Cứ 10 doanh nghiệp phá sản thì có ít nhất 7 doanh nghiệp “chết” vì lý do này
Theo báo cáo tình hình kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2017 của Tổng cục Thống kế (Bộ KH&ĐT) đưa ra về tình trạng DN kinh doanh khó khăn buộc phải ngừng hoạt động hoặc phá sản, đáng quan ngại nhất là số lượng và tỷ lệ DN ngừng hoạt động tăng đột biến.
Hơn 370 DN phá sản, hoặc ngừng hoạt động mỗi ngày
Theo báo cáo tình hình kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2017 của Tổng cục Thống kế (Bộ KH&ĐT) đưa ra về tình trạng DN kinh doanh khó khăn buộc phải ngừng hoạt động hoặc phá sản, đáng quan ngại nhất là số lượng và tỷ lệ DN ngừng hoạt động tăng đột biến. Cụ thể, riêng 6 tháng đầu năm số DN tạm ngừng hoạt động và phá sản đạt gần 67.000 DN, trong đó 61.500 DN ngừng hoạt động và 5.400 DN phá sản. Trong số các DN phá sản, DN có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng chiếm 92,2%.
Thực tế thấy rõ DN đang gặp rất nhiều khó khăn để tồn tại và phát triển trên thị trường, bất chấp những nỗ lực cải cách của Chính phủ đặt ra, cùng nhiều quyết sách quan trọng thúc đẩy kinh tế đi lên.
Với lượng DN phá sản, tạm ngừng hoạt động cao, 6 tháng đầu năm 2017 được xem là thời kỳ có số lượng DN phá sản, ngừng hoạt động gia tăng nhiều nhất từ trước đến nay, trung bình mỗi tháng có hơn 11.100 DN, tương ứng với mỗi ngày có hơn 370 DN phá sản, hoặc ngừng hoạt động.
Vậy đâu là nguyên nhân?
Nhìn chung, mặc dù số doanh nghiệp thành lập mới tăng mạnh nhưng số lượng doanh nghiệp phá sản hoặc phải ngừng hoạt động vẫn còn ở mức rất cao. Đặc biệt số lượng các doanh nghiệp này chủ yếu từ khu vực kinh tế tư nhân. Với vai trò là thước đo sức khỏe nền kinh tế khi khu vực kinh tế tư nhân đóng góp hơn 2/3 tổng sản phẩm nội địa (GDP), 3/4 giá trị sản xuất công nghiệp và tạo nhiều việc làm mới cho nền kinh tế, thì điều đó cho thấy môi trường kinh doanh của nước ta còn chưa thật ổn định và các doanh nghiệp còn yếu kém trong hoạt động và sức cạnh tranh chưa cao.
Ngoài ra, do khó khăn của nền kinh tế, sức cạnh tranh giảm sút, nhu cầu thị trường xuống thấp nên nhiều doanh nghiệp đang có xu hướng co cụm, tìm cách sáp nhập hợp nhất với nhau để tăng sức mạnh hoặc bị chính các đối thủ cạnh tranh thôn tính.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, ngoài những khó khăn về vốn, thị trường… khiến nhiều doanh nghiệp phải giải thể hoặc ngừng hoạt động thì khá nhiều doanh nghiệp lách các chính sách về thuế để thành lập các “doanh nghiệp ma” nhằm trục lợi. Chính sự tồn tại của hàng chục nghìn “doanh nghiệp ma” chỉ trong thời gian ngắn và thành lập rồi giải thể trong vòng vài tháng hoặc nhiều lắm chỉ đến một năm khiến số lượng doanh nghiệp giải thể và thành lập mới luôn tăng mạnh trong nhiều năm qua.
Với một nền kinh tế có quá nhiều doanh nghiệp phá sản, đặc biệt đối với nước ta khi yêu cầu có một môi trường kinh doanh ổn định nhằm thu hút đầu tư, đặc biệt là đầu tư từ nước ngoài thì việc có tới hàng chục nghìn doanh nghiệp phá sản trong một năm cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến cái nhìn của các nhà đầu tư đối với môi trường kinh doanh trong nước.
Mặt khác, những hệ lụy về mặt xã hội như công ăn việc làm cho lao động, ảnh hưởng môi trường sinh thái khi nhiều doanh nghiệp ngừng hoạt động cũng làm đau đầu các nhà quản lý.
Theo Chuyên gia Tái cấu trúc Doanh nghiệp Eric Vũ, người có bề dày kinh nghiệm set up và tái cấu trúc cho nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam, thì có 7 nguyên nhân chính khiến cho nhiều DN “chết lâm sàng” hoặc biến mất vĩnh viễn khỏi thị trường trong thời gian qua:
1. Chọn sai mô hình kinh doanh.
2. DN phụ thuộc hoàn toàn vào chủ doanh nghiệp, khi chủ doanh nghiệp không có tầm nhìn, đưa ra chiến lược sai hoặc duy ý chí, Doanh nghiệp sẽ phải trả giá
3. Không biết cách dùng người
4. Chậm áp dụng khoa học kỹ thuật, dẫn tới lạc hậu và bị đào thải
5. Không biết cách cạnh tranh trong thời đại kỹ thuật số, nhất là với các đối thủ năng động hơn trước thời cuộc hoặc mạnh hơn về tài chính
6. Không biết quản lý tài chính dẫn đến thất thoát nguồn lực
7. Và đặc biệt là xem nhẹ hoạt động Marketing, không biết cách xây dựng thương hiệu và phát triển thị trường, dẫn đến việc không thể cạnh tranh trước đối thủ, mất dần khách hàng và doanh thu tụt dốc
Giải pháp hiệu quả cho Doanh nghiệp?
Muốn tồn tại và phát triển, theo ông Eric Vũ, doanh nghiệp cần phải đảm bảo 3 yếu tố:
o Có 1 sản phẩm tốt, và kiểm soát chặt chẽ chất lượng sản phẩm
o Đầu tư làm thương hiệu, khai thác sức mạnh của Internet để mở rộng thị trường và khách hàng
o Biết cách thu hút và giữ chân người giỏi, xây dựng 1 môi trường làm việc ổn định giúp người lao động yên tâm công tác và cống hiến.
Khi Doanh nghiệp bắt đầu có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại, bộ máy vận hành làm việc thiếu hiệu quả hay công ty bị đối thủ bỏ lại với khoảng cách ngày càng lớn, thì đó là lúc chủ DN cần có hành động kịp thời: Tìm ra nguyên nhân, đưa ra giải pháp hoặc mời chuyên gia về tái cấu trúc toàn diện doanh nghiệp, trước khi quá muộn.
PV