1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM
  3. Phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết

Xông đất ngôi nhà rường đặc trưng đất cố đô

(Dân trí) - Đầu năm mới, chúng tôi chọn xông đất Lạc Tịnh Viên, một ngôi nhà vườn thơ mộng “rặt” chất Huế nằm bên dòng sông An Cựu hiền hòa. Nơi đây hội đủ tất cả nét thanh bình, yên ả về kiến trúc, không gian “nhà” và “vườn” đặc trưng đất cố đô.

Xông đất ngôi nhà rường đặc trưng đất cố đô - 1
Nhà rường Lạc Tịnh Viên
 
Chủ nhân của ngôi nhà xưa là Nguyễn Phước Hồng Khẳng, con trai thứ 13 của “vua thi sĩ” Tùng Thiện Vương và là cháu vua Minh Mạng. Làm quan 3 đời vua nhưng với tính cách khảng khái, thanh liêm, ông được dân rất quý mến, vua tin yêu.
 
Được xây dựng vào năm 1889, Lạc Tịnh Viên có nghĩa là khu vườn yên vui. Bước qua cánh cửa gỗ, bỏ lại sau lưng mọi ồn ã phố thị, tiếng chim hót líu lo và cả một màu xanh của cây, hoa, trái ập vào mắt.
Xông đất ngôi nhà rường đặc trưng đất cố đô - 2
Cây mai vàng gần 100 tuổi nở hoa trước sân đón Tết.
 
Rảo bước trên con đường gạch xưa sẽ dẫn ta đến 4 căn nhà rường cô đọng những gì tinh túy nhất của kiến trúc Huế.
 
Xông đất ngôi nhà rường đặc trưng đất cố đô - 3
Bình phong cổ chắn gió
 
Nhà vuông có vòm mái hình vỏ cua, bốn bề gió lộng có tên “Nhân hậu”, là nơi gia đình thường xuyên phát chẩn cho người nghèo mỗi tuần. Do cảm kích lòng thương dân như con của ngài Hồng Khẳng khi làm quan tại xứ Thanh, lúc ngài về Huế, dân ở đây đã tặng tấm hoành phi khắc to 2 chữ “Nhân hậu”.
Xông đất ngôi nhà rường đặc trưng đất cố đô - 4
Nhà "Nhân Hậu" là nơi phát chẩn hàng tuần cho người nghèo
 
Phía sau là nhà trung tâm có tên “Hy Trần Trai” do người chú Tuy Lý Vương tặng với ngụ ý khen ngài có hiếu với cha mẹ và có tài đức với đất nước. Nhà có kết cấu trên 56 cây cột chống gỗ lim đen bóng cùng hệ thống vì kèo chạm trổ công phu.
 
Xông đất ngôi nhà rường đặc trưng đất cố đô - 5
Hàng rường cột tinh xảo trong nhà “Hy Trần Trai”
 
2 nhà trái phải là “Di Tâm Thích Thể Đường” dùng dạy dỗ con cháu, ”Vấn Trai” để chủ nhân tiếp khách, sáng tác văn thơ và “nghiệm” lại chính mình sau mỗi ngày.
 
Xông đất ngôi nhà rường đặc trưng đất cố đô - 6
Mái ngói liệt đã hơn 100 năm ở nhà “Di Tâm Thích Thể Đường”
 
Xông đất ngôi nhà rường đặc trưng đất cố đô - 7
“Vấn Trai”, ngôi nhà thứ 4 trong Lạc Tịnh Viên mang nét kiến trúc trộn lẫn Đông - Tây
 
Vật dụng trong nhà vườn Lạc Tịnh chủ yếu bằng gỗ quý từ câu đối, liên ba, bàn ghế cho đến đồ thờ tự. Bao bọc quanh khu vườn là hàng trăm cây hoa, trái tỏa hương sắc thơm cả 4 mùa như tường vi, địa lan, hồng, cau, mai…
 
Xông đất ngôi nhà rường đặc trưng đất cố đô - 8
Nhiều bàn ghế, phản bằng gỗ quý
 
Tết đến tại nhà xưa Lạc Tịnh, họ hàng tập trung về sum họp, làm bánh mứt, kể chuyện năm xưa và mở cửa đón họ hàng, khách khứa viếng thăm. Cây hoàng mai trước sân nở bông vàng rực. Sau khi thăm nhà, vườn, khách có thể dừng chân ngồi trên các bộ bàn ghế đá thưởng trà - mứt gừng do chủ nhân mời, ngắm non bộ, nghe “tiếng” thiên nhiên để lòng lắng lại với cảm xúc bình yên ngày đầu Xuân khó tả.


Một số hình ảnh từ ngôi nhà rường Lạc Tịnh Viên.
 
Xông đất ngôi nhà rường đặc trưng đất cố đô - 9
Tết về trên nhà rường Huế
Xông đất ngôi nhà rường đặc trưng đất cố đô - 10
Con đường lát gạch quanh co dẫn từ cổng vào nhà
 
Xông đất ngôi nhà rường đặc trưng đất cố đô - 11
Trà rượu bày sẵn để đón khách
 
Xông đất ngôi nhà rường đặc trưng đất cố đô - 12
1 góc phòng khách đẹp và sang trọng
 
Xông đất ngôi nhà rường đặc trưng đất cố đô - 13
Một tấm phản cho bạn thân
 
Xông đất ngôi nhà rường đặc trưng đất cố đô - 14
Bức liễn trúc độc đáo
 
Xông đất ngôi nhà rường đặc trưng đất cố đô - 15
Bức tranh “Trạng Nguyên bái tổ vinh quy”
Xông đất ngôi nhà rường đặc trưng đất cố đô - 16
Bàn thờ nhà đặt liễn gỗ thay cho bài vị và ảnh thờ
Xông đất ngôi nhà rường đặc trưng đất cố đô - 17
Bức ảnh xưa chụp gia đình ngài Hồng Khẳng tại Lạc Tịnh Viên dịp Tết
 
Xông đất ngôi nhà rường đặc trưng đất cố đô - 18
Xung quanh nhà rường Lạc Tịnh là nhiều khu vườn rợp bóng cây xanh.
 
Xông đất ngôi nhà rường đặc trưng đất cố đô - 19
Lạc Tịnh Viên, một trong ít nhà xưa còn giữ nguyên vẹn được “nếp nhà”, “nếp người” tại cố đô Huế.
 

Đại Dương

Dòng sự kiện: Chào Xuân Tân Mão 2011