Châu Âu đối mặt với nguy hiểm bởi trạm không gian của Trung Quốc

(Dân trí) - Các nhà khoa học cảnh báo trạm không gian Tiangong -1 (Thiên Cung 1) đã hỏng của Trung Quốc có thể sẽ rơi xuống châu Âu trong ít tháng nữa.

Châu Âu đối mặt với nguy hiểm bởi trạm không gian của Trung Quốc - 1

Trạm không gian nặng 8,5 tấn này đã bắt đầu lệch khỏi quỹ đạo kể từ tháng 3 năm 2016, và được dự kiến là sẽ quay trở lại bầu khí quyển Trái Đất vào đầu năm sau.

Theo dự báo, các mảnh vỡ có thể sẽ rơi như mưa xuống một vài quốc gia ở châu Âu, gồm có Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ý, Bulgari và Hy Lạp.

Cơ quan vũ trụ châu Âu đang thực hiện một chiến dịch để theo dõi các địa điểm có thể sẽ là nơi xảy ra va chạm khi Thiên Cung 1 về với Trái Đất.

Ông Holger Krag, trưởng phòng Mảnh vụn vũ trụ cho rằng “sự cố không thể tránh khỏi này sẽ xảy ra trong khoảng từ tháng Một đến tháng Ba năm 2018. Và tất cả các mảnh vỡ sẽ rơi xuống trong phạm vị từ 43 độ vĩ Bắc đến 43 độ Nam.

Sự trở về của Thiên Cung 1 có thể xảy ra ở bất kỳ nơi nào trên Trái Đất thuộc phạm vi hai vĩ độ kể trên, trong đó có một vài nước ở châu Âu.

“Các dự đoán về thời điểm, thời lượng và nơi diễn ra sự trở lại của phi thuyền này rất không chắc chắn. Kể cả ngay trước khi nó cquay lại, thì phạm vi ước tính về thời gian và địa điểm đều vẫn rất rộng”.

Trạm không gian Thiên Cung 1 của Trung Quốc sẽ rơi xuống Trái Đất vào đầu năm tới.


Cơ quan vũ trụ Châu Âu đang theo dõi các địa điểm có thể xảy ra va chạm.

Cơ quan vũ trụ Châu Âu đang theo dõi các địa điểm có thể xảy ra va chạm.

Đầu tháng này, nhà vật lý thiên văn Jonathan McDowell tới từ Đại học Harvard cho biết quỹ đạo của trạm không gian này đã dần sụp đổ.

Ông cảnh báo, “hiện giờ cận điểm của nó chỉ chưa tới 300km và nó đang ở trong vùng khí quyển dày đặc hơn, nên tốc độ sụp đổ quỹ đạo của nó đang ngày càng nhanh hơn”.

Ông dự kiến “nó sẽ rơi xuống trong ít tháng nữa, có thể là cuối năm 2017 hoặc đầu năm 2018”.

Những mảnh vỡ đáng sợ nặng tới 100kg của của trạm vũ trụ này có thể sẽ đâm xuống Trái Đất.


Chuyên gia cho rằng các mảnh vỡ có thể sẽ rơi như mưa xuống một số nước ở châu Âu.

Chuyên gia cho rằng các mảnh vỡ có thể sẽ rơi như mưa xuống một số nước ở châu Âu.

Tuy nhiên, cơ quan chức năng của Trung Quốc vẫn khẳng định rằng các mảnh vỡ này chỉ gây ra rất ít mối đe dọa với người và tài sản.

Ông Wu Ping – cán bộ của Văn phòng kỹ thuật vũ trụ Trung Quốc cho biết: “dựa vào tính toán và phân tích của Trung Quốc, phần lớn các bộ phận của trạm thí nghiệm không gian này sẽ bốc cháy trong lúc rơi xuống. Trung Quốc luôn nhìn nhận được tầm quan trọng của việc quản lý các mảnh vỡ không gian cũng như thực hiện nghiên cứu và thử nghiệm về giảm nhẹ và làm sạch mảnh vỡ không gian”.

Người kế nhiệm của Thiên Cung 1 – trạm Thiên Cung 2 cũng đã được Trung Quốc phóng lên không gian từ tháng Chín năm 2016.

Anh Thư (Theo Express)