1. Dòng sự kiện:
  2. Thành phố Thủ Đức
  3. Máy bay quân sự rơi ở Bình Định

Xúc động lễ gắn hoa cài áo ngày Vu Lan báo hiếu

(Dân trí) - Nhân dịp Vu Lan báo hiếu ngày Rằm tháng Bảy, tại nhiều trung tâm Phật giáo đã diễn ra lễ cài hoa hồng lên áo, bày tỏ tấm lòng của những người con hướng về cha mẹ. Ai sung sướng khi còn mẹ trên đời? Ai ngậm ngùi vì mẹ đã đi xa?

Buổi lễ gắn bông hồng cài áo tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu quán Huế diễn ra ngày 30/8, tức ngày 14/7 âm lịch, làm lễ cài bông hồng cho gần 200 phật tử. Bên cạnh những bông hồng đỏ thắm cho những ai còn cha mẹ, khá nhiều phật tử đứng tuổi ngậm ngùi nhận bông hồng trắng khi không còn cha mẹ. Buổi lễ đã giúp những người con, dù còn mẹ hay đã mất mẹ, cùng ngồi lại, tạm rời xa cuộc mưu sinh xô bồ để nghĩ nhiều hơn đến công sinh thành dưỡng dục của cha mẹ. 

2 cụ ông cụ bà dự lễ Vu Lan gắn bông hồng trắng trên ngực
2 cụ ông cụ bà dự lễ Vu Lan gắn bông hồng trắng trên ngực

Hòa thượng Thích Hải Ấn, Phó Trưởng Ban Ban Trị sự, Trưởng Ban Văn Hóa PG tỉnh Thừa Thiên Huế, Trưởng Ban Điều hành TTVHPG Liễu Quán nói về ý nghĩa của bông hồng cài áo ngày Vu Lan: “Cha mẹ còn sống là chúng ta còn mặt trời, còn ánh sáng. Cha mẹ mất là mất đi tất cả. Việc chăm sóc, thờ cúng cha mẹ tương tự như cúng dường phật vì chính cha mẹ là nguồn sống cao quý nhất, theo ta suốt cuộc đời này. Nếu ai còn cha mẹ hãy quý trọng người trong từng giây phút mà người còn nghe thấy được. Bởi vì cha mẹ ngày càng già theo thời gian và sẽ xa lìa chúng ta một ngày nào đó. Dù ai có cài bông hồng đỏ hay bông hồng trắng cũng phải nhớ về cha mẹ và cảm ơn người vì đã sinh ra ta trong cõi đời này. Thay lời câu thơ, tôi muốn gửi đến lời dạy của đức Phật cho những ai còn cha mẹ:

Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ
Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha
Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ
Mây trời lồng lộng không phủ kín công cha
Tần tảo sớm hôm mẹ nuôi con khôn lớn
Mang cả tấm thân gầy, cha che chở đời con
Ai còn mẹ - xin đừng làm mẹ khóc
Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe con

Sáng cùng ngày tại chùa Từ Đàm, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại TT-Huế đã long trọng tổ chức lễ Tự tứ của chư Tăng, lễ trai Tăng cúng dường và đại lễ Vu lan báo hiếu.

Buổi lễ có sự góp mặt của trên 1.000 tăng ni và phật tử. Tại đại lễ Vu lan – Báo hiếu, Hòa thượng Thích Khế Chơn, Phó ban trị sự GHPG Việt Nam tại TT-Huế đã nhắc lại ý nghĩa Vu Lan - báo hiếu trong truyền thống kinh điển của Phật giáo khiến cho nhiều người tham dự bật khóc. Hòa thượng đề cao công sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ trong suốt cuộc đời và nhắc nhở đạo làm con phải giữ tròn chữ hiếu.

Lễ Vu Lan tại chùa Từ Đàm
Lễ Vu Lan tại chùa Từ Đàm

Tuần lễ Vu Lan - báo hiếu năm nay tại Huế diễn ra từ 11 đến Rằm tháng Bảy, Giáo hội kêu gọi đồng bào Phật tử noi theo Đại Hiếu của Đức Phật mà sống hiếu thuận với cha mẹ trong gia đình; đồng thời tham gia các hoạt động từ thiện, xây dựng lòng từ bi, thiết lập niềm tin hướng đến xây dựng xã hội tiến bộ, tràn đầy tình thương.

Trong dịp Vu Lan, Ban TTXH PG tỉnh TT-Huế cũng tặng 10 tấn gạo cho 700 hộ nghèo trên địa bàn thành phố Huế.

Buổi lễ gắn bông hồng cài áo diễn ra trang nghiêm tại Trung tâm VHPG Liễu Quán Huế
Buổi lễ gắn bông hồng cài áo diễn ra trang nghiêm tại Trung tâm VHPG Liễu Quán Huế
Gắn hoa vàng dành riêng cho các thầy

Gắn hoa vàng dành riêng cho các thầy
Hoa đỏ cho những ai còn mẹ

Hoa đỏ cho những ai còn mẹ
Giây phút xúc động của một phật tử khi nhớ về cha mẹ
Giây phút xúc động của một phật tử khi nhớ về cha mẹ

Giây phút xúc động của một phật tử khi nhớ về cha mẹ
Những giọt nước mắt của những ai có hoa hồng trắng

Những giọt nước mắt của những ai có hoa hồng trắng
Ngược lại với niềm vui của những em bé mang hoa hồng đỏ

Ngược lại với niềm vui của những em bé mang hoa hồng đỏ
Một phật tử khá lớn chuẩn bị được mang bông hồng đỏ

Một phật tử khá lớn chuẩn bị được mang bông hồng đỏ

Nhạc sĩ Phạm Tuyên (thứ 3 từ phải qua) cũng đến dự lễ bông hồng cài áo. Nhạc sĩ đeo bông hồng trắng

Nhạc sĩ Phạm Tuyên (thứ 3 từ phải qua) cũng đến dự lễ bông hồng cài áo. Nhạc sĩ đeo bông hồng trắng

Nhạc sĩ Phạm Tuyên (thứ 3 từ phải qua) cũng đến dự lễ bông hồng cài áo. Nhạc sĩ đeo bông hồng trắng.

 Tối cùng ngày, hàng nghìn tăng ni, phật tử người dân và du khách cũng tập trung tại chùa Long Khánh (TP Quy Nhơn – Bình Định) để tham gia lễ cài hoa hồng báo hiếu.  

Hàng ngàn phật tử về dự Lễ Vu Lan - Ảnh: D. Công
Hàng ngàn phật tử về dự Lễ Vu Lan - Ảnh: D. Công

Hai mẹ con cùng chắp tay cầu nguyện- Ảnh: D. Công

Hai mẹ con cùng chắp tay cầu nguyện- Ảnh: D. Công
Hai mẹ con cùng chắp tay cầu nguyện- Ảnh: D. Công

Trong không khí linh thiêng, xúc động, nỗi nhớ về mẹ cha càng dâng đầy. Có những người đã già nua, cũng có những người còn rất trẻ đã phải rơi nước mắt cài hoa hồng trắng lên ngực áo. 

Ngậm ngùi khi cài lên ngực bông hồng trắng - Ảnh: D. Công
Ngậm ngùi khi cài lên ngực bông hồng trắng - Ảnh: D. Công

Phật tử Nguyễn Thị Hòa (78 tuổi, phường Lý Thường Kiệt, TP Quy Nhơn) cho biết: “Mỗi lần lên chùa tụng kinh tôi lại thấy lòng mình thanh thản hơn như trút được mọi muộn phiền của cuộc sống. Hàng năm, cứ vào lễ Vu Lan tôi lại lên chùa đi lễ tụng kinh tưởng nhớ tổ tiên, cha mẹ, những người đã khuất và cầu nguyện cho con cháu mình khỏe mạnh, bình an…”.

Tại chùa Thanh Hà, TP Thanh Hóa, hàng ngàn mái đầu bạc, xanh lặng đi khi nghe những bài hát về cha mẹ, nghe Sư thầy thuyết giảng về nguồn gốc ngày lễ Vu Lan, ngày để chúng ta dừng lại giữa cái bộn bề của cuộc sống để nhớ tới những người đã sinh thành ra ta rằng: “Sinh ra ai trong chúng ta cũng có cha, có mẹ. Mẹ mang nặng đẻ đau 9 tháng 10 ngày, cha oằn mình lo nuôi ta khôn lớn... Công cha nghĩa mẹ cao như trời, sâu như biển. Mùa lễ Vu Lan về nhắc ta ghi nhớ, tìm về nguồn cội”. 

Những giọt nước mắt nghẹn ngào khi nhớ về đấng sinh thành.
Những giọt nước mắt nghẹn ngào khi nhớ về đấng sinh thành.

Nụ cười hạnh phúc của những ai được cài lên ngực bông hồng màu đỏ.
Nụ cười hạnh phúc của những ai được cài lên ngực bông hồng màu đỏ.

Ngậm ngùi khi cầm trên tay bông hồng màu trắng, phật tử Lê Thị Hà, TP Thanh Hóa chia sẻ: “Những khi cha mẹ còn thì chúng tôi cứ mải làm ăn, không có mấy thời gian dành cho các cụ, giờ đây khi các cụ đã ra đi mới thấy xót xa ân hận. Hàng năm, cứ vào rằm tháng 7, vợ chồng tôi lại cùng các con lên chùa thắp hương tưởng nhớ về cha mẹ. Cũng trong những dịp này để các con tôi hiểu hơn về giá trị đạo đức, sống hướng thiện và biết nghe lời cha mẹ”.

Rằm tháng 7, hàng ngàn phật tử, người dân và khách thập phươg đã về tổ đình Chúc Thánh (Hội An, Quảng Nam) cùng “vạn lời tri ân”.

Khách thập phương cùng các phật tử về tổ đình Chúc Thánh (Hội An, Quảng Nam)
Khách thập phương cùng các phật tử về tổ đình Chúc Thánh (Hội An, Quảng Nam)

Cảm niệm bông hồng cài áo và các bài thuyết giảng của các nhà sư về ý nghĩa của vu lan báo hiếu đã chạm đến cõi yêu thương vô bờ dành cho đấng sinh thành trong mỗi con người.

các Phật tử thực hiện nghi thức dâng hoa và cài hoa cho các sư thầy

các Phật tử thực hiện nghi thức dâng hoa và cài hoa cho các sư thầy
các Phật tử thực hiện nghi thức dâng hoa và cài hoa cho các sư thầy

Thành kính dâng quà tri ân tượng trưng lên mẹ bằng cả trái tim
Thành kính dâng quà tri ân tượng trưng lên mẹ bằng cả trái tim

Xúc động lạy tạ công ơn đấng sinh thành
Xúc động lạy tạ công ơn đấng sinh thành

Một người phụ nữ mất mẹ đến dự lễ chùa ngỡ ngàng hạnh phúc khi được cài hoa hồng trên ngực áo, và thốt lên khi được nghe các sư thầy lý giải: “Đúng rồi, tôi vẫn còn có cha. Còn may mắn hơn bao người bất hạnh mồ côi cha lẫn mẹ”.


Đại Dương - Doãn Công - Nguyễn Thùy - Khánh Hiền

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm