm cháy thiết bị điện. Đáng nói, sét tìm điểm nào yếu nhất của đường lưới điện để đánh thủng nên nếu đứt dây rơi xuống là thảm họa, nên khi mưa bão không nên đi dưới hành lang lưới điện.

Ông Mai Quang Hùng: Có 2 loại sét đánh thẳng trực tiếp vào trạm biến áp và thứ 2 đánh lan truyền, tận ở đâu và khoảng cách rất xa. Điện áp dâng lên chỗ nào sứ và điện áp không đảm bảo sẽ bị ảnh hưởng.

Mới đây có sự cố cháy do sét đánh vào đường dây làm cháy toàn bộ bề mặt máy 220kW Phú Bình (Thái Nguyên).

Tọa đàm "An toàn điện - những điều cần biết"

Một độc giả khác vừa gửi câu hỏi tới chung tôi. Câu này tuy ngắn nhưng hữu ích và nhiều gia đình quan tâm: Các chuyên gia tư vấn gì về cách cứu người bị điện giật vẫn tiếp xúc với nước?

Ông Trần Hữu Thiêm: -Nguyên tắc tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện, ví dụ ở hạ áp, cách đầu tiên ở gần cầu giao, aptomat là cắt cầu giao, aptomat. Thứ 2, ví dụ không ở gần thiết bị đóng cắt nhưng có những dụng cụ như kìm cắt điện chẳng hạn có thể cắt bằng dụng cụ này. Thứ 3, dùng vật cách điện, như gậy bằng tre, gỗ khô, gạt nguồn điện ra khỏi cơ thể nạn nhân hoặc ngược lại. Ví dụ dây điện vắt trên lưng khi nạn nhân nằm sấp thì gạt dây điện dễ hơn.

Trường hợp ở dưới nước là trường hợp rất khó và nguy hiểm cho chính người đi cứu vì nước dẫn điện tốt. Đầu tiên tuyệt đối cắt được điện sau đó mới đến để tách khỏi nguồn. Có một số câu chuyện liên quan đến cấp cứu người điện giật, đôi khi cấp cứu sai cách còn nguy hiểm hơn, khi chết lâm sàng không sơ cứu tại chỗ mà bế đi viện có thể nguy hiểm hơn, điện ức chế thần kinh, tuần hoàn ưu tiên sơ cứu phục hồi hoạt động sống. Trừ trường hợp có đủ phương tiện vừa chở đi được vừa sơ cứu được. Chúng tôi theo dõi tai nạn điện trong dân do không biết cách cứu còn nguy hiểm hơn, vô tình khi bế còn ức chế hệ thống tuần hoàn.

Đối với trường hợp nạn nhân bị cao thế giật, cần gạt ra khỏi nguồn khi có găng cách điện, ủng cách điện. Điều rất may với điện cao áp và hạ áp trừ dây đứt, nạn nhân thường tách ra khỏi nguồn điện trừ trường hợp dây đứt. Cần liên lạc cắt được nguồn điện.


Ông Trần Hữu Thiêm

Ông Trần Hữu Thiêm

Ông Mai Qang Hùng: Theo quan điểm của tôi thì xác định được nguồn điện gây giật mới quan trọng. Đâu là lưới điện cao thế thì người dân không biết được, họ chỉ biết nói chung là bị điện giật chứ không biết bị điện cao thế hay hạ thế giật. Nếu phân biệt được thì xử lý sẽ nhanh hơn. Nhưng kể cả người đào tạo bài bản thì có khi cũng cuống, thậm chí có người ngoài cuộc còn không thể hét lên để kêu cứu được. Lúc đó là tình huống thực sự hoảng. Anh em chúng tôi được rèn luyện mà còn có nhiều hạn chế.

Điện giật dưới nước là tình huống sự khó và nguy hiểm hơn nhiều lần. Vị trí bị điện giật dưới nước có thể là đất hoặc nước thì vị trí bị truyền điện rất rộng, người cứu có thể chết theo. Như ngày 2/6/2016, ở Bắc Ninh có vụ chết 5 người trên thuyền cá rất thương tâm, khi không ngờ cầu bắc từ đất ra bè nuôi cá thì dây dẫn điện bị cầu đè lên nhiều ngày, nên bị trượt vỏ dây điện ra vào đúng hôm nhờ người đến sửa bè cá nên bị điện giật chết hết.

Có độc giả đặt câu hỏi đáng quan tâm, không chỉ là những sự cố hay mất an toàn với lưới điện quốc gia mà hiện nay có những tai nạn điện xảy ra trong gia đình, có những thiết bị phát điện khác cũng gây ra. Làm thế nào đảm bảo an toàn điện trong gia đình, người thân, công sở?

Ông Trần Quốc Anh: Người dân sử dụng điện nhiều, điện không nhìn thấy cho đến khi thấy ánh sáng, thấy máy móc vận hành nên có nhiều tai nạn thương tâm xảy ra.

Cần lưu ý: Đúng theo quy định của dùng điện tuyệt đối cấm dùng điện bẫy chuột, đánh cá, chăng lưới điện ở gia đình.

Thứ 2, ổ cắm điện phải có 3 lỗ. Hiện thường có 2 lỗ nhưng ở nước tiên tiến và quy chuẩn là 3 lỗ trong đó có 1 lỗ nối đất. Trong ổ cắm phải có tấm chắn, thậm chí chúng ta còn bẻ đi 1 chân để cắm 2 lỗ.

Ổ điện chúng ta ở dưới thấp nên có tình trạng trẻ em dùng vật dẫn điện chọc vào ổ.

Thứ 3, cần dùng loại dây tốt, nếu tính toán không được phải nhờ thợ điện.

Thứ 4, khi kéo điện ra sân vườn chiếu sáng cần dùng aptomat visai.

Thứ 5, nhiều người dùng điện không để ý nhưng nhiều tai nạn thương tâm xảy ra khi phần kim loại ở phía ngoài không được nối đất. Tủ lạnh nếu không có nối đất, cầm bút thử điện cắm vào vỏ tủ lạnh là đỏ, trẻ con có thể giật, bị chấn thương sọ não có thể xảy ra. Vấn đề nối đất rất đơn giản, nếu ở trong nhà dùng 2 cọc sắt mạ kẽm hàn xuống và đưa đầu dây lên có thể nối vào thiết bị. Còn đầu dây lên và đầy dây sét đánh từ nhà xuống cách 5-7m…

Liên tục xảy ra tai nạn chết người vì điện, đâu là nguyên nhân? - 9

Ông Trần Hữu Thiêm: Đối với trường hợp của nữ công nhân ở Hải Dương thì hiện nay pháp luật quy định các thiết bị có vỏ kim loại phải được nối đất. Cách 3 năm, ở cty thuốc lá Thăng Long, cũng có tình huống xảy ra như của cô công nhân ở Hải Dương vì thường ở các công ty không có công nhâ, cán bộ điện nên không chỉ kiểm tra điện trở mà phải kiểm tra cả chỗ tiếp xúc xem có tốt hay không.

Hiện nay, theo quyết định 07 của Bộ Công Thương thì không cho hộ gia đình sử dụng điện để làm phương tiện bảo vệ trực tiếp thì hiện nay vẫn còn tương đối hộ dân dùng. Thì đôi khi những người lắp điện bảo vệ chuồng gà hay vườn cây ăn quả cũng chết. Hiện nay, chỉ bộ Quốc phòng và Bộ Công an được sử dụng điện làm thiết bị bảo vệ trực tiếp.

Ở phía Nam, một số tỉnh như Cà Mau và Bến Tre, những tỉnh nuôi nhiều thủy hải sản thì họ dùng cọc đống xuống đất và nối đường dây điện, mà dây của họ không chuẩn, cứ lơ lửng trước ngực thì có thể dò điện ra và bị điện giật.


Ông Trần Quốc Anh

Ông Trần Quốc Anh

Ông Trần Quốc Anh: Về việc người dân chú ý mùa mưa bão, cần tuân thủ hành lang an toàn lưới điện, không được trồng cây cao hơn khiến khả năng va quệt vào đường dây, khi chằng chống nhà đề phòng dây hoặc cây va quyệt vào lưới điện. Khi phát hiện có tia lửa điện trên lưới điện phải tránh xa, đi xa các dây đã bị đứt và rơi xuống đường, không phải dùng 2 chân chạy khi đó sẽ bị giật mà phải co 1 chân lò cò để ra khỏi vùng và thông báo chính quyền cách ly mọi người khỏi khu vực và báo cho điện lực. Không tự ý trèo lên cột điện kiểm tra công tơ khi mưa to.

Độc giả ở huyện Thanh Trì (Hà Nội) nhắn về việc nhà dưới đường dây trung thế, sợ mưa bão đứt dây ảnh hưởng đến gia đình, nếu xảy ra tai nạn ai sẽ chịu trách nhiệm? Ông Mai Quang Hùng có thể trả lời được không ạ?

Ông Mai Quang Hùng: -Nếu nói nhà cách đường dây trên 2m, cấp điện áp nào cần cụ thể hơn. Các hộ gia đình nằm ngoài hành lang, Nghị định 14 ngành điện đầu tư, nâng cấp, tăng cách điện cơ học, độ bền cơ học đảm bảo không có sự cố đứt dây, trường hợp bất khả kháng như bão lũ, sấm sét có thể đứt dây, gia đình ngoài hành lang mà đường dây do thiên tai gây nên tai nạn thì chủ sở hữu công trình phải chịu trách nhiệm.

Nếu người dân cố tình cơi nới xây dựng trong khi có cảnh báo của ngành điện, chính quyền vào cuộc thì gia đình phải chịu trách nhiệm.


Ông Mai Quang Hùng

Ông Mai Quang Hùng

Độc giả Trần Quang (Hà Đông, Hà Nội): Tôi là một người dân ở Hà Đông, Hà Nội. Cho tôi xin hỏi một diễn giả của Tọa đàm: Tôi thấy ngay cả những người trong ngành điện như các thợ điện cũng hay bị thương tật do điện, thậm chí còn chết vì điện giật. Không hiểu đó là do chủ quan, không dùng biện pháp phòng hộ hay chính nhân lực của ngành điện cũng chưa được đào tạo, nắm vững kỹ thuật nói gì đến người dân bình thường?

Ông Mai Quang Hùng: Công nhân của chúng tôi được đào tạo rất bài bản, trước khi vào ngành được đào tạo ở các trường đại học, cao đẳng. Có thi tuyển dụng và thi sát hạch, nếu đỗ sẽ được đào tạo qua 3 bước. Do đó, về phần chuyên môn thì tôi cho rằng tương đối bài bản, nhưng vẫn có tai nạn hy hữu xảy ra.

Các nguyên nhân là do tiềm ẩn nguy cơ rủi ro ở lưới điện rất nhiều. Dây cáp quang hay đường dây rất lùng nhùng, nguy cơ mất an toàn rất cao.

Bên cạnh đó là nguy cơ rò điện, nhiều khi bị điện giật không phải ở lưới điện mà ở hệ thống dây thông tin.

Nhưng yêu tố phần lớn do lỗi chủ quan của người lao động. Không phải họ không biết mà họ chủ quan, dẫn tới không thực hiện đầy đủ quy trình, bảo hộ cá nhân không thực hiện đầy đủ, thậm chí không mang găng, ủng đầy đủ.

Thực tế, ngoài nguy cơ rủi ro thì sau qua trình điều tra, đào tạo kỹ năng cho người lao động nhận diện được yếu tố nguy hiểm và rủi ro mới là điều quan trọng. 2 năm trở lại đây chúng tôi nâng cao đào tạo, nên trong giai đoạn năm 2016 - 2017 cũng có những thành công nhất định.

Ông Trần Hữu Thiêm: Để bảo đảm an toàn cho công nhân ngành điện nói riêng và ngành nghề khác nói chung Bộ Công Thương đã ban hành quy chuẩn chung, EVN là một trong những đơn vị có thể nói tuân thủ 1 cách bàn bản nhất. Tuy nhiên tai nạn ở EVN không phải là ít, chúng tôi quản lý nhiều ngành nghề cả than, điện, dầu khí, đối với EVN hầu hết tai nạn do vấn đề chủ quan của người lao động. Người lao động có thể thực hiện 3 bước mà bỏ lại 1 nên hiện trường công tác chưa an toàn người ta đã vào làm.

Thêm vào đó là ý thức của người lao động, trường hợp phát hiện hiện trường chưa an toàn người chỉ huy chưa được cho người lao động vào, và người lao động biết cũng không được vào vị trí nhưng thực tế họ vẫn vào dù biết chưa an toàn.

Ngoài ra, đối với 1 số ngành nghề khác không chuyên về điện, họ không được huấn luyện đến nơi đến chốn, ví dụ dệt may không được đào tạo và hạn chế 1 phần do công tác của người sử dụng lao động.

Ông Trần Quốc Anh: Theo nhìn nhận sự việc vừa qua, ngành điện từ lâu các quy trình vận hành, an toàn có từ lâu, sớm kể cả quy phạm xây dựng lưới điện có sớm. Quy trình đưa ra rất nghiêm ngặt, trong đó có những câu như “Tổ trưởng phân công thợ điện trèo lên cột nhưng cảm thấy không an toàn có thể chống lệnh” “Tiếp đất đường dây ngay vị trí làm việc cũng phải tiếp đất”… là những quy định rất chặt chẽ nhưng công nhân ngành điện cũng là con người, có thể nóng vội, hoặc hôm trước việc nhà có bận rộn, có thể không tập trung tư tưởng.

Liên tục xảy ra tai nạn chết người vì điện, đâu là nguyên nhân? - 12

Độc giả Mạnh Thắng (Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội): Tôi thấy hiện nay, ngay ở Hà Nội thôi, những dấu hiệu mất an toàn điện là rất nhiều. Như báo chí đưa tin thì ở Sóc Sơn thấy có cả bể bơi lớn dưới cột điện cao thế; trên các đường phố thì trạm điện ở gần cổng cac trường học, rồi người dânkinh doanh, bán hàng, bán nước trà ngay cạnh trạm điện cũng không ít. Vì sao các công quản lý điện lại để lỏng lẻo, mất an toàn như vậy. Nếu các việc trên là sai, có thể xử lý theo quy định ngay chứ sao cứ để đó mãi?

Ông Trần Hữu Thiêm: -Trước hết thì để có được vị trí xây dựng trạm biến áp thì ngành điện không được quyết định vấn đề này, mà là chính quyền địa phương cho xây ở vị trí này hay không. Nhà nước giao cho ngành điện quản lý đường dây hành lang thôi, còn trên hè phố, vấn đề người dân bán nước, kinh doanh thì không thuộc phạm vị ngành điện điều chỉnh được. Tuy nhiên, những công trình nào có thể ảnh hưởng trực tiếp đến lưới điện thì cần quan tâm. Nếu họ làm bể bơi thì họ có động đến đường dây nối đất hay không.

Hiện nay cũng chưa có mấy nơi đề xuất là di chuyển trạm điện nhưng vấn đề xử lý thì ngành điện chỉ có quyền đề xuất còn giải quyết đến đâu thì không thuộc thẩm quyền ngành điện. Vấn đề này chủ yếu thuộc về chính quyền địa phương. Thực ra, hành lang của trạm điện Nhà nước chỉ trong phạm vi 2m tính từ trạm điện trở ra, còn nếu trạm điện được bọc kín rồi thì chỉ tính đến vỏ bao trạm điện thôi, nên không thuộc trách nhiệm của ngành điện. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương phải có động thái chủ động, thấy nguy cơ nguy hiểm thì phải báo cáo lại chính quyền địa phương để giải quyết.

Bể bơi ở ngay dưới cột điện cao thế ở Sóc Sơn đã được xử lý như thế nào, thưa ông?

Ông Trần Quốc Anh: -Nên đi kiểm tra đường dây cao thế, chúng tôi thấy có vấn đề sự phối hợp giữa ngành và chính quyền chưa phù hợp. Tôi cho rằng đường dây có trước, bể bơi có sau, chính quyền có thể sai khi cấp đất làm bể bơi sau khi có đường dây điện.

Liên tục xảy ra tai nạn chết người vì điện, đâu là nguyên nhân? - 13

Độc giả Đỗ Thu Thảo ở Bắc Giang đặt câu hỏi sự cố mất an toàn thì đúng là cũng có những lỗi do khách quan như mưa bão...nhưng cũng có những sự cố do ngành điện gây ra có thể là do lưới kém chết lượng, trạm biến áp có sự cố gây cháy nổ ... mà làm cho người dân bị thương tật thế thì ngành điện sẽ bồi thường như thế nào? Xin cảm ơn!

Ông Trần Hữu Thiêm: Xét đến trách nhiệm cần xét theo luật. 2 khía cạnh: hình sự và dân sự. Đối với hình sự do cơ quan bảo vệ pháp luật thực hiện, còn dân sự, Bộ Luật dân sự quy định không chịu trách nhiệm dân sự do bất khả kháng mà bão lũ là thiên tai. Ngoài ra, để khẳng định chất lượng kém hay không liên quan đến đánh giá chất lượng công trình. Sự cố đổ đường dây 500, cơ quan xác định vấn đề gây sự cố do nguyên nhân nào, trường hợp thiết kế không đúng quy định, xây dựng không đúng thiết kế thì các bên liên quan phải chịu trách nhiệm còn khách quan sẽ không đặt vấn đề bồi thường mà là hỗ trợ.

Nếu như do đơn vị làm không đúng quy định pháp luật, mức độ vi phạm đến đâu xử lý trách nhiệm đến đó.

Xin cho biết một năm ở các tỉnh phía Bắc có bao nhiêu vụ tai nạn về điện xảy ra làm chết, bị thương bao nhiêu người. Tổng công ty Điện lực miền Bắc đã đầu tư thế nào cho việc cảnh báo, phòng ngừa mất an toàn về điện?

Ông Mai Quang Hùng: Trong năm 2017, tính đến nay đối với tổng công ty Điện lực miền Bắc thì vì quản lý địa bàn rộng, trên 27 tỉnh thành nên đối với người dân, ở các vùng miền cũng có nhận thức khác nhau. Tai nạn điện trong dân bao gồm vi phạm hành lang, sử dụng điện không an toàn ngay cả trong nhà. Đến nay là 9 tháng, cũng xảy ra 27 vụ, 16 người chết, 2 người bị thương. Nguyên nhân là do vi phạm lưới điện cao áp, do người dân cơi nới nhà cửa, không để ý vi phạm về khoảng cách, xe cẩu va chạm đường dây... Thời gian gần đây còn nhiều xe ben, khi nhấc ben thùng lên rất cao, vi phạm khoảng cách an toàn nên đường dây phóng điện ra cũng gây chết người.

Bên cạnh đó, các cháu nhỏ cũng trèo lên cây bắt chim, đặc biệt những vụ như 6 cháu học sinh ở trường cao đẳng nghề Bắc Giang bị phóng điện 110 kW. Do 6 cháu học sinh này buộc dây ở mấu sắt dưới bờ tường rồi ném lên đường dây, khiến 6 cháu bị bỏng, hiện nay có những cháu đã ra viện rồi nhưng có những cháu vẫn nằm viện. Chúng tôi đang điều tra làm rõ về hành vi làm hỏng đường dây này dù các cháu còn nhỏ nhưng hành vi này cũng gây thiệt hại lớn cho xã hội.

Tổng lại, so với cùng kì, số vụ tai nạn tăng 8%, số người bị nạn và số người chết đều tăng.

Qua đó, 61,76% là do vi phạm vì đô thị hóa, đất đai ngày càng khó khăn. Sự đồng bộ giữa các cấp, ngành, địa phương vẫn tồn tại nên cần bàn.

Việc tuyên truyền, Tổng công ty Điện lực miền Bắc tuyên truyền rất mạnh: tờ rơi, cẩm nang vài chục ngàn cuốn, qua đài Tiếng nói Việt Nam, đài phát thanh, truyền hình địa phương, dùng loa phóng thanh và lắp loa tuyên truyền đến các ngõ xóm. Nhưng nếu đơn phương ngành điện tuyên truyền thì chưa đạt kết qua như mong muốn nên các cấp chính quyền địa phương cũng cần phối hợp. Đặc biệt đưa vào chương trình giáo dục phổ thông. Đối với sinh hoạt cộng đồng như phải đưa vào tuyên truyền xóm, thôn, hội phụ nữ, hội thanh niên,...đặc biệt vùng sâu vùng xa.

Tọa đàm "An toàn điện - những điều cần biết"

PV Vietnamnet: Xảy ra tai nạn điện làm chết người, ngành điện có những chính sách như thế nào để hỗ trợ?

Ông Mai Quang Hùng: Tai nạn điện nếu do thiên tai gây nên là tai nạn rủi ro mà đối với ngành điện, người dân, cộng đồng không ai mong muốn, thiên tai gây nên là bất khả kháng. Khi xảy ra tai nạn, Tổng công ty đều tổ chức thăm hỏi, động viên gia đình, hỗ trợ kinh phí, động viên xoa chịu nỗi đau, bồi thường khi có sai phạm.

Báo Công Thương: Công tác an toàn có lẽ ai cũng nhận biết sự quan trọng tuy nhiên đối với vùng sâu vùng xa, nông thôn muốn làm phải đầu tư nhưng nguồn vốn khó khăn. Có kiến nghị gì tiếp tục đầu tư nâng cao an toàn lưới điện?

Ông Mai Quang Hùng: Xoay quanh vấn đề tiếp nhận lưới điện nông thôn, chúng tôi được giao, đầu tư bằng nhiều nguồn vốn như vốn vay, vùng sâu vùng xa có nguồn vốn ATK, chương trình mục tiêu, vốn huy động trong dân… Tổng công ty dành nhiều nguồn vốn đầu tư, cải tạo nâng cấp nhưng với yêu cầu vốn lớn không thể làm đồng loạt, mà lựa chọn, ưu tiên. Bên cạnh đó tăng cường tuyên truyền đến người dân. Mùa mưa bão vừa rồi, nguy cơ sạt lở ở những cơn bão trước chưa khắc phục xong, lãnh đạo yêu cầu cử người cảnh báo và đặt các biển báo cho công động, cảnh báo từ xa để người dân phòng ngừa.

Có lẽ rằng, ngoài việc xây dựng kế hoạch, tìm nguồn vốn là tuyên truyền để người dân hiểu.

Xin trân trọng cảm ơn!

Dân trí