1. Dòng sự kiện:
  2. Phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết
  3. Sắp xếp bộ máy để tinh, gọn, mạnh

60 năm Ngày ký Hiệp định Giơnevơ 20/7/1954 - 20/7/2014:

Vĩ tuyến 17 và khát vọng thống nhất

(Dân trí) - Sau ngày đất nước thống nhất, nhân dân ta khẩn trương bắt tay vào việc khôi phục hậu quả chiến tranh. Từ trong đau thương mất mát, bằng niềm tin và ý chí, chúng ta đã xây dựng một nước Việt Nam phát triển, ổn định, hòa bình…

Cách đây tròn 60 năm, ngày 20/7/1954, Hiệp định Giơnevơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam ra đời. Theo nội dung Hiệp định, đất nước ta tạm thời chia cắt thành 2 miền Bắc - Nam, lấy vĩ tuyến 17, cầu Hiền Lương - sông Bến Hải làm giới tuyến quân sự tạm thời.
 
Cũng từ đây, dòng sông Bến Hải mang trên mình mình sứ mệnh lịch sử: ranh giới chia cắt đất nước…
 
Ông Tạ Quang Bửu, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, ký Hiệp định 
Ông Tạ Quang Bửu, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, ký Hiệp định Giơnevơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam 
Ông Tạ Quang Bửu, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, ký Hiệp định 

Để đảm bảo cho Hiệp định được thực thi nghiêm chỉnh, một Ủy ban giám sát Quốc tế đã được thành lập (Tổ Quốc tế 76). Ủy Ban này có nhiệm vụ đại diện cho hai bên đặt kế hoạch và thể thức thực hiện các điều khoản trong Hiệp định, đình chỉ các xung đột, kiểm tra, giám sát mọi hoạt động liên quan đến Hiệp định Giơnevơ
 
Mô hình buổi làm việc của Ủy ban giám sát Quốc tế
Mô hình buổi làm việc của Ủy ban giám sát Quốc tế
Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải những năm tháng bị chia cắt. 
Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải những năm tháng bị chia cắt. Dù chỉ cách nhau một khoảng cách rất ngắn, một con sông chỉ rộng khoảng 100m, nhưng có biết bao gia đình phải sống cảnh biệt ly mà không có cơ hội được đoàn tụ. Đối với người dân Vĩnh Linh, Quảng Trị, đấy mới chỉ là sự chia cắt ở phạm vi gia đình, còn đối với đất nước, dân tộc Việt Nam thì đấy là nỗi đau quá lớn, như khúc ruột bị chia làm hai. Suốt những năm tháng chiến tranh khốc liệt, nhân dân 2 bên chỉ biết nhìn sang bên bờ, thấy lá cờ đỏ tung bay trên cột cờ mà ngậm khóc. Nhưng trong cảnh phân ly càng tôi luyện thêm ý chí quyết tâm, đánh đuổi quân thù xâm lược. 
Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải những năm tháng bị chia cắt. 
Lúc đó, nhân dân 2 miền đều chất chứa một niềm tin và khát vọng, chỉ sau 2 năm khi Tổng tuyển cử diễn ra, Bắc – Nam sẽ thống nhất. Trong khi phía bờ Bắc tuân thủ mọi điều khoản trong Hiệp định đã ký thì bờ Nam, được sự hậu thuẫn của Mỹ, chúng quyết tâm biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, hòng chia cắt lâu dài đất nước ta
Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải những năm tháng bị chia cắt. 
Những năm tháng chiến tranh khốc liệt, đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải diễn ra những cuộc đấu trí "cân não" giữa quân và dân miền Bắc với lực lượng phía Nam. Trong đó, có những cuộc "đấu cờ" đầu giới tuyến kéo dài suốt 1.440 ngày đêm. Cũng có những lúc, không đấu được với cờ của ta, Mỹ - Ngụy đã cho rải bom nhằm đánh sập, làm rách cờ phía bờ Bắc. Chỉ tính riêng từ 5/1956 đến 10/1967, lần lượt 267 lá cờ Tổ quốc đã được treo trên kỳ đài Hiền Lương.
Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải những năm tháng bị chia cắt. 
Biểu tượng mẹ Diệm vá cờ Tổ quốc được phục dựng tại nhà trưng bày. Trong chiến tranh, mỗi khi lá cờ Tổ quốc bị rách là mẹ lại thức trắng đêm vá lại để lá cờ mãi tung bay trên cột cờ giới tuyến
...và đấu màu sơn cầu
...và đấu màu sơn cầu
...và đấu màu sơn cầu
Niềm khát khao thống nhất của cả dân tộc phải chờ đợi đến 21 năm mới thực hiện được, sau bao hy sinh, mất mát (Ảnh tư liệu)

 

...và đấu màu sơn cầu

Trước nhà trưng bày vĩ tuyến 17 còn lưu lại những chiếc loa phóng thanh lớn. Trong chiến tranh, giữa ta và địch cũng thường xuyên có những cuộc "đấu loa"...

...và đấu màu sơn cầu

Di tích lịch sử cầu treo Bến Tắt cùng với khu tưởng niệm vừa được xây dựng để tri ân những anh hùng, liệt sĩ đã ngã xuống. Trong chiến tranh, đây là địa điểm quan trọng vận chuyển vũ khí, lương thực chi viện cho chiến trường, nằm trên vĩ tuyến 17

...và đấu màu sơn cầu
Làng địa đạo Vịnh Mốc, một công trình thể hiện ý chí kiên cường của quân và dân ta. Qua bao năm tháng chiến tranh, công trình này đã trở thành nơi trú ẩn an toàn cho người dân, tránh được sự hủy diệt của bom, đạn quân thù
Du khách tham quan làng địa đạo Vịnh Mốc
Du khách tham quan làng địa đạo Vịnh Mốc
Du khách tham quan làng địa đạo Vịnh Mốc
Bến đò Tùng Luật, điểm vượt tuyến quan trọng trên sông Hiền Lương. Trong giai đoạn 1968 - 1972, dưới mưa bom bão đạn của kẻ thù, Lực lượng TNXP 771, dân quân thôn Tùng Luật, dân quân xã Vĩnh Giang, Vĩnh Quang, Vĩnh Linh đã đảm bảo sự hoạt động liên tục của bến đò, kịp thời chi viện sức người sức của cho chiến trường miền Nam và đảo Cồn Cỏ anh hùng. Tổng cộng, nơi đây đã đưa hơn 78.000 lượt thuyền, vận chuyển hơn 2 triệu lượt người và hàng vạn tấn vũ khí, hàng hóa chi viện cho chiến trường miền Nam. 
Khu di tích lịch sử Hiền Lương - Bến Hải
Khu di tích lịch sử Hiền Lương - Bến Hải
Khu di tích lịch sử Hiền Lương - Bến Hải
Nhân Kỷ niệm ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam 30/4/2014, tỉnh Quảng Trị đã long trọng tổ chức Lễ hội thống nhất non sông và đón nhận bằng công nhận Di tích quốc gia đặc biệt đôi bờ Hiền Lương – Bến Hải. Nơi đây trở thành địa điểm lịch sử để du khách thập phương đến tham quan, tìm hiểu về quá khứ hào hùng của dân tộc ta. Một dân tộc từ trong đau thương đã “rũ bùn đứng dậy”… làm nên biết bao chiến thắng, khiến kẻ thù phải khiếp sợ. 
Một vị khách xem lại những bức ảnh lịch sử tại nhà trưng bày vĩ tuyến 17
Một vị khách xem lại những bức ảnh lịch sử tại nhà trưng bày vĩ tuyến 17
Một vị khách xem lại những bức ảnh lịch sử tại nhà trưng bày vĩ tuyến 17
Những ngày tháng 7, trở về với địa danh lịch sử, chúng ta cảm nhận biết bao sự đổi thay từ “tuyến lửa” anh hùng. Đi trên cây cầu Hiền Lương lịch sử, ngắm nhìn lá cờ đỏ sao vàng tung bay trên cột cờ giới tuyến, lòng chúng ta lại trào dâng cảm xúc khó tả.

Đăng Đức