1. Dòng sự kiện:
  2. Thảm họa lũ quét Làng Nủ
  3. Mưa lũ lớn ở miền Bắc

“Vùng “đất chết” là điểm ô nhiễm đáng sợ nhất!”

(Dân trí) - “Nghệ An có hàng chục điểm ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật, nhưng xóm 1, 2 xã Nghĩa Trung là điểm ô nhiểm lớn và đáng báo động nhất. Về lâu dài thì cần phải di dời hàng trăm hộ dân nơi đây...”, ông Lê Văn Thiệu - Chi cục trưởng Chi cục bảo vệ thực vật Nghệ An - nêu quan điểm về vùng “đất chết” Nghĩa Trung (Nghĩa Đàn).

>> Tàn dư đáng sợ của chiến tranh

 

>> Những chuyện buồn ở vùng “đất chết”

 

Tại Công văn ngày 13/7/2005, ông Trần Xuân Bí - Giám đốc Sở khoa học và công nghệ Nghệ An - ký quyết định phê duyệt thuyết minh đề tài Điều tra mức độ, phạm vi ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật và đề xuất giải pháp xử lý ô nhiễm của hai địa điểm, trong đó có xóm 1, 2 xã Nghĩa Trung. Kinh phí thực hiện đề tài là hơn 170 triệu đồng, cơ quan thực hiện là Chi cục Bảo vệ thực vật Nghệ An.

 

Chưa đầy một năm sau, đề tài trên hoàn thành và kết luận: Hóa chất DDT trong môi trường đất, bùn và nước ở xã Nghĩa Trung đã vượt quá ngưỡng cho phép ở mức độ rất cao. Nghĩa là hơn 200 hộ, gần 1.000 nhân khẩu ở xã Nghĩa Trung phải sống trên vùng “đất chết”.

 

Ông Thiệu phân trần: “Đúng là không thể khẳng định hóa chất DDT gây ung thư hay bệnh tật nhưng nếu các hộ dân nơi đây dùng nước uống hàng ngày thì lâu năm hóa chất sẽ tích tụ và gây bệnh...”.

 

Ông Đinh Viết Hồng, giám đốc Sở tài nguyên môi trường Nghệ An - thừa nhận: “Việc ô nhiễm môi trường ở Nghĩa Trung, Sở cũng như tỉnh rất đau đầu. Rất may là vừa rồi Cục bảo vệ tài nguyên và môi trường thuộc Bộ tài nguyên môi trường có tổ chức hội thảo về việc xử lý ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo vệ thực vật tại Nghệ An. Và Cục lấy tỉnh ta, trong đó có Nghĩa Trung làm điểm thí điểm để xử lý ô nhiễm. Hiện ý kiến trên đang đệ trình và chờ Bộ tài nguyên môi trường phê duyệt...”.

Trước tình trạng ô nhiễm đến mứa báo động, kỹ sư Nguyễn Thị Đào - chủ nhiệm đề tài trên - đã đề xuất: “Di dời toàn bộ các hộ nhà dân sống trong trung tâm vùng kho đến định cư tại địa điểm mới không bị ô nhiễm. Sau khi di dời tiến hành trồng cây xanh để xử lý ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật...”.

 

Đề xuất này được Hội đồng khoa học và công nghệ cấp tỉnh Nghệ An nhận xét: “Kết quả nghiên cứu đã xác định được chủng loại, mức độ và phạm vi ô nhiễm hóa chất thuốc bảo vệ thực vật tại khu vực nghiên cứu, đồng thời đề xuất được giải pháp phòng tránh, xử lý ô nhiễm có cơ sở khoa học và tính khả thi...”.

 

Nhưng “tính khả thi” đó cho đến giờ vẫn chưa thể thực hiện được.

 

Thực tế tại xóm 1, 2 xã Nghĩa Trung, người dân đã được chính quyền cấp hàng trăm chiếc cống có đường kính chừng 1m, chiều cao 1m để tích nước. Những chiếc cống này giờ bị vứt ngổn ngang, nhiều cái đã hỏng, hầu hết không ai sử dụng. Một người dân lý giải: “Họ cho cống tí tẹo thì đựng được mấy, rửa cái chân đã hết sạch còn gì. Mà lấy nước ở đâu chứ...?”.

 

Đặng Nguyên Nghĩa