Xúng xính đi lễ chùa ngày đầu năm
(Dân trí) - Sau thời khắc giao thừa chuyển sang năm mới, người Việt thường hay đi lễ chùa để hái lộc, cầu phúc, cầu may mắn cho bản thân, gia đình. Đi chùa đầu năm từ lâu đã trở thành một nét đẹp truyền thống của người Việt trong ngày Tết.
Vào ngày đầu năm mới, hầu như bất cứ ngôi chùa nào cũng rực sáng ánh đèn, hương hoa thơm ngát, nến được thắp sáng trưng, người ra kẻ vào thắp nhang không lúc nào ngơi.
Người Việt tin rằng, đi lễ chùa không đơn thuần chỉ dừng lại ở việc ước nguyện, “cầu được, ước thấy”, mà ở đó con người ta có được giây phút quý giá để hòa mình vào chốn tâm linh, bỏ lại sau lưng bao nhọc nhằn, vất vả của cuộc sống mưu sinh đời thường. Chính vì vậy, mỗi khi đặt chân đến chốn chùa chiền, bất kỳ ai cũng có cảm giác thong dong, nhẹ nhàng, tìm về với cội nguồn dân tộc.
Từ lâu với người Việt, đi chùa đầu năm đã ăn sâu trong tiềm thức, đây là một nét đẹp văn hóa truyền thống, tạo nên bức tranh đa sắc trong nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Lên chùa đầu năm được ghi nhận tại TP. Buôn Ma Thuột sáng mùng 1 Tết:
Đà Nẵng: Tất bật người đi chùa hái lộc
Bà Hường, năm nay 55 tuổi tâm sự, sáng mồng 1 Tết nào cũng vậy, bước ra khỏi nhà là tôi với con gái lại tranh thủ đi chùa để cầu may mắn và sức khỏe cho cả gia đình rồi sau đó mới đi thăm nhà người quen, họ hàng.
Năm ngoái tình hình kinh tế khó khăn qá, buôn bán không được thuận lợi cho lắm nên mong sao năm nay kinh tế khá hơn, tài lộc đến nhiều hơn… chị Hoa tâm sự thêm.
Bạn Quyền, sinh viên trường đại học Duy Tân Đà Nẵng cho biết, đây là năm thứ 3 mình đi chùa trong ngày đầu năm. Bọn mình gồm bốn đứa bạn thân năm nào cũng 8 giờ sáng là lại rủ nhau đi chùa để cầu sức khỏe cho bản thân và giâ đình, cầu cho việc học hành thuận lợi hơn…
Cuối thánh lễ, hàng ngàn giáo dân đã chính thức hái lộc Thánh cho bản thân mình. Mỗi người được hái một lộc Thánh để chính lời Chúa soi sáng và hướng dẫn mỗi người làm theo, thực hiện những điều lành trong năm 2013 đúng với quy luật của xã hội là thánh thiện, giúp đỡ kẻ nghèo, tha thứ và bao dung, nhân hậu…
Trong khi đó, ngày đầu năm thiêng liêng và trong trẻo, có một khối phố vẫn duy trì nét đẹp, dường như đã ăn sâu vào tiềm thức, là chào cờ đúng vào ngày mùng 1 Tết, đó là khối 6, phường Bến Thủy- TP Vinh.
Vào ngày đầu năm mới, nhân dân các địa phương thường có nhiều hoạt động bổ ích. Trong đó, tại TP Vinh, hoạt động chào cờ vào sáng mùng một tết đã trở thành truyền thống của nhân dân nhiều khối phố. Điển hình ở Khối 6 (Phường Bến Thủy-TP Vinh) một trong những địa phương từng là chiếc nôi của cách mạng trên quê hương Xô Viết thì lễ chào cờ đầu năm mới được duy trì từ 14 năm nay. Đặc biệt, lễ chào cờ đầu Xuân Quý Tỵ, nhân dân khối 6 thực sự phấn khởi khi khối phố đã có nhiều đổi thay. Bởi vậy, lễ chào cờ càng có ý nghĩa quan trọng đối với nhân dân nơi đây.
Trong khi đó tại các đền chùa như Quang Trung, đền Hồng Sơn, Đền Củi, đền ông Hoàng Mười… người dân thành phố Vinh và vùng phủ cận đã tề tựu đông đủ để cầu bình an cho ngày đầu năm mới.
Gia Lai: Cùng mẹ đi chùa lễ Phật Không chỉ những người lớn tuổi luôn thành tâm đảnh lễ Đức Phật, mà các em bé tuy tuổi còn nhỏ nhưng cũng cúi đầu thành kính, tay cầm hương thi lễ trước bàn thờ Phật. Những hình ảnh ngây thơ, đáng yêu của các em khiến không khí ở chùa đầu năm càng thư thái, an lành hơn bao giờ hết. Các bậc phụ huynh luôn mang theo con để mong con mình tâm luôn hướng thiện Chị Hương, nhà trên đường Quyết Tiến (TP.Pleiku, Gia Lai) chia sẻ: “Vợ chồng tôi đưa đứa con 5 tuổi đi chùa đầu năm, trước là để kính Phật, sau là mong gia đình được hạnh phúc, vui vẻ bên nhau và có một năm đầy may mắn, làm ăn thuận lợi. Không chỉ vậy, tôi đưa con đi chùa là để cháu luôn sống lấy tâm Phật làm đầu, biết thương yêu, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ và sống có ích cho xã hội, tránh xa cái xấu”. Thiên Thư |
Viết Hảo - Nguyễn Dũng - Nguyễn Duy - Ngọc Tú