1. Dòng sự kiện:
  2. 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Từ PMU đến PCI, JTC – kẽ hở tiêu cực vẫn chưa được lấp

(Dân trí) - Thảo luận về kế hoạch giám sát của Quốc hội năm tới, Phó Chủ nhiệm UB Tư pháp Lê Thị Nga nhận xét, từ vụ tiêu cực tại các PMU trước đây đến vụ Huỳnh Ngọc Sĩ, vụ JTC của ngành đường sắt gần đây cho thấy bất cập trong quy trình quản lí sử dụng ODA vẫn còn.

Làm việc về nội dung này tại hội trường chiều 9/6, UB Thường vụ QH đề xuất 3 chuyên đề giám sát cho năm 2015. Chuyên đề 1, giám sát về hình oan sai trong hoạt động tố tụng hình sự và việc bồi thường thiệt hại cho người oan sai trong hoạŴ động tố tụng hình sự theo Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước. Chuyên đề 2, giám sát kết quả, quá trình hội nhập kinh tế thế giới từ khi Việt Nam là thành viên tổ chức thương mại thế giới. Chuyên đề 3, giám sát việc quản lý, sử dụng đất tại nông,Ġlâm trường.

Nguyễn Thị Khá (Trà Vinh) đánh giá tính bức xúc của thực trạng án oan sai hiện nay khiến những ngườũ ngồi tù oan đằng sau song sắt mất rất nhiều thứ, mất về vật chất, mất về tinh thần, mất về sức khỏe, mất uy tín danh dự và có khi mất cả gia đình, tan nhà, nát cửa.

Trong quá trình đi tìm chân lý để gỡ lại “5 cái mất” ấy, người bị oan sai phải trải qua 3 giai đoạn đi tìm “3 cái công” là người công tâm để làm rõ, làm đúng, làm ngay thì mới mong tìm thấy được cônŧ thứ hai, đó là công lý. Trong khi chờ công lý được làm sáng tỏ, minh bạch bằng một quyết định hay một bản án nào đó thì phải tiếp tục đi tìm công thứ ba, đó là công bằng để được bồi thường, được xin lỗi đúng nghĩa và đúng luật. Đại biểu nhận định, đóĠlà một quá trình gian nan và  mòn mỏi đợi chờ và để đi tìm cái công bằng mà người bị hàm oan đã bị tước đoạt.

Trải qua hành trình tìm “3 công”, để trả lại danh dự một người oan sai cũng đồng nghĩa là những người gây ra oan sai phải chấp nhận hạ thấp danh dự của mình.  Chính vì Ŵhế, chặng đường minh oan cho mỗi số phận con người khó chỉ trông chờ vào sự thức tỉnh lương tâm.

Đại biểu HuỳnŨ Văn Tiếp (Cần Thơ) băn khoăn, án oan sai của Việt Nam không biết có đến 1% hay không mà hậu quả quá nặng nề. Để thực hiện giám sát vấn đề này, ông Tiếp cho rằng cần đi vào quá trình đền bù oan sai xem cơ quan chức năng có thẳng thắn sửa sai, có làm đúng không. Cái khó là các vụ án dàn xếp trong rồi mà phải lục lại để đếm xem oan sai bao nhiêu phần trăm.

Phó CŨủ nhiệm UB Tư pháp Lê Thị Nga: Kẽ hở trong quản lý ODA là nguyên nhân dẫn đến tiêu cực.

Phó Chủ nhiệm UB Tư pháp Lê Thị Nga: "Kẽ hở trong quản lý ODA là nguyên nhân dẫn đến tiêu cực".

Chuyên đề 1 và 3 nhận được sự đồng tình của đa số đại biểu, chỉ chuyên đề 2 còn nhiều băn khoăn, tranh luận. ļ/span>

Đại biểu Lê Thị Nga (Thái Nguyên) đề nghị thay nội dung khá… mông lung này thành chuyên đề giám sát việc quản lǽ, sử dụng vốn ODA.

Bà Nga lập luận, trong tình hình nợ công tăng nhanh, đảm bảo việc quyết định sử dụng ODA mᷙt cách chính xác và hiệu quả là hết sức cần thiết. Nhiều bất cập trong việc quản lý nguồn vốn vay quý giá này đã bộc lộ trong 20 năm qua mà chưa có luật điều chỉnh. Nhận định tác động to lớn của ODA, bà Nga cho rằng phải giám sát để đảm bảo được việc qŵyết định dùng ODA đúng và sử dụng có hiệu quả, tránh việc để lại gánh nặng trả nợ lâu dài cho con cháu.

Từ nhữnŧ vụ tiêu cực liên quan đến các PMU trước đây, tới vụ Huỳnh Ngọc Sĩ  (PCI) cách đây mấy năm, và vụ JTC của ngành đường sắt gần đây, Phó Chủ nhiệm UB Tư pháp khái quát,  mỗi vụ việc đều kết thúc bằng một vụ án hình sự, có cán bộ vào tù, có người bị kỷ luật. Những bất cập trong quy trình quản lí sử dụng ODA, theo bà Nga, đến nay vẫn còn, là lí do dẫn đến các vụ tiêu cực.

Ghi nhận nỗ lực của các cơ quan chức năng khi vụ Huỳnh Ngọc Sĩ mất thời gian khá dài để giải quyết thì đến vụ JTC lần này, việc xử lý đã rất nhanh.  

Dù vậy, nữ đại biểu vẫn cho rằng, cần phải giám sát tổng thể để bịt nhanh nhữŮg kẽ hở dẫn đến tiêu cực trong dùng ODA, không chỉ trong lĩnh vực giao thông.

Ủng hộ quan điểm này, đại biểu Huᷳnh Văn Tiếp điểm lại việc 8-9 năm trước, Bộ KH-ĐT đã từng bắt tay xây dựng pháp lệnh về ODA nhưng rồi buông lửng. Vì quy trình quản lý các dự án ODA hầu hết không trình ra Quốc hội mà trông vào công tác điều hành của Chính phủ nên ông Tiếp cho rằng, cầŮ thiết phải thực hiện giám sát toàn diện.

P.Thảo