1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM
  3. Phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết

Hà Tĩnh:

Xếp hàng dài chờ đi xe ôm tại hội chùa Hương Tích

(Dân trí) - Chuyện xếp hàng vài tiếng để đi cáp treo tại khu di tích chùa Hương (huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) đã quá quen thuộc với du khách đến trẩy hội hàng năm. Nhưng xếp hàng để thuê xe ôm thì chuyện chỉ năm nay mới có.

Đến hẹn lại lên, cứ đến tháng Giêng hàng năm, hàng vạn lượt du khách lại đổ về dâng hương, tham quan tại khu di tích chùa Hương Hà Tĩnh - nơi được mệnh danh là Hoan châu đệ nhất danh lam.

Lễ hội chùa Hương Tích năm nay diễn ra từ mùng 10 tháng Giêng đến hết tháng Ba âm lịch với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao đặc sắc.

Đường lên chùa Hương
Đường lên chùa Hương

Đường lên chùa Hương
Hoan châu đệ nhất danh lam
Hoan châu đệ nhất danh lam

Cuộc hành trình lên cõi Phật khoảng chừng 10km. Du khách sẽ đi qua nhiều địa danh gắn với điển tích, mỗi điển tích lại có một khung cảnh thiên nhiên kì thú và được giải thích bằng những huyền thoại khác nhau như Miếu Cửa Rừng, trạm nghỉ Phật Bà, Am Diệu Thiện linh thiêng gắn với sự tích hoá Phật của Bà chúa Ba/Công chúa Diệu Thiện, Am Dược Sư gợi lại câu truyện thầy thuốc Triệu Chấn có đức lớn, thuật cao, Giếng Trời giải thích hiện tượng Thuỷ Sinh tại cảnh chùa…

Với đoạn đường đi khá dài, dốc và khúc khuỷu, nhiều du khách đã lựa chọn các dịch vụ đi thuyền; cáp treo; xe ôm… Do lượng du khách trong thời điểm này tăng đột biến nên các dịch vụ này thường quá tải.

Để phục vụ tốt công tác lễ hội, BQL Khu di tích chùa Hương đầu tư hơn 1 tỷ đồng để tu sửa đường giao thông và mở tuyến đường điện dài hơn 5 km lên đến nền Trang Vương.

Năm nay, tại khu vực bến thuyền, BQL tiến hành giải phóng mặt bằng và mở rộng tuyến đường xuống bến nhằm tạo cảnh quan thông thoáng nên tình trạng chen lấn không như những năm trước. Tuy nhiên, tại khu vực cáp treo vẫn xảy tình trạng xô đẩy do quá tải.

Ken cứng người chờ đi cáp treo.
Ken cứng người chờ đi cáp treo.

Phải mất hàng giờ mới đến được khu vực cáp treo.
Phải mất hàng giờ mới đến được khu vực cáp treo.

Để có thể sử dụng dịch vụ này, du khách phải chịu cảnh chen lấn ngột ngạt gần 2 giờ đồng hồ với quãng đường chưa đến 300m. Nhiều đoạn phải gần 20 phút du khách mới nhích được một bước chân. Chật chội, nóng bức nhưng nhiều người vẫn lựa chọn dịch vụ này thay đoạn đường đi bộ cũng với thời gian trên.

Không riêng gì tại cáp treo, để thuê xe ôm, du khách cũng chen chúc xếp hàng đến lượt.

Mùa lễ hội năm nay, BQL khu di tích đã đưa dịch vụ xe ôm vào quản lý. Hiện nay khu vực này có gần 100 chủ xe đăng ký đưa đón khách du lịch, với mức giá 60 ngàn đồng/người cho quãng đường chừng 5km, bắt đầu từ điểm vào cổng đến khu vực cáp treo.

Xếp hàng mua vé đi xe ôm
Xếp hàng mua vé đi xe ôm

Để đi xe ôm với đoạn đường 5km, du khách cũng phải xếp hàng gần 30 phút
Để đi xe ôm với đoạn đường 5km, du khách cũng phải xếp hàng gần 30 phút

“Những năm trước có thể chở 2 hay chở 3, nhưng năm nay chỉ được phép chở 1 người và bắt buộc đội mũ bảo hiểm. Nếu phát hiện không đảm bảo an toàn chúng tôi có thể bị phạt 200 - 250 ngàn đồng. Chúng tôi được hưởng 48 ngàn đồng/vé. Số tiền này sẽ nhận lại mỗi ngày về nộp lại cuống vé”, một chủ xe cho biết.

“Một ngày khoảng 50 ngàn tiền xăng dư sức chạy, chúng tôi làm quanh năm. Những ngày này chúng tôi không có thời gian để nghỉ. Trung bình, ngày bình thường cũng được 500 ngàn, riêng những ngày cao điểm là khoảng 800 ngàn, cánh thanh niên khỏe sức có khi cũng kiếm được 1,5 triệu/ngày”, ông Duy (45 tuổi) cho biết.

Bảng niêm yết giá vé
Bảng niêm yết giá vé
Bảng niêm yết giá vé
Vào những ngày cao điểm mỗi chủ xe thu nhập từ 800 ngàn - 1,5 triệu đồng/ngày từ dịch vụ xe ôm 

Sau một buổi vãn cảnh, dâng hương, nhiều du khách đã thấm mệt nên dịch vụ xe ôm càng hút khách. Không chỉ xếp hàng đợi đi xe ôm, du khách còn phải xếp hàng để mua vé đi xe.

Vừa chở khách xuống, chủ xe này lại hối hả chạy ngược về điểm đón khách bởi nhu cầu sử dụng dịch vụ này đang quá tải.

Ngay trên các điểm chính, nhiều dịch vụ đi kèm cũng đắt hàng không kém đó là các ki ốt, hàng quán bán thức ăn, đồ tạp hóa, hàng lưu niệm... Những năm trước, hệ thống ki ốt “mọc” lên bừa bãi, nay đã được BQL quy hoạch lại. Theo đó, trên tuyến đường xuống ga cáp treo, Ban Tổ chức cho xây dựng 13 ki ốt bán hàng với tổng kinh phí gần 3 tỷ đồng để di dời các ki ốt, tạo hành lang thông thoáng, cảnh quan quang đãng khi đi lễ chùa. Tại khu vực các ki ốt hàng ăn luôn đông khách. Đây vừa là nơi phục vụ ăn uống và làm điểm dừng chân cho các du khách. Được biết ngoài ăn uống, mỗi du khách muốn thuê nghỉ chân được chủ quán thu phí 20 ngàn đồng. Tuy vậy, nhiều du khách vẫn không có chỗ để thuê.

Các trạm dừng chân dịch vụ với mức giá 20 ngàn đồng/người
Các trạm dừng chân dịch vụ với mức giá 20 ngàn đồng/người

Ngoài ra, BQL còn tổ chức tập huấn và cấp thẻ hành nghề cho đội ngũ thầy cúng với 20 người nhằm đảm bảo mùa lễ hội diễn ra trang nghiêm. Tuy nhiên vẫn chưa tránh khỏi cảnh đội ngũ thầy cúng chen lấn để làm lễ, hay nói thách giá tại điểm linh thiêng này.


Các trạm dừng chân dịch vụ với mức giá 20 ngàn đồng/người
 Trong vài ba năm trở lại đây, khi dâng hương hành lễ, du khách không được đem nhiều hương thắp tại chùa. Thay vào đó, hương sẽ được phát miễn phí mỗi người một cây.

Phượng Vũ - Tiến Hiệp

Phượng Vũ - Tiến Hiệp