1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM

Vượt sóng dữ, nuôi ước mơ con chữ trên sợi thừng mỏng manh

(Dân trí) - Dòng suối lớn như sông chia cắt hàng trăm học sinh 6 bản hẻo lánh của xã An Lương với trường học. Khi cây cầu ước mơ chưa thành hiện thực, sợi thừng mỏng manh nối hai bờ là cách duy nhất giúp các thế hệ học sinh đến trường...

Dòng nước cuộn xoáy khi lớn khi nhỏ thách thức chiếc mảng ọp ẹp, lúc xoay ngang, lúc xoay dọc, chở theo hàng chục trẻ nhỏ đang trên đường đến lớp. Ngược với sức nước cuồn cuộn, một sợi thừng phất phơ giăng ngang dòng suối là điểm tựa để người chèo mảng nắm vào, vùng vẫy, giằng co vượt nước. Chiếc mảng chạm bờ, chờ cho những đứa trẻ hấp tấp nhảy lên mặt đất hết, người chèo mảng mới thở phào. Cứ thế, những chuyến đò chở học sinh đi học hàng ngày với 3 buổi sáng - trưa - chiều đều đặn đã giúp cho bao thế hệ học sinh có được cơ hội học tập, vượt khó.


Vượt sóng dữ, nuôi ước mơ con chữ trên sợi thừng mỏng manh

Mưa nhiều, nước lên to, con suối với chiều ngang rộng ngót trăm mét trở thành dòng sông dữ là trở ngại nguy hiểm cho các học sinh tiểu học của trường Dân tộc bán trú Tiểu học An Lương.

Ba người lớn lần theo sợi dây dùng sức người di chuyển chiếc mảng ọp ẹp giữa hai bờ suối.

Ba người lớn lần theo sợi dây dùng sức người di chuyển chiếc mảng ọp ẹp giữa hai bờ suối.


Dòng suối lớn như sông ngẫu nhiên chia cắt hàng trăm học sinh 6 bản hẻo lánh của xã An Lương (Văn Chấn, Yên Bái) với trường Dân tộc bán trú Tiểu học An Lương. Việc đến trường đủ buổi trở nên khó khăn, cho cả các em và thầy cô. Nghỉ học chờ nắng lên xảy ra như cơm bữa vào mùa lũ. Năm ngoái, thầy giáo Đồng Thành Chung đã suýt bỏ mạng vì tuột dây thừng khi cố vượt suối vào lúc nước lên to để đến trường dạy học.

Khó khăn thì đương nhiên, nhưng sự an toàn trên những chuyến đò ngang nguy hiểm mà các học sinh phải chịu đã kéo dài qua nhiều thế hệ, mà đến nay nó hoàn toàn phó thác cho thiên nhiên và những tấm lòng. Trong khi cây cầu ước mơ chưa thành hiện thực, sợi thừng mỏng manh kết nối hai bờ vẫn là cách duy nhất để giúp các thế hệ học sinh đến trường học tập.


Ba người lớn lần theo sợi dây dùng sức người di chuyển chiếc mảng ọp ẹp giữa hai bờ suối.

Phía bên kia là 6 bản của xã An Lương gồm: Đá Đen; Khe Cam; Khe Quéo; Suối Dầm; Mảng 2; Khe Cảnh. Ngược lên thượng nguồn dòng suối khoảng 5km là đập thủy điện Văn Chấn.

6 bản nhỏ này có gần 150 học sinh tiểu học hàng ngày vượt suối bằng mảng để đến trường.

6 bản nhỏ này có gần 150 học sinh tiểu học hàng ngày vượt suối bằng mảng để đến trường.

Thầy giáo Lưu Tuấn Anh là 1 trong 9 giáo viên cắm bản của trường

Thầy giáo Lưu Tuấn Anh là 1 trong 9 giáo viên cắm bản của trường Dân tộc bán trú Tiểu học An Lương chuẩn bị đến trường dạy học.

Thầy giáo Lưu Tuấn Anh là 1 trong 9 giáo viên cắm bản của trường

Một cây cầu cho trẻ đi học là mong ước không chỉ của người dân, mà còn là nỗi niềm của các thầy cô trường
Dân tộc bán trú Tiểu học An Lương.

Thầy giáo Lưu Tuấn Anh là 1 trong 9 giáo viên cắm bản của trường

Nếu nước lên to, chảy xiết, học sinh phải nghỉ học vì sự an toàn, giao thông hai bờ tê liệt bởi không ai dám liều mạng vượt suối.
Thầy giáo Lưu Tuấn Anh là 1 trong 9 giáo viên cắm bản của trường

Ngay kể cả khi thời tiết khô ráo, lũ vẫn có thể đổ về bất thường cắt đứt buổi học bởi đập thủy điện xả lũ.

Thầy giáo Lưu Tuấn Anh là 1 trong 9 giáo viên cắm bản của trường

Vì không có cầu, người dân góp tiền làm cầu phao vào mùa cạn dùng tạm. Khi lũ về, cầu phao lại trôi đi mang theo cả những đồng tiền gom góp làm cầu của người dân.

Theo thầy hiệu trưởng trường

Theo thầy hiệu trưởng trường
Dân tộc bán trú Tiểu học An Lương, chiếc mảng này đã tốt hơn rất nhiều so với chiếc mảng ngóc trước kia.

Khi không có người kéo mảng, các học sinh lớn tự kéo mảng chở học sinh bé.

Khi không có người kéo mảng, các học sinh lớn tự kéo mảng chở học sinh bé.

Các em thường đi đất hoặc ủng để lội nước khi đến trường.

Các em thường đi đất hoặc ủng để lội nước khi đến trường.

Các em thường đi đất hoặc ủng để lội nước khi đến trường.

Năm nào người dân cũng góp vài triệu đồng để làm cầu phao cho trẻ đến trường, dù biết khi lũ về sẽ bị cuốn đi, nhưng bản thân họ không thể thay đổi được điều đó
.

Hữu Nghị