Phát hiện hóa thạch thằn lằn cổ nhất thế giới

(Dân trí) - Một nhóm các nhà cổ sinh vật học quốc tế, gồm Đại học Bristol, đã xác nhận được con thằn lằn cổ nhất thế giới, mang tới nhận thức quan trọng cho sự tiến hóa của loài thằn lằn và rắn hiện đại.

Phát hiện hóa thạch thằn lằn cổ nhất thế giới - 1

Theo nghiên cứu mới, đăng trên tạp chí Nature hôm 30 tháng năm, hóa thạch 240 triệu năm tuổi, Megachirella wachtleri, là tổ tiên lâu đời nhất của tất cả các loài thằn lằn và rắn hiện đại, được biết đến là các loài bò sát có vảy.

Hóa thạch này, cùng với dữ liệu từ cả các loài bò sát còn sống và tuyệt chủng – gồm dữ liệu giải phẫu từ chụp cộng hưởng từ và ADN – chỉ ra các loài bò sát có vẩy xuất hiện từ lâu hơn, vào kỉ Permi muộn, hơn 250 triệu năm trước.

Tiago Simões, tác giả chính và là nghiên cứu sinh PhD thuộc Đại học Alberta ở Canada cho biết: “Mẫu vật này lớn hơn những mẫu vật mà chúng tôi cho là hóa thạch thằn lằn lâu đời nhất thế giới 75 triệu năm và cung cấp những thông tin quan trọng cho kiến thức về sự tiến hóa của cả các loài bò sát có vẩy còn sống và tuyệt chủng.

Hiện nay, có 10.000 loài thằn lằn và rắn trên khắp thế giới, nhiều gấp hai lần các loài động vật có vú. Bất chấp sự đa dạng hiện đại này, các nhà khoa học không biết nhiều về sự tiến hóa ở những giai đoạn đầu của chúng.

Tiago Simões bổ sung: “Thật khác thường khi bạn nhận ra mình đang trả lời những câu hỏi lâu đời về nguồn gốc của một trong những nhóm động vật có xương sống lớn nhất trên Trái Đất”.

Theo nghiên cứu mới, đăng trên tạp chí Nature hôm 30 tháng năm, hóa thạch 240 triệu năm tuổi, Megachirella wachtleri, là tổ tiên lâu đời nhất của tất cả các loài thằn lằn và rắn hiện đại, được biết đến là các loài bò sát có vảy.

Hóa thạch này, cùng với dữ liệu từ cả các loài bò sát còn sống và tuyệt chủng – gồm dữ liệu giải phẫu từ chụp cộng hưởng từ và ADN – chỉ ra các loài bò sát có vẩy xuất hiện từ lâu hơn, vào kỉ Permi muộn, hơn 250 triệu năm trước.

Tiago Simões, tác giả chính và là nghiên cứu sinh PhD thuộc Đại học Alberta ở Canada cho biết: “Mẫu vật này lớn hơn những mẫu vật mà chúng tôi cho là hóa thạch thằn lằn lâu đời nhất thế giới 75 triệu năm và cung cấp những thông tin quan trọng cho kiến thức về sự tiến hóa của cả các loài bò sát có vẩy còn sống và tuyệt chủng.

Hiện nay, có 10.000 loài thằn lằn và rắn trên khắp thế giới, nhiều gấp hai lần các loài động vật có vú. Bất chấp sự đa dạng hiện đại này, các nhà khoa học không biết nhiều về sự tiến hóa ở những giai đoạn đầu của chúng.

Tiago Simões bổ sung: “Thật khác thường khi bạn nhận ra mình đang trả lời những câu hỏi lâu đời về nguồn gốc của một trong những nhóm động vật có xương sống lớn nhất trên Trái Đất”.


Hình minh họa loài thằn lằn lâu đời nhất Megachirella wachtleri - Ảnh từ Davide Bonadonna.

Hình minh họa loài thằn lằn lâu đời nhất Megachirella wachtleri - Ảnh từ Davide Bonadonna.

Đồng tác giả, Tiến sĩ Michael Caldwell, cũng đến từ Đai học Alberta, bổ sung: “Hóa thạch là cánh cửa chính xác duy nhất dẫn tới quá khứ cổ đại. Hiểu biết mới của chúng tôi về Megachirella không chỉ là về một thời điểm ở thời cổ đại, mà nó còn cho chúng ta biết về sự tiến hóa của thằn lằn mà chúng ta không thể biết được từ bất kì loài nào trong khoảng 9.000 loài thằn lằn và rắn còn sống hiện nay”.

Được phát hiện ban đầu vào đầu những năm 2.000 ở Dãy núi Dolomites, phía bắc Italy, các nhà khoa học xem nó là loài bò sát bí ẩn giống thằn lằn nhưng không thể đưa ra kết luận thuyết phục, và nó gần như vẫn không bị cộng đồng quốc tế chú ý.

Để hiểu rõ hơn cả bộ xương của Megachirella và sự tiến hóa sớm nhất của thằn lằn và rắn, các tác giả đã thu thập cơ sở dữ liệu bò sát lớn nhất từng được tạo ra.

Các tác giả đã kết hợp nó với vài thông tin giải phẫu mới từ Megachirella thu được từ phim chụp cộng hưởng từ độ phân giải cao.

Tất cả những thông tin mới này đã được phân tích nhờ sử dụng các phương pháp tiên tiến để đánh giá mối quan hệ giữa các loài, tiết lộ rằng loài bò sát có xương sống trước đây thật sự là loài bò sát có vảy lâu đời nhất từng được biết đến.

Đồng tác giả Tiến sĩ Randall Nydam đến từ Đại học Midwestern ở Arizona, cho biết: “Ban đầu tôi không nghĩ Megachirella là một con thằn lằn thực sự, nhưng bằng chứng thực nghiệm được tiết lộ trong nghiên cứu này rất chắc chắn và không thể dẫn tới kết luận nào khác”.

Đồng tác giả Tiến sĩ Massimo Bernadi đến từ Bảo tàng Khoa học, Italiy và Ngành Khoa học Trái đất, Đại học Bristol, bổ sung: “Đây là câu chuyện về sự tái phát hiện một mẫu vật và nêu bật ý nghĩa của việc bảo tồn các mẫu vật tự nhiên trong các bộ sưu tập được bảo quản tốt, có thể tiếp cận công khai. Những quan sát mới, có thể nảy sinh từ việc sử dụng những công nghệ mới – như dữ liệu chụp cộng hưởng từ chúng tôi có được ở đây, cung cấp những hiểu biết hoàn toàn mới về những mẫu vật đã được biết đến từ lâu”.

Lộc Xuân (Theo Science Daily)