Vụ đốt 6 người: Gia đình đau đớn, chính quyền thờ ơ?
(Dân trí) - 6 người trong một gia đình 3 thế thệ bị đốt. Ba nạn nhân đã tử vọng, 1 người bị bắt giam và hai người đàn bà đang nằm trên giường bệnh. Cả xã Hồng Thái, huyện An Dương, Hải Phòng một tuần qua vẫn chưa hết bàng hoàng bởi thảm án đau lòng.
Một tang gia hiếm gặp
Chúng tôi tìm đến nhà trẻ tư, nơi cháu Huyền và Ngọc từng theo học. Nhà trẻ không một bóng người. Bà Phạm Thị Đoan, người trực tiếp trông 2 cháu suốt 3 năm nay đã đổ bệnh. Bà tiếp chúng tôi ngay trên chiếc giường mà thường ngày 2 đứa bé ngủ trưa. Vừa khóc bà vừa kể: "Hai con bé biết thân biết phận ngoan lắm. Lễ phép ý thức, ăn nói đầu cuối nhẹ nhàng, khiến cho ai gặp cũng mến. Thương hoàn cảnh nghèo từ ngày mẹ nó gửi tôi chỉ lấy 450.000/ tháng. Hai đứa nó có mái tóc dài mượt quá lưng. Cứ mỗi lần ngủ trưa dậy là chúng lại gọi bà ơi buộc tóc cho cháu. Từ ngày cháu mất, tôi không ăn, không ngủ được, cứ hễ nhắm mắt lại là lại giật mình nghe tiếng hai đứa nó gọi bà...".
Vốn được sinh ra trong một gia đình nghèo khổ các em đã chẳng được ăn ngon, chẳng được mặc đủ và lại còn thường xuyên phải rúm ró trốn vào góc tường mỗi khi người lớn xung đột, hành xử nhau. Khi chết cũng phải chịu đau đớn, thi thể không còn nguyên vẹn.
Bàn thờ sơ sài và lạnh lẽo của hai cháu nhỏ
Chị Trần Thị Mai, bác họ của 2 cháu, kể với chúng tôi trong tiếng nấc nghẹn: "Tối hôm đó (17/3), khi nghe Điệp hô cứu, hai vợ chồng tôi lấy xe máy chở vội bé Huyền đi cấp cứu. Trên người cháu đã không còn mảnh vải che thân. Tôi hỏi cháu có đau không thì cháu luôn miệng bảo là không bác ạ. Đi đến cầu An Đồng cháu kêu lạnh. Nhưng vì quá rối nên tôi không cầm theo gì để quấn cho cháu. Tôi dỗ dành, cố lên bác đưa con vào viện. Nghe nói đến bệnh viện cháu giãy lên không chịu. Tôi đành nói dối là cố chịu bác đưa con đi tìm mẹ. Cháu gật đầu rồi cứ rúc sát vào người tôi như muốn tìm thêm hơi ấm. Gió càng rít, con bé càng thiếp đi và tiếng rên gọi mẹ yếu dần. Tôi đau lòng lắm, lời cuối cùng nói với một đứa trẻ thơ sắp chết lại là một lời nói dối".
Chứng kiến cảnh khâm liệm cháu Huyền, những người có mặt càng thêm xa xót. Cháu 4 tuổi, cao 1 mét, cùng với lớp băng quấn trên người, lượng nước truyền ứ, nhưng
chiếc quan tài mua vội lại chỉ là loại dành cho trẻ sơ sinh. Xót xa thay khi tư thế nằm cuối đời của cháu phải co quắp cho vừa chiếc áo quan quá chật hẹp.
Đám tang của cháu Ngọc diễn ra sau đó 2 hôm. Chiếc xe cấp cứu của Viện Bỏng Quốc gia đưa thẳng cháu ra nghĩa trang. Chiếc quan tài cho cháu được đóng vội vã, sơ sài bằng mấy tấm cốp pha mỏng. Cháu được đặt tạm xuống lòng đất nông trong tiếng gào khóc thương xót của người thân, láng giếng. Ông đã mất, bà và mẹ đang nằm viện, bố đang bị bắt giam, các cháu từ giã trần ai trong lặng lẽ, thiệt thòi và cô đơn...
Tại nhà ông Trần Định Hậu, ban thờ được lập vội, tềnh toàng khiến cho không gian càng thêm lạnh lẽo. Riêng hai chị em Huyền và Ngọc thì được thờ chung bởi một cái bàn nhựa cũ. Ngoài tấm ảnh của ông Hậu, 2 cháu không có lấy một bức ảnh nào. Một người họ hàng cho biết, lên 4 lên 5 rồi mà bọn trẻ chưa bao giờ được đi chụp ảnh. Thế nên bây giờ một tấm ảnh nhỏ để thờ cũng chẳng có.
Chiếc giường cháy dở
Xong việc ma chay, ai về nhà nấy. Căn nhà xảy ra đại tang giờ không còn ai, không có gì đáng kể ngoài một cái giường bị cháy dở. Mấy đêm nay cánh cửa nhà chỉ
được đóng hờ. Ban thờ của mấy ông cháu lạnh ngắt.
Bạo lực gia đình kéo dài, chính quyền sở tại có biết?
Theo phản ánh của người dân địa phương, gia đình ông Hậu mấy năm gần đây thường xuyên xảy ra mâu thuẫn. Đặc biệt là mối quan hệ giữa bố chồng và con dâu. Lâu dần đẩy thành sự căng thẳng, bế tắc trong chính quan hệ vợ chồng giữa Luyến và Điệp. Ruộng rau muống trước nhà là nơi hàng xóm đã chứng kiến không biết bao nhiêu lần chị Luyến bị đánh vùi xuống đó. Vì những căng thẳng trong gia đình mà chiếc giường cưới của vợ chồng Luyến đã bị gia đình chồng mang ra đốt bỏ. Anh Điệp cũng từng quẫn chí uống thuốc sâu tự tử nhằm giải thoát khỏi những bế tắc trong quan hệ gia đình.
Hàng xóm cũng bàng hoàng đau xót, nhưng chính quyền và các cơ quan chức năng dường như quá thờ ơ với nỗi đau lớn này
Việc gia đình chị Luyến cãi nhau, đánh nhau và kêu cứu xảy ra như cơm bữa. Vì thế đêm xảy ra vụ cháy, dù có nghe cãi vã, nghe tiếng gào khóc kêu cứu nhưng ai cũng nghĩ giống như mọi lần nên không ai sang can thiệp.
Chị Nguyễn Thị Xuyến, chị ruột của Luyến, uất ức kể: "Nhiều lần em tôi bị đánh đập, tôi báo công an địa phương nhưng chẳng ai can thiệp cả. Tôi không quên được vào ngày 16/11/2011, Điệp nó đánh em tôi bầm dập ở đầu ruộng. Đánh mỏi tay rồi lại dấn xuống bùn, dùng chân đạp lên người. Tôi đã chở Luyến nguyên bùn lầy, thương tích lên thẳng trụ sợ công an xã để nhờ can thiệp nhưng họ trả lời việc gia đình về tự thu xếp với nhau. Nuốt bất lực vào lòng, tôi đành tự gọi xe đưa em vào viện cấp cứu".
Chúng tôi đem sự việc này trao đổi lại với ông Đoàn Văn Xốp, phó trưởng công an xã Hồng Thái, thì ông này cáo bận không gặp và yêu cầu phóng viên có gì trao đổi nhanh qua điện thoại. Ông Xốp khẳng định, gia đình ông Hậu xưa nay thường xuyên có mâu thuẫn. Nhưng việc đánh đập, hay xô xát thì công an không biết và cũng chưa thấy báo cáo.
Còn bà Phạm Thị Đông, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Hồng Thái, cho hay: Chị Luyến và bà Lên (mẹ chồng chị Luyến) đến tận thời điểm này vẫn chưa vào tham gia sinh hoạt hội. Có nghĩa là hai người phụ nữ bất hạnh này không có quyền được hội này bảo vệ?
Chúng tôi tìm đến nhà trẻ tư, nơi cháu Huyền và Ngọc từng theo học. Nhà trẻ không một bóng người. Bà Phạm Thị Đoan, người trực tiếp trông 2 cháu suốt 3 năm nay đã đổ bệnh. Bà tiếp chúng tôi ngay trên chiếc giường mà thường ngày 2 đứa bé ngủ trưa. Vừa khóc bà vừa kể: "Hai con bé biết thân biết phận ngoan lắm. Lễ phép ý thức, ăn nói đầu cuối nhẹ nhàng, khiến cho ai gặp cũng mến. Thương hoàn cảnh nghèo từ ngày mẹ nó gửi tôi chỉ lấy 450.000/ tháng. Hai đứa nó có mái tóc dài mượt quá lưng. Cứ mỗi lần ngủ trưa dậy là chúng lại gọi bà ơi buộc tóc cho cháu. Từ ngày cháu mất, tôi không ăn, không ngủ được, cứ hễ nhắm mắt lại là lại giật mình nghe tiếng hai đứa nó gọi bà...".
Vốn được sinh ra trong một gia đình nghèo khổ các em đã chẳng được ăn ngon, chẳng được mặc đủ và lại còn thường xuyên phải rúm ró trốn vào góc tường mỗi khi người lớn xung đột, hành xử nhau. Khi chết cũng phải chịu đau đớn, thi thể không còn nguyên vẹn.
Bàn thờ sơ sài và lạnh lẽo của hai cháu nhỏ
Chị Trần Thị Mai, bác họ của 2 cháu, kể với chúng tôi trong tiếng nấc nghẹn: "Tối hôm đó (17/3), khi nghe Điệp hô cứu, hai vợ chồng tôi lấy xe máy chở vội bé Huyền đi cấp cứu. Trên người cháu đã không còn mảnh vải che thân. Tôi hỏi cháu có đau không thì cháu luôn miệng bảo là không bác ạ. Đi đến cầu An Đồng cháu kêu lạnh. Nhưng vì quá rối nên tôi không cầm theo gì để quấn cho cháu. Tôi dỗ dành, cố lên bác đưa con vào viện. Nghe nói đến bệnh viện cháu giãy lên không chịu. Tôi đành nói dối là cố chịu bác đưa con đi tìm mẹ. Cháu gật đầu rồi cứ rúc sát vào người tôi như muốn tìm thêm hơi ấm. Gió càng rít, con bé càng thiếp đi và tiếng rên gọi mẹ yếu dần. Tôi đau lòng lắm, lời cuối cùng nói với một đứa trẻ thơ sắp chết lại là một lời nói dối".
Chứng kiến cảnh khâm liệm cháu Huyền, những người có mặt càng thêm xa xót. Cháu 4 tuổi, cao 1 mét, cùng với lớp băng quấn trên người, lượng nước truyền ứ, nhưng
chiếc quan tài mua vội lại chỉ là loại dành cho trẻ sơ sinh. Xót xa thay khi tư thế nằm cuối đời của cháu phải co quắp cho vừa chiếc áo quan quá chật hẹp.
Đám tang của cháu Ngọc diễn ra sau đó 2 hôm. Chiếc xe cấp cứu của Viện Bỏng Quốc gia đưa thẳng cháu ra nghĩa trang. Chiếc quan tài cho cháu được đóng vội vã, sơ sài bằng mấy tấm cốp pha mỏng. Cháu được đặt tạm xuống lòng đất nông trong tiếng gào khóc thương xót của người thân, láng giếng. Ông đã mất, bà và mẹ đang nằm viện, bố đang bị bắt giam, các cháu từ giã trần ai trong lặng lẽ, thiệt thòi và cô đơn...
Tại nhà ông Trần Định Hậu, ban thờ được lập vội, tềnh toàng khiến cho không gian càng thêm lạnh lẽo. Riêng hai chị em Huyền và Ngọc thì được thờ chung bởi một cái bàn nhựa cũ. Ngoài tấm ảnh của ông Hậu, 2 cháu không có lấy một bức ảnh nào. Một người họ hàng cho biết, lên 4 lên 5 rồi mà bọn trẻ chưa bao giờ được đi chụp ảnh. Thế nên bây giờ một tấm ảnh nhỏ để thờ cũng chẳng có.
Chiếc giường cháy dở
Xong việc ma chay, ai về nhà nấy. Căn nhà xảy ra đại tang giờ không còn ai, không có gì đáng kể ngoài một cái giường bị cháy dở. Mấy đêm nay cánh cửa nhà chỉ
được đóng hờ. Ban thờ của mấy ông cháu lạnh ngắt.
Bạo lực gia đình kéo dài, chính quyền sở tại có biết?
Theo phản ánh của người dân địa phương, gia đình ông Hậu mấy năm gần đây thường xuyên xảy ra mâu thuẫn. Đặc biệt là mối quan hệ giữa bố chồng và con dâu. Lâu dần đẩy thành sự căng thẳng, bế tắc trong chính quan hệ vợ chồng giữa Luyến và Điệp. Ruộng rau muống trước nhà là nơi hàng xóm đã chứng kiến không biết bao nhiêu lần chị Luyến bị đánh vùi xuống đó. Vì những căng thẳng trong gia đình mà chiếc giường cưới của vợ chồng Luyến đã bị gia đình chồng mang ra đốt bỏ. Anh Điệp cũng từng quẫn chí uống thuốc sâu tự tử nhằm giải thoát khỏi những bế tắc trong quan hệ gia đình.
Hàng xóm cũng bàng hoàng đau xót, nhưng chính quyền và các cơ quan chức năng dường như quá thờ ơ với nỗi đau lớn này
Việc gia đình chị Luyến cãi nhau, đánh nhau và kêu cứu xảy ra như cơm bữa. Vì thế đêm xảy ra vụ cháy, dù có nghe cãi vã, nghe tiếng gào khóc kêu cứu nhưng ai cũng nghĩ giống như mọi lần nên không ai sang can thiệp.
Chị Nguyễn Thị Xuyến, chị ruột của Luyến, uất ức kể: "Nhiều lần em tôi bị đánh đập, tôi báo công an địa phương nhưng chẳng ai can thiệp cả. Tôi không quên được vào ngày 16/11/2011, Điệp nó đánh em tôi bầm dập ở đầu ruộng. Đánh mỏi tay rồi lại dấn xuống bùn, dùng chân đạp lên người. Tôi đã chở Luyến nguyên bùn lầy, thương tích lên thẳng trụ sợ công an xã để nhờ can thiệp nhưng họ trả lời việc gia đình về tự thu xếp với nhau. Nuốt bất lực vào lòng, tôi đành tự gọi xe đưa em vào viện cấp cứu".
Chúng tôi đem sự việc này trao đổi lại với ông Đoàn Văn Xốp, phó trưởng công an xã Hồng Thái, thì ông này cáo bận không gặp và yêu cầu phóng viên có gì trao đổi nhanh qua điện thoại. Ông Xốp khẳng định, gia đình ông Hậu xưa nay thường xuyên có mâu thuẫn. Nhưng việc đánh đập, hay xô xát thì công an không biết và cũng chưa thấy báo cáo.
Còn bà Phạm Thị Đông, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Hồng Thái, cho hay: Chị Luyến và bà Lên (mẹ chồng chị Luyến) đến tận thời điểm này vẫn chưa vào tham gia sinh hoạt hội. Có nghĩa là hai người phụ nữ bất hạnh này không có quyền được hội này bảo vệ?
Thu Hằng