Bên trong khu thảm họa hạt nhân Nhật Bản, nơi robot không sống nổi

Những hình ảnh và video hé lộ cảnh tượng bên trong trái tim của nhà máy điện hạt nhân Fukushima, nơi mức phóng xạ cao đến mức robot cũng không hoạt động được.

Bên trong khu thảm họa hạt nhân Nhật Bản, nơi robot không sống nổi

Theo Daily Mail, cảnh tượng được robot gắn camera cây gậy dài 15 mét, đưa vào trong lò phản ứng số 2 của nhà máy điện hạt nhân Fukushima.

Đây là nhà máy điện hạt nhân chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của thảm họa động đất và sóng thần năm 2011.

Hình ảnh và video cho thấy năng lượng hạt nhân làm tan chảy các cột trụ, bức tường và trần nhà. Nước làm mát và các mảnh vỡ tạo thành một lớp dày tới 70cm trên mặt sàn.

Quá trình phân tích lò phản ứng số 2 cho thấy có một số lỗ hổng gây rò rỉ phóng xạ. 7 năm sau thảm họa tại nhà máy Fukushima nhưng lượng phóng xạ vẫn còn rất lớn.


Năng lượng hạt nhân rò rỉ làm tan chảy khu vực bên trong nhà máy Fukushima.

Năng lượng hạt nhân rò rỉ làm tan chảy khu vực bên trong nhà máy Fukushima.

Con người không thể tiếp cận khu vực mà phải nhờ đến robot tự hành. Thậm chí tại một số khu vực bên trong nhà máy, robot không thể hoạt động hoặc bị hỏng hóc vì nồng độ phóng xạ vượt quá mức an toàn.

Tại một lò phản ứng, lượng Sievert (đơn vị đo liều bức xạ) lên tới 530/giờ, đủ để khiến một người trưởng thành tử vong ngay khi bị phơi nhiễm.


Nồng độ phóng xạ ở nhiều khu vực vẫn còn ở mức đặc biệt nguy hiểm.

Nồng độ phóng xạ ở nhiều khu vực vẫn còn ở mức đặc biệt nguy hiểm.

Giáo sư Patrick Regan, chuyên gia về phóng xạ tại Đại học Surrey, Anh, nói chỉ 10 sievert thôi cũng đã có thể gây ra chết người. “Sievert là đơn vị đo mức độ hấp thụ phóng xạ của tế bào sống”.

Nếu bị phơi nhiễm ở mức 10 sievert, hệ thần kinh của bạn sẽ ngừng hoạt động và bạn ngã xuống ngay lập tức, ông Regan nói.

Ở mức 1 sievert, bạn sẽ phải đối mặt với các triệu chứng nhiễm xạ không thể che giấu. 1 sievert sẽ làm tăng nguy cơ ung thư ở các tế bào sống lên 5%.

Khi trận động đất kinh hoàng xảy ra, chỉ 3 trong số 6 lò phản ứng ở Fukushima hoạt động và tất cả đều được dừng hoạt động ngay lập tức.


7 năm trôi qua kể từ trận động đất, sóng thần lịch sử nhưng con người vẫn phải dựa vào robot để khám phá tình trạng của nhà máy.

7 năm trôi qua kể từ trận động đất, sóng thần lịch sử nhưng con người vẫn phải dựa vào robot để khám phá tình trạng của nhà máy.

13 thiết bị khẩn cấp được kích hoạt để duy trì trạng thái làm mát ở các lò phản ứng. Nhưng khi sóng thần ập đến, nước đã khiến các thiết bị khẩn cấp này ngừng hoạt động.

Đó là lúc lò phản ứng hạt nhân bị quá nhiệt và gây ra tình trạng nóng chảy, rò rỉ phóng xạ ra ngoài.

Đó là thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất của nhân loại kể từ vụ Chernobyl năm 1986.

Theo Dân Việt

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm