Tiếp xúc với nhôm thông qua nước uống làm tăng nguy cơ mất trí nhớ

(Dân trí) - Sau 15 năm, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, nhôm dinh dưỡng từ nguồn nước có thể là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh mất trí nhớ. Tuy nhiên, họ cũng đã tìm ra giải pháp rất hữu ích đó là: khoáng chất silica có thể giúp giảm nguy cơ mất trí nhớ ở người già do nhôm gây ra.

Tiếp xúc với nhôm thông qua nước uống làm tăng nguy cơ mất trí nhớ - 1

Bạn đã từng nghĩ trong nước uống của bạn có chứa bao nhiêu nhôm chưa? Thực tế, bạn có thể biết bằng cách gửi mẫu nước đến Health Ranger Mike Adams để kiểm tra.

Health Ranger Mike Adams kêu gọi công chúng nộp mẫu nước từ các trường công lập để kiểm tra lượng chì và các kim loại nặng độc hại khác (miễn phí)

Tại sao nó quan trọng để biết? Bởi vì, theo một nghiên cứu 15 năm của Pháp về việc những người đàn ông và phụ nữ cao tuổi thường xuyên dùng nước máy có liên quan đến độc tính của nhôm cũng như tăng tỷ lệ mắc bệnh mất trí nhớ, nghiên cứu cho rằng, việc sử dụng nước máy lâu dài có thể ảnh hưởng đến khả năng nhận thức của bạn khi bạn có tuổi .

Sau 15 năm, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, nhôm dinh dưỡng từ nguồn nước có thể là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh mất trí nhớ. Tuy nhiên, họ cũng đã tìm ra giải pháp rất hữu ích đó là: khoáng chất silica có thể giúp giảm nguy cơ mất trí nhớ ở người già do nhôm gây ra.

Điều này rất quan trọng bởi vì khi những người tham gia Hội nghị cấp cao trực tuyến về bệnh Alzheimer và chứng mất trí sắp tới từ 25/7 – 1/8, bạn sẽ biết rằng tình trạng này đang gia tăng. Bạn có biết rằng 46+ triệu người đang bị mất trí nhớ (con số này sẽ gấp đôi trong vòng 20 năm)? Bạn có biết rằng những triệu chứng của bệnh mất trí nhớ bắt đầu xuất hiện trước từ 30-50 năm? Tại hội nghị bạn có thể tìm hiểu nhiều hơn về thực tế này cũng như làm thế nào để ngăn chặn sự tấn công của bệnh mất trí nhớ.

Đối với nghiên cứu 15 năm được trình bày chi tiết trong một báo cáo năm 2009 trên tạp chí American Journal of Epidemiology. Nghiên cứu đã bám sát cuộc sống của 1.925 bệnh nhân cao tuổi từ những năm 1988 đến 2003. Tất cả các đối tượng nghiên cứu được lựa chọn từ 91 thành phố và đô thị khác nhau với những nguồn nước riêng biệt, ở miền nam nước Pháp. Mức tiêu thụ nhôm đều được xác định từ nước và các nguồn khác, các nhà khoa học đã xem xét vai trò của kim loại này đối với bệnh mất trí nhớ trong khung thời gian nghiên cứu. Các nhà nghiên cứu cũng đã phân tích tác động của silica trong việc giảm nguy cơ phát triển của bệnh ở những người tham gia nghiên cứu. Trong số những bệnh nhân được nghiên cứu này, không thấy bất kỳ dấu hiệu nào của chứng mất trí nhớ trong năm 1988.

Trong quá trình nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã loại trừ tất cả các yếu tố hấp thu nhôm ở môi trường và chỉ lấy lượng nhôm từ nước. Nước ăn hàng ngày lấy từ nước đóng chai và nước vòi mà những người tham gia nghiên cứu đã sử dụng và sau đó các số liệu đáng tin cậy được đưa đi phân tích.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, mỗi ngày chúng ta ăn một lượng nhôm lớn hơn hoặc bằng 0.1mg từ nước uống có liên quan đến việc giảm khả năng nhận thức, và theo chứng kiến trong những năm qua, sự tích tụ của nhôm đã tạo ra những hiệu ứng tiêu cực đối với thần kinh và tinh thần của người già mà trước đây rất khỏe mạnh. Việc sử dụng mô hình khoa học Cox, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, tiếp xúc nhiều với nhôm thực sự có thể là yếu tố gây rủi ro lớn nhất đối với bệnh mất trí nhớ hoàn toàn.

Trong một nỗ lực nhằm hỗ trợ những người tham gia và ngăn tình trạng mất trí nhớ của họ, các nhà nghiên cứu cũng kiểm tra việc uống silica đối với khả năng ngăn ngừa chứng mất trí nhớ. Những gì họ thấy được đó là khi những người tham gia uống tăng lượng silica mỗi ngày lên 10mg, đã làm giảm sự khởi phát của bệnh mất trí nhớ, một sự thay đổi rất lớn.

Những phát hiện này trùng hợp với phân tích của Tiến sĩ Chris Exley, một chuyên gia về những tác động của nhôm đến cơ thể. Tại Hội nghị về an toàn vắc-xin tháng 1/2011 ở Jamaica, ông đã thảo luận các cách để làm giảm độc tính của nhôm trong cơ thể. Ông cũng nói về tầm quan trọng của silica và đề cập đến hai nhãn hiệu nước có bổ sung thêm sillic là: Volvic và Spritzer.

Sau khi tiến hành một số xét nghiệm nước tiểu, Exley và nhóm nhà nghiên cứu của ông đã chứng minh rằng nước khoáng có hàm lượng silica cao hỗ trợ trong việc loại bỏ nhôm ra khỏi cơ thể. Trong một bài thuyết trình về những nạn nhân của các phản ứng phụ của Gardasil, ông đã chỉ ra cách mà silica đã làm đảo ngược một số nguy hại do các loại vắc-xin có chứa nhôm gây ra. Sau hai thập kỷ nghiên cứu ảnh hưởng của nhôm đến cơ thể, ông đề nghị uống một lít nước tăng cường silica mỗi ngày để làm giảm tác hại của việc tích tụ nhôm trong cơ thể bạn.

Theo cuốn sách Silica 1993: Chất dinh dưỡng bị lãng quên của Klaus Kaufmann, silica có thể thấy chủ yếu ở các loại thực phẩm sau đây (hàm lượng Silica được đo bằng mg.):

- Yến mạch: 595
- Hạt kê: 500
- Lúa mạch: 233
- Khoai tây: 200
- lúa mì nguyên cám: 158
- Hoa hướng dương: 36
- Củ cải đỏ: 21
- Ngô: 19
- Măng tây: 18
- Lúa mạch đen: 17

Minh Trang (Theo Natural News)