Vì sao nên đọc cuốn sách "Homecoming - Hồi sinh đứa trẻ bên trong bạn"?

P.V

(Dân trí) - Trong Homecoming: Hồi sinh đứa trẻ bên trong bạn, John Bradshawn sẽ chỉ cho chúng ta cách làm thế nào để nuôi dưỡng đứa trẻ bên trong đang thiếu thốn của mình.

Thông quá quá trình từng bước khám phá mỗi giai đoạn phát triển trong thời thơ ấu của mình, chúng ta có thể thoát khỏi những quy tắc gia đình làm tổn thương chính chúng ta và giải thoát mình tự do để sống có trách nhiệm ở thời điểm hiện tại.

Vì sao nên đọc cuốn sách Homecoming - Hồi sinh đứa trẻ bên trong bạn? - 1

Sách Homecoming - Hồi sinh đứa trẻ bên trong bạn.

Bây giờ hãy tìm hiểu những cách thức mà đứa trẻ tổn thương gây ảnh hưởng lên cuộc sống của chúng ta:

Chứng lệ thuộc

Như một bệnh với biểu hiện đặc trưng là sự đánh mất cá tính của bản thân. Người mắc chứng lệ thuộc là người không tiếp cận được với cảm xúc, nhu cầu và mong muốn của chính mình.

Hành vi ngược đãi

Chúng ta có xu hướng nghĩ rằng tất cả những người mà "đứa trẻ bên trong" bị tổn thương đều tốt bụng, ít nói và có sức chịu đựng bền bỉ.

Nhưng trên thực tế, "đứa trẻ bên trong" bị tổn thương là nguyên nhân gây ra nhiều bạo lực và sự tàn ác trên thế giới.

Hitler thường xuyên bị đánh đập trong suốt thời thơ ấu của mình; bị coi thường và làm nhục một cách tàn nhẫn bởi người bố tàn bạo đã tái diễn lại hình thức vô cùng tàn ác đó lên hàng triệu người dân vô tội.

Hội chứng rối loạn nhân cách ái kỷ

"Đứa trẻ bên trong" thiếu thốn lòng ái kỷ sẽ làm tổn hại cuộc đời mình khi lớn lên vì thèm muốn tình yêu, sự quan tâm và lòng thương mến vô độ. Nó đòi hỏi và tự mình phá hoại các mối quan hệ trưởng thành.

Dù có bao nhiêu tình yêu đang đến thì cũng không bao giờ là đủ cả. Thực ra nó không thể đáp ứng được nhu cầu của bản thân khi đã lớn vì đó là nhu cầu của một đứa trẻ.

Vấn đề về niềm tin

Khi người chăm sóc không đáng tin cậy, trẻ sẽ cảm thấy thiếu tin tưởng sâu sắc. Thế giới dường như là một nơi nguy hiểm, thù địch và không thể đoán trước. Vì vậy, trẻ phải luôn đề phòng và kiểm soát. Trẻ tin: "Nếu mình kiểm soát mọi thứ thì không ai có thể khiến mình mất cảnh giác và làm tổn thương mình được".

Những niềm tin ảo diệu

Sự ảo diệu ở đây chính là khi tin rằng những câu nói, cử chỉ, hành động nhất định có thể thay đổi thực tế.

Các bậc cha mẹ không hạnh phúc thường hay củng cố lối tư duy ảo diệu đó ở con mình. Ví dụ như khi bạn nói với trẻ rằng hành vi của chúng ảnh hưởng trực tiếp đến cảm xúc của người khác chính là bạn đang dạy trẻ lối tư duy ảo diệu này. Một số câu phổ biến là: "Hãy xem việc con đã làm đi, mẹ con đang phiền lòng đấy". Một hình thức củng cố tư duy ảo diệu khác là: "Ta biết con đang nghĩ gì đấy.

Rối loạn khả năng gắn kết

Nhiều trẻ em khi lớn lên loay hoay giữa nỗi lo sợ bị bỏ rơi và bị lấn át. Một số bị cô lập vĩnh viễn vì e ngại bị người khác chế ngự. Một số người lại không dám rời bỏ các mối quan hệ tiêu cực vì sợ phải ở một mình. Phần lớn mọi người dao động giữa hai thái cực ấy.

Các hành vi kỷ luật không đúng mức

"Đứa trẻ bên trong" vô kỷ luật thường chậm chạp, chần chừ, không biết kiềm chế sự thỏa mãn, nổi loạn, tự ý, bướng bỉnh và có hành động bốc đồng.

Đứa trẻ bị kỷ luật quá mức sẽ là người cứng nhắc, dễ bị ám ảnh, dễ bị kiểm soát quá mức, quá phục tùng, luôn muốn làm hài lòng mọi người, luôn cảm thấy xấu hổ. Tuy nhiên, hầu hết chúng ta, những người có "đứa trẻ bên trong" bị tổn thương đều ở giữa hành vi vô kỷ luật và kỷ luật quá mức.

Các hành vi rối loạn cưỡng chế, nghiện ngập

Chứng nghiện hoạt động bao gồm làm việc, mua sắm, cờ bạc, tình dục và các nghi lễ tôn giáo. Trên thực tế, bất kỳ hoạt động nào cũng có thể được sử dụng để thay đổi cảm xúc. Các hoạt động làm thay đổi cảm xúc thông qua việc phân tâm. Chứng nghiện nhận thức là một cách hiệu quả để trốn tránh cảm xúc.

Cảm giác trống rỗng (Chứng lãnh cảm, trầm cảm)

"Đứa trẻ bên trong" bị tổn thương cũng phá hủy cuộc sống trưởng thành của chúng ta bằng chứng trầm cảm mãn tính ở mức độ nhẹ, thường được trải nghiệm như một cảm giác trống rỗng.

Chứng trầm cảm là kết quả của việc đứa trẻ phải từ bỏ con người thật của mình để chấp nhận một cái tôi giả tạo. Sự từ bỏ con người thật chẳng khác gì việc tạo ra một chỗ trống bên trong bản thân mình cả.

Cuốn sách được khuyên dùng cho những người đang tìm kiếm các cách để thực sự trở thành mẫu người mà họ muốn mọi người nghĩ họ là.

Sách được giới thiệu bởi Thái Hà Books