1. Dòng sự kiện:
  2. Thành phố Thủ Đức
  3. Máy bay quân sự rơi ở Bình Định

Xe biển xanh, biển đỏ “lạc” vào làn xe buýt nhanh

(Dân trí) - Dù làn đường dành riêng cho xe buýt nhanh có biển cảnh báo, phía dưới có vạch sơn kẻ đường nhưng rất nhiều phương tiện vẫn vô tư đi vào. Đáng chú ý, nhiều xe biển xanh, biển đỏ cũng “lạc” vào làn xe buýt nhanh, thậm chí có xe biển xanh sau khi lấn làn đã húc vào đuôi xe buýt nhanh...

Theo phương án phân luồng, tổ chức giao thông, xe buýt nhanh chạy ở làn đường riêng trên hầu hết tuyến Kim Mã - Bến xe Yên Nghĩa, chỉ một số đoạn ngắn chạy chung với phương tiện khác, gồm đoạn Yên Nghĩa - ngã ba Ba La, Giang Văn Minh - Kim Mã và Kim Mã - Giảng Võ. Tuy nhiên, theo ghi nhận của PV Dân trí, rất nhiều ô tô, xe máy vẫn vô tư lưu thông trên làn đường dành riêng cho xe buýt nhanh.
Theo phương án phân luồng, tổ chức giao thông, xe buýt nhanh chạy ở làn đường riêng trên hầu hết tuyến Kim Mã - Bến xe Yên Nghĩa, chỉ một số đoạn ngắn chạy chung với phương tiện khác, gồm đoạn Yên Nghĩa - ngã ba Ba La, Giang Văn Minh - Kim Mã và Kim Mã - Giảng Võ. Tuy nhiên, theo ghi nhận của PV Dân trí, rất nhiều ô tô, xe máy vẫn vô tư lưu thông trên làn đường dành riêng cho xe buýt nhanh.

Mặc dù trên làn đường dành cho xe buýt nhanh đều có biển cảnh báo, phía dưới có vạch sơn kẻ đường nhưng nhiều người điều khiển phương tiện, trong đó có cả xe biển xanh vẫn “làm ngơ”.

Mặc dù trên làn đường dành cho xe buýt nhanh đều có biển cảnh báo, phía dưới có vạch sơn kẻ đường nhưng nhiều người điều khiển phương tiện, trong đó có cả xe biển xanh vẫn “làm ngơ”.

Ở các nút giao, nhà chờ đều có lắp hệ thống camera giám sát, Cảnh sát giao thông Hà Nội sẽ căn cứ hình ảnh ghi lại để “phạt nguội”.
Ở các nút giao, nhà chờ đều có lắp hệ thống camera giám sát, Cảnh sát giao thông Hà Nội sẽ căn cứ hình ảnh ghi lại để “phạt nguội”.

Xe biển trắng, biển đỏ nối đuôi nhau trên làn buýt nhanh. Không rõ xe biển đỏ này có đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp hay không nhưng hình ảnh trên khiến người đi đường bức xúc về ý thức tham giao thông của chủ phương tiện.

Xe biển trắng, biển đỏ "nối đuôi" nhau trên làn buýt nhanh. Không rõ xe biển đỏ này có đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp hay không nhưng hình ảnh trên khiến người đi đường bức xúc về ý thức tham giao thông của chủ phương tiện.

Theo Luật sư Trương Anh Tú (Văn phòng Luật sư Trương Anh Tú - Đoàn Luật sư TP Hà Nội), không phải tất cả các xe biển xanh, biển đỏ đều được quyền ưu tiên. Điều 22 khoản 2 và khoản 1 các điểm a, b, c Luật giao thông đường bộ 2008 quy định: Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ; Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường; Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu khi đi làm nhiệm vụ phải có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định; không bị hạn chế tốc độ; được phép đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được, kể cả khi có tín hiệu đèn đỏ và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông.
Theo Luật sư Trương Anh Tú (Văn phòng Luật sư Trương Anh Tú - Đoàn Luật sư TP Hà Nội), không phải tất cả các xe biển xanh, biển đỏ đều được quyền ưu tiên. Điều 22 khoản 2 và khoản 1 các điểm a, b, c Luật giao thông đường bộ 2008 quy định: Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ; Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường; Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu khi đi làm nhiệm vụ phải có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định; không bị hạn chế tốc độ; được phép đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được, kể cả khi có tín hiệu đèn đỏ và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông.
“Chỉ những trường hợp quy định tại Điều 22 khoản 2 Luật giao thông đường bộ 2008 và được hướng dẫn cụ thể tại Nghị định số 109/2009/NĐ-CP mới được đi vào làn đường của BRT. Nếu là xe biển xanh, biển đỏ nhưng không thuộc các trường hợp này thì vẫn bị xử lý vi phạm hành chính bình thường theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP.” - luật sư Trương Anh Tú nhấn mạnh.
“Chỉ những trường hợp quy định tại Điều 22 khoản 2 Luật giao thông đường bộ 2008 và được hướng dẫn cụ thể tại Nghị định số 109/2009/NĐ-CP mới được đi vào làn đường của BRT. Nếu là xe biển xanh, biển đỏ nhưng không thuộc các trường hợp này thì vẫn bị xử lý vi phạm hành chính bình thường theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP.” - luật sư Trương Anh Tú nhấn mạnh.
Các phương tiện đi vào làn của BRT sẽ phạm lỗi “Đi không đúng phần đường, làn đường quy định”. Người điều khiển ô tô chạy sai làn sẽ bị phạt từ 800.000 đến 1.200.000 đồng; mức phạt đối với người điều khiển mô tô, xe gắn máy là từ 300.000 đến 400.000 đồng.
Các phương tiện đi vào làn của BRT sẽ phạm lỗi “Đi không đúng phần đường, làn đường quy định”. Người điều khiển ô tô chạy sai làn sẽ bị phạt từ 800.000 đến 1.200.000 đồng; mức phạt đối với người điều khiển mô tô, xe gắn máy là từ 300.000 đến 400.000 đồng.
Chiếc xe biển xanh lấn làn, húc vào đuôi xe buýt nhanh ngày 7/1. (Ảnh do Xí nghiệp xe buýt nhanh cung cấp)
Chiếc xe biển xanh lấn làn, húc vào đuôi xe buýt nhanh ngày 7/1. (Ảnh do Xí nghiệp xe buýt nhanh cung cấp)

Tiến Nguyên

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm