1. Dòng sự kiện:
  2. 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Ùn ùn đổ về trung tâm thành phố chờ thời khắc giao thừa

(Dân trí) - Từ hơn 19h đêm 30 Tết, hàng vạn người dân đã đổ về trung tâm các thành phố lớn, các tỉnh thành, háo hức chờ đợi thời khắc giao thừa, với màn pháo hoa rộn ràng ở phía trước…

Quanh các khu vực có điểm bắn pháo hoa tại Hà Nội, đặc biệt là bờ hồ Hoàn Kiếm, dòng người đổ về ngày càng đông. Từng tốp bạn trẻ, từng đôi tình nhân tay nắm tay bước trên những con phố rực rỡ sắc màu.

Dạo chơi ở vườn hoa Lý Thái Tổ chờ xem pháo hoa, gia đình anh Mai Anh Tuấn (phường Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội) tranh thủ chụp những bức hình ghi lại khoảnh khắc đáng nhớ của gia đình. “Công việc cả năm đã thu xếp xong, cả nhà chỉ còn chờ đón năm mới. Năm nào cũng vậy, dù bận đến mấy, đến giao thừa tôi đều đưa vợ con ra bờ hồ Gươm ngắm pháo hoa.” - anh Tuấn chia sẻ.
 
Phố Hàng Khay...

Phố Hàng Khay...
 
Phố Tràng Tiền rực rỡ sắc màu.
Phố Tràng Tiền rực rỡ sắc màu.
 
Những con phố quanh bờ hồ Hoàn Kiếm khoác lên mình chiếc áo lung linh ánh sáng. Phố Tràng Tiền, phố Hàng Khay dường như rực rỡ nhất với những khẩu hiệu, biểu ngữ bằng đèn trang trí. Nhiều bạn trẻ tận dụng những khoảng không gian rực rỡ bên thềm Trung tâm thương mại Tràng Tiền, tíu tít chụp ảnh.

Dọc những con phố thủ đô, các chiến sỹ cảnh sát vẫn âm thầm đứng chốt. Năm nào cũng vậy, đêm giao thừa, toàn bộ quân số các đội CSGT được huy động ứng trực, đảm bảo trật tự an toàn giao thông, tránh không để ùn tắc khi lượng người đổ về bờ hồ Gươm quá đông.

Khu vực bờ hồ Hoàn Kiếm, các chiến sỹ công an gấp rút lập những hàng rào sắt “cách ly” người dân với khu vực bắn pháo hoa. Những nhát chổi của các chị, các cô lao công dường như vội vã hơn, cố gắng làm sạch con đường trước giây phút giao thừa.

Để đảm bảo cho người dân đón giao thừa an toàn, bác Nguyễn Quốc Sỹ (68 tuổi, Chi hội trưởng Chi hội Cựu chiến binh số 4 phường Phố Huế, Hoàn Kiếm) có mặt tại chốt bảo vệ từ 19h. Bác Sỹ cho biết, các cán bộ phường Phố Huế được chia làm 3 tổ, chốt trực khắp địa bàn phường, đảm bảo an ninh trật tự trong thời khắc mọi người vui đón năm mới.

“Mỗi người một nhiệm vụ, chúng tôi là những người cựu chiến binh sẵn sàng ứng trực để mọi người yên tâm đón giao thừa, xem pháo hoa.” - bác Sỹ tâm sự.

Dù là 30 Tết, các cửa hàng của Viettel vẫn có nhân viên túc trực, phục vụ khách hàng có nhu cầu. 20h, chị Lâm Hoài Nhung (SN 1990, quê Hải Hậu, Nam Định) vẫn mình “canh” cửa hàng 11 Phố Huế. “Đây là năm thứ 2 em đón giao thừa tại cơ quan. Năm ngoái, em trực tổng đài. Năm nay em trực từ 14h30 đến 20h30. Ngày mai em lại trực tiếp, chiều muộn mới về quê được. Tranh thủ lúc nãy vắng khách, em đã kịp gọi điện chúc tết bố mẹ rồi.” - chị Nhung chia sẻ.

Những chị lao công âm thầm dọn dẹp.

Những chị lao công âm thầm dọn dẹp.

Bác Sỹ cùng các cán bộ phường Phố Huế túc trực đảm bảo trật tự an ninh.

Bác Sỹ cùng các cán bộ phường Phố Huế túc trực đảm bảo trật tự an ninh.

Năm thứ 2 liên tiếp chị Nhung, nhân viên Viettel, đón giao thừa xa nhà.

Năm thứ 2 liên tiếp chị Nhung, nhân viên Viettel, đón giao thừa xa nhà.

Phố Hàng Bài rực rỡ.

Phố Hàng Bài rực rỡ.

Nhiều người tranh thủ ánh đèn lung linh của Trung tâm thương mại Tràng Tiền để chụp ảnh.

Nhiều người tranh thủ ánh đèn lung linh của Trung tâm thương mại Tràng Tiền để chụp ảnh.

Các chiến sỹ CSGT sẵn sàng ứng trực khi lượng người đổ về ngày càng đông.

Các chiến sỹ CSGT sẵn sàng ứng trực khi lượng người đổ về ngày càng đông.

Âm thầm làm nhiệm vụ


Âm thầm làm nhiệm vụ

Âm thầm làm nhiệm vụ


Những quán cà phê có điểm nhìn thuận lợi để xem pháo hoa đều được đặt chỗ trước (Ảnh: Tiến Nguyên).

Những quán cà phê có điểm nhìn thuận lợi để xem pháo hoa đều được đặt chỗ trước (Ảnh: Tiến Nguyên).
 
Ngay từ 19h tối 30/1, toàn bộ các tuyến đường dẫn về khu vực trung tâm của TP HCM chật cứng người và xe. Các tuyến đường Đồng Khởi, Lê Duẩn,  Lê Lợi, Nguyễn Huệ… và một số tuyến phố xung quanh đầy ắp người. Càng tới gần giờ bắn pháo hoa, dòng người đổ về hai bên đại lộ Võ Văn Kiệt (đoạn trước hầm vượt sông Sài Gòn, phía quận 1), cầu Calmette, cầu Khánh Hội… càng đông, khiến toàn bộ khu vực này bị tê liệt hoàn toàn.

Dòng người đổ về đường hoa Nguyễn Huệ từ rất sớm
Dòng người đổ về đường hoa Nguyễn Huệ từ rất sớm

Tương tự, các tuyến đường xung quanh khu vực công viên 23/9 – nơi diễn ra chương trình văn nghệ cũng trở nên quá tải. Hàng trăm phương tiện chen chúc nhau để di chuyển từng chút một.

Đến 18h, tuyến đường này đã chật kín người
Đến 18h, tuyến đường này đã chật kín người

Bác Nguyễn Thế Nhã (52 tuổi, ngụ quận 6) chia sẻ “Tôi sống ở Sài Gòn cả chục năm nay nhưng chưa một lần đi xem pháo hoa trực tiếp, chỉ toàn xem trên ti vi. Riêng năm nay có đứa cháu chở đi nên cũng ra xem một lần cho biết”.

Người dân tập trung trước biểu tượng 5 con ngựa tại đường hoa Nguyễn Huệ để chụp ảnh
Người dân tập trung trước biểu tượng 5 con ngựa tại đường hoa Nguyễn Huệ để chụp ảnh
Khu vực trước thương xá Tax chật kín người
Khu vực trước thương xá Tax chật kín người

Đang loay hoay tìm chỗ gửi xe, 2 vợ chồng chị Phạm Thị Kim Hoa và anh Trương Quốc Tuấn (ngụ quận 3) tâm sự: “Mặc dù 12h mới bắn pháo hoa tuy nhiên chúng tôi phải đến sớm để tìm vị trí xem đẹp nhất, mọi năm đến trễ bị kẹt xe nên không xem được gì hết”.

Đường Lê Lợi cũng không còn chỗ trống
Đường Lê Lợi cũng không còn chỗ trống
Các phương tiện không thể di chuyển
Các phương tiện không thể di chuyển
Biển người tập trung tại đường hoa Nguyễn Huệ để đón chờ giây phút giao thừa
"Biển người" tập trung tại đường hoa Nguyễn Huệ để đón chờ giây phút giao thừa (Ảnh: Đình Thảo)

Do nóng lòng tìm nơi gửi xe nên nhiều phương tiện vượt đèn đỏ khiến tình hình giao thông tại các giao lộ Nguyễn Thị Nghĩa – Trần Hưng Đạo, Nguyễn Thị Nghĩa – Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Thái Học – Nguyễn Công Trứ… kẹt xe nghiêm trọng, các lực lượng như CSGT, thanh niên xung phong cũng hết sức vất vả trong suốt thời gian này.
 
Cùng với cả nước, tại Nghệ An nói chung và thành phố Vinh nói riêng hàng ngàn người đã đổ về các ngả đường, đến quảng trường Hồ Chí Minh để chuẩn bị đón giao thừa. Trong khi đó, tại các khối phường, hàng ngàn người dân cũng chuẩn bị đón giao thừa với những cách riêng của mình.

Anh Nguyễn Quang Tình, phường Đông Vĩnh chia sẻ: “Người dân chúng tôi đón giao thừa năm nào cũng chỉ với chum rượu cần, mỗi nhà góp cái bánh chưng, cái kẹo và que củi để chốc nữa đốt lên tạm biệt 2013 và đón nhận 2014. Ý nghĩa của việc đốt lửa trại đêm nay với mong muốn một năm 2014 luôn “đỏ” gặp nhiều may mắn trong cuộc sống”.

Trong khi đó, tại Quảng trường Hồ Chí Minh hàng trăm người đang chuẩn bị, háo hức chờ đợi xem chường trình ca nhạc giữa thời khắc giao thời....

Màn hình lớn để bà con khối Mỹ Thành đón giao thừa.
Màn hình lớn để bà con khối Mỹ Thành đón giao thừa.

Không khí chuẩn bị đón năm mới tại khối Mỹ Thành, phường Đông Vĩnh.
Không khí chuẩn bị đón năm mới tại khối Mỹ Thành, phường Đông Vĩnh.

....cây đào được trưng bày để đón thời khắc chuyển giao.... (Ảnh: Nguyễn Duy)
....cây đào được trưng bày để đón thời khắc chuyển giao.... (Ảnh: Nguyễn Duy)

Để chào xuân mới, chào năm Giáp Ngọ, khắp các ngả đường ở thành phố Thanh Hóa được trang hoàng rực rỡ, nhất là trục đường Đại lộ Lê Lợi, và các ngả đường hướng về Quảng trường Lam Sơn, bên cạnh đó là những băng rôn khẩu hiệu và cờ hoa được treo trang trọng.

Đường phố Thanh Hóa trang hoàng rực rỡ.
Đường phố Thanh Hóa trang hoàng rực rỡ.

Theo ghi nhận của phóng viên Dân trí, thời tiết đêm giao thừa thật lý tưởng, trời không rét, dòng người đổ ra đường, hướng về quảng trường Lam Sơn ngày một nhiều.

Cùng với lễ bắn pháo hoa là chương trình nghệ thuật đêm hội giao thừa, đón xuân mới Giáp Ngọ 2014. Với chủ đề “Thanh Hóa vào xuân”, chương trình nghệ thuật đón chào xuân Giáp Ngọ hứa hẹn mang đến những nét đặc sắc.

Dòng người hướng về Quảng trường Lam Sơn xem bắn pháo hoa và chương trình văn nghệ.
Dòng người hướng về Quảng trường Lam Sơn xem bắn pháo hoa và chương trình văn nghệ.
 
Chương trình sẽ được thực hiện với sự tham gia của gần 200 ca sỹ, diễn viên, nghệ sỹ Nhà hát Ca múa kịch Lam Sơn, các đoàn nghệ thuật của tỉnh và các nghệ sỹ, ca sỹ nổi tiếng - là những người con của xứ Thanh đã trở về quê hương để đón tết.
 
Năm 2013 khép lại với Thanh Hóa là một năm có nhiều biển đổi lớn, mà đặc biệt nhất là lễ khởi công xây dựng Dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn, Diễn đàn Xúc tiến đầu tư vào Khu Kinh tế Nghi Sơn và vùng phụ cận…Đây chính là điểm tựa để xứ Thanh bứt phá trong những năm tiếp theo.
 
Người dân tập trung tại Quảng trường Lam Sơn chờ xem pháo hoa (Ảnh: Duy Tuyên).
Người dân tập trung tại Quảng trường Lam Sơn chờ xem pháo hoa (Ảnh: Duy Tuyên). 
 
Không khí tại cố đô Huế ấm áp có chút se lạnh với nhiệt độ ngoài trời khoảng 19 độ. Dòng người mỗi lúc một đông lên. 
 
Theo ghi nhận của PV, một số bãi xe ở gần cầu Phú Xuân đường Lê Duẩn dẫn về trung tâm bắn pháo bông không niêm yết giá, vé xe không có dấu và lấy giá xe máy 10 ngàn đồng.

Chợ hoa ở đây đã phần lớn dọn dẹp sau 10 ngày buôn bán vất vả để ai nấy lo về nhà chuẩn bị mâm cúng gia tiên. Một số nơi ở các khách sạn cao tầng bên bờ Nam - trên tầng cao nhất đã được đặt chỗ để xem bắn pháo hoa.

 
Những bạn trẻ mua bóng bay đi chơi Giao thừa

Những bạn trẻ mua bóng bay đi chơi Giao thừa
Một số nhà đã cúng giao thừa sớm từ gần 21h đêm (Ảnh: Đại Dương)

Một số nhà đã cúng giao thừa sớm từ gần 21h đêm (Ảnh: Đại Dương)
 
 
Đến 21h45, tại thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) dòng người từ khắp mọi nẻo đường đổ dồn về quảng trường thành phố để chờ đón màn bắn pháo hoa khiến đường phố chật cứng hiếm thấy.
 
 
Ùn ùn đổ về trung tâm thành phố chờ thời khắc giao thừa
 
Dòng người chờ xem pháo hoa trên đường Y Bih Alêo, TP Buôn Ma Thuột lúc 21h45 ngày 30 Tết. Tại đường Trường Chinh, Y Bih Alêo, Nguyễn Tất Thành, Ngô Quyền… càng về khuya dòng người đổ về mỗi lúc một đông. Do lượng xe cộ tăng đột biến nên tại các ngã ba, ngã tư đều có từ 3 đến 4 chiến sĩ cảnh sát giao thông được bố trí để phân luồng giao thông, đảm bảo cho đường sá thông thoáng.

Trong đêm giao thừa tại Buôn Ma Thuột cũng ghi nhận một thực trạng chung là các bãi giữ xe tự phát quanh các vỉa hè được dịp “hốt bạc”.  Theo khảo sát, mức thu lên đến 20.000 đồng/lượt, có nơi lên đến 50 nghìn đồng/lượt nhưng các bãi giữ xe vẫn đông nghịt, lên đến hàng nghìn chiếc.  

Đêm bắn pháo hoa tại quảng trường Buôn Ma Thuột, các bãi giữ xe tự phát mọc lên. (Ảnh: Viết Hảo)
Đêm bắn pháo hoa tại quảng trường Buôn Ma Thuột, các bãi giữ xe tự phát mọc lên. (Ảnh: Viết Hảo)

Anh Nguyễn Duy Công (34 tuổi, phường Tự An, TP Buôn Ma Thuột) cho biết: “Năm nào tôi cũng đèo con gái đi xem bắn pháo hoa ở quảng trường, vì mỗi năm thành phố mới tổ chức bắn có một lần nên không đi thì tiếc lắm. Xem pháo hoa xong, cũng như mọi năm, tôi mới trở về nhà để cúng giao thừa”.

Khoảng 7h 30 tối, nhiều người đã đổ về một số tuyến đường lớn của thành phố Đà Nẵng để vui chơi, đón giao thừa. Tập trung đông nhất là tuyến đường hoa Bạch Đằng, trong đó chủ yếu là ở hai cụm trước UBND TP Đà Nẵng và cầu Rồng (đoạn trước Đài VTV Đà Nẵng). Nhiều bạn trẻ còn tranh thủ chụp hình để ghi lại những khoảnh khắc đẹp của năm cũ.

Đường phố Đà Nẵng trước thời khắc giao thừa lung linh và rực rỡ, như đang đếm ngược đến thời khắc giao thừa.

Nhiều người đổ ra đường đón giao thừa sớm
Nhiều người đổ ra đường đón giao thừa sớm
 
Tập trung đông nhất là đường hoa Bạch Đằng
Tập trung đông nhất là đường hoa Bạch Đằng
 
Ông đồ viết chữ trong đêm giao thừa
Ông đồ viết chữ trong đêm giao thừa
 
Đường phố Đà Nẵng lung linh trước thời khắc giao thừa
 Đường phố Đà Nẵng lung linh trước thời khắc giao thừa
 
Thời khắc giao thừa đang tới gần (Ảnh: Khánh Hồng)
Thời khắc giao thừa đang tới gần (Ảnh: Khánh Hồng)
 
Từ chập tối du khách đã đổ về các tuyến phố trung tâm Hội An (Quảng Nam). Giữa muôn sắc đèn lồng lung linh, đêm giao thừa phố cổ đông đúc người dân và du khách nhưng đêm phố vẫn thật bình yên như vốn có. Đây đó, nhiều nhà dân đã sẵn sàng bàn lễ cúng chỉ đợi đến thời khắc thiêng liêng chuyển giao giữa năm cũ và năm mới.
 
 

Người dân và du khách đổ về trung tâm phố cổ Hội An trước giao thừa trong muôn ánh đèn lồng
Người dân và du khách đổ về trung tâm phố cổ Hội An trước giao thừa trong muôn ánh đèn lồng

Nhiều nhà đã bày sẵn mâm cúng chờ thời khắc giao thừa từ sớm
Nhiều nhà đã bày sẵn mâm cúng chờ thời khắc giao thừa từ sớm

Khu vực thu hút người dân và du khách nhất là Vườn Tượng - nơi trưng bày những tác phẩm đẹp nhất tham gia Lễ hội đèn lồng Hội An Tết Giáp Ngọ 2014. Đã thành thông lệ, nhiều người dân vẫn mong chờ Lễ hội đèn lồng khai mạc ngay trong đêm giao thừa Tết nguyên đán để thưởng lãm tác phẩm đẹp của nghệ nhân phố Hội. Không ít du khách nán lại ở gian hàng trình diễn làm lồng đèn để được các nghệ nhân hướng dẫn thử tự tay làm nên sản phẩm truyền thống của phố cổ.

Lễ hội đèn lồng thu hút người xem trong đêm giao thừa ở phố cổ
Lễ hội đèn lồng thu hút người xem trong đêm giao thừa ở phố cổ

Du khách học làm làm đèn với các nghệ nhân phố Hội
Du khách học làm làm đèn với các nghệ nhân phố Hội

Và náo nức ngắm phố khi Tết đang đến rất gần
Và náo nức ngắm phố khi Tết đang đến rất gần (Ảnh: Khánh Hiền)

Rachel Schweikert, du khách đến từ Sydney (Úc), đang cùng người bạn đồng hành thử làm lồng đèn nói: “Rất vui khi đến Hội An ngay trong kỳ lễ Tết của người Việt. Tôi rất ấn tượng với đèn lồng Hội An, và tôi đang làm thử một chiếc. Làm lồng đèn thật sự rất khó, nhưng tôi cũng cảm thấy rất thú vị”

Một năm cũ đang qua đi và một năm mới đang đến rất gần với nhiều hy vọng trong tâm thức người Việt. Người người đang đón đợi thời khắc giao thừa để chờ xem pháo hoa rực rỡ khắp trời. Ngay phút giao thừa, tại Hội An, pháo hoa sẽ thắp sáng hai điểm: khu vực Vườn Tượng ven sông Hoài và khu vực biển Cửa Đại.  

Ghi nhận tại TP Quy Nhơn (Bình Định), khoảng 19h tối, hàng ngàn người dân khắp thành phố nô nức xuống đường du xuân, chờ đón thời khắc giao thừa. Tại các con đường lớn trong thành phố như Nguyễn Tất Thành, Lê Lợi, Nguyễn Huệ, Lê Hồng Phong... người xe tấp nập.

Đặc biệt, cũng như mọi năm ngay từ đầu giờ tối người dân ở khắp thành phố lại nô nức tập trung về đường hoa Nguyễn Tất Thành nối dài, đoạn trước Trung tâm quảng trường Quy Nhơn, nơi chỉ ít tiếng đồng hồ nữa sẽ diễn ra Lễ đón chào năm mới Giáp Ngọ 2014 và bắn pháo hoa.

“Mình cũng như bao người con đất Việt rất háo hức thời khắc giao thừa. Đó là lúc chuyển giao năm cũ và năm mới để mọi người cùng nhau xum vầy bên nhau cầu chúc cho nhau những điều tốt đẹp nhất” anh Trần Quang Nam, chia sẻ.

Người dân thành phố háo hức xuống phố đón giao thừa
Người dân thành phố háo hức xuống phố đón giao thừa
 
Nhà nào chưa mua hoa thì tranh thủ mua về cho kịp đón giáo thừa
Nhà nào chưa mua hoa thì tranh thủ mua về cho kịp đón giáo thừa
 
Những em nhỏ bán bao lì xì trong đêm giao thừa (ảnh Doãn Công)
Những em nhỏ bán bao lì xì trong đêm giao thừa (ảnh Doãn Công)

Tại phố núi Pleiku (Gia Lai), nhiều người vì đi xa mới về hay bận công chuyện, hoặc là nhiều lý do khác nhau mà chưa kịp mua sắm cho gia đình mình cành mai, chậu cúc… hay những vật dụng cần thiết khác nên khi thời gian của một năm chỉ còn đếm trên đầu ngón tay, thì những người này lại càng hối hả như một cỗ máy chạy đua với thời gian.

Hơn 19h tối nhưng nhiều người vẫn đi chợ mua Tết về cho gia đình
Hơn 19h tối nhưng nhiều người vẫn đi chợ mua Tết về cho gia đình
 
Những lần mua bán cuối cùng của năm Quý Tỵ
Những lần mua bán cuối cùng của năm Quý Tỵ

20h giờ tối 30/1, tại chợ hoa phố núi Pleiku vẫn còn đông nghịt người dân đi mua Tết về cho gia đình. Người người chen chúc, vội vàng chở những chậu cúc, cành mai… khiến cho không khí càng vồn vã hơn bao giờ hết. Anh Nguyễn Văn Nam (nhà trên đường Trần Phú) cho biết: “Mình công tác tại TPHCM, chiều nay mới về đến nhà. Cha mẹ đều già nên chờ mình về đi mua cây cảnh. Sắp hết năm nên mình cũng vội vàng mua cho nhanh để kịp về nhà cùng gia đình đón giao thừa và xem bắn pháo hoa”.

Hối hả mang Tết về nhà
 
Hối hả mang Tết về nhà
Hối hả mang Tết về nhà (Ảnh: Thiên Thư)

Nhóm phóng viên