1. Dòng sự kiện:
  2. Nghị quyết 57

NASA phát hiện một hành tinh khổng lồ có thể mang đến sự kết thúc cho Trái Đất

(Dân trí) - Các nhà nghiên cứu đã công bố về phát hiện một hành tinh mới - lớn đến mức họ không dám chắc rằng nó có đủ điều kiện để phân loại là một hành tinh hay không.

NASA phát hiện một hành tinh khổng lồ có thể mang đến sự kết thúc cho Trái Đất - 1

Sự phát hiện ra hành tinh khổng lồ này đã củng cố cho giả thuyết về một hành tinh sẽ gây ra khải hoàn trên Trái Đất rằng hành tinh đó thực sự tồn tại.

Các nhà nghiên cứu đã công bố về sự phát hiện một hành tinh cực kỳ lớn, và họ không thực sự chắc chắn rằng nó có đủ điều kiện để xếp loại là một hành tinh hay không.

Hành tinh OGLE – 2016 – BLG – 1190Lb này được phát hiện bởi Kính viễn vọng Không gian Spitzer của NASA, và có khối lượng ước tính là lớn gấp 13 lầ sao Mộc. Nó lớn đến nỗi các chuyên gia vẫn đang đặt câu hỏi liệu rằng thực sự nó có phải là một ngôi sao lỗi hay không.

Thế nhưng, những người hay tiên đoán về thảm họa thì cho rằng nó có thể chính là Nibiru – hay hành tinh X, hành tinh được cho là sẽ gây ra ngày tận thế của Trái Đất.


Minh họa về một ngôi sao lùn nâu.

Minh họa về một ngôi sao lùn nâu.

Thảm họa Nibiru là cái tên được gán cho một cuộc đụng độ thảm khốc giữa Trái Đất và một hành tinh cực lớn, một số người tin rằng điều đó sẽ xảy ra vào đầu thế kỷ 21.

Các tín đồ nghĩ rằng Nibiru đang lướt qua không gian và sẽ xuất hiện trên bầu trời của chúng ta bất kỳ lúc nào.

Một số người theo thuyết âm mưu thì đang đặt câu hỏi rằng liệu sự phát hiện OGLE – 2016 – BLG – 1190Lb có phải là bằng chứng cho thấy ngày tận thế đang đến gần hay không.

Trong khi đó, các nhà nghiên cứu thì cho rằng thậm chí OGLE còn không phải là một hành tinh.


Kính viễn vọng Không gian Spitzer - cùng với kính viễn vọng Hubble - được các nhà khoa học sử dụng để khám phá các vật thể mới trong hệ mặt trời.

Kính viễn vọng Không gian Spitzer - cùng với kính viễn vọng Hubble - được các nhà khoa học sử dụng để khám phá các vật thể mới trong hệ mặt trời.

Nó có thể là một “hành tinh lùn nâu” – một vật thể có khối lượng nặng hơn so với hành tinh khí khổng lồ nhưng không phải là một ngôi sao hoàn chỉnh. Ngưỡng giới hạn là 13 – 14 lần khối lượng của sao Mộc. Vì vậy, phát hiện mới này có thể thuộc vào nhóm đó.

“Vì sự tồn tại của một ngôi sao lùn nâu là dấu hiệu của rất nhiều cơ chế hình thành sao và hành tinh khác nhau, và OGLE-2016-BLG-1190Lb cực kỳ gần gũi với loại đó nên đã làm dấy lên câu hỏi rằng liệu nó có thật sự là một hành tinh (nhờ cơ chế hình thành) hay không, và vì thế sẽ ảnh hưởng trở lại tới vai trò của nó trong việc vẽ lại sự phân bổ của các hành tinh trong thiên hà.

Thật đáng buồn là hành tinh này cách chúng ta tận 22.000 năm ánh sáng, nên có vẻ như chúng ta sẽ không thể vượt qua hoặc tự mình quan sát nó trong một thời gian ngắn nữa.

Anh Thư (Theo Mirror)