1. Dòng sự kiện:
  2. Nổ xưởng gỗ ở Đồng Nai
  3. 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chân dung cuộc sống:

Trồng người trên núi

(Dân trí) - Thầy Tạ Văn Kha, hiệu trưởng trường PTCS Bát Đại Sơn. Quản Bạ - Hà Giang đưa tôi đi thăm dãy nhà nội trú giành cho học sinh ở các bản xa về học. Ngôi nhà gỗ nhỏ bé dưới chân “Tám ngọn núi lớn” rộn ràng tiếng cười nói của những bé trai, bé gái người dân tộc Mông, Dao lại thêm phần hào hứng khi có chú phóng viên miền xuôi lên thăm.

Thầy Kha tâm sự: Sự nghiệp giáo dục ở miền núi đòi hỏi rất nhiều công tác. Thuyết phục đưa được các em đến trường đã khó, giữ các em ở lại học lại càng khó. Những rào cản về ngôn ngữ, văn hoá, kinh tế thường làm cho tỷ lệ trẻ em bỏ học cao.

 

Cùng suy nghĩ với thầy Kha, các thầy cô giáo ở trường PTCS Cán Chu Phìn, Mèo Vạc cho biết: Do chưa nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục nên bà con vẫn không muốn để con em đến trường, mặt khác do kinh tế ở đây còn nhiều khó khăn nên trẻ em thay vì đó học phải đi làm nương, chăn nuôi giúp bố mẹ.

 

Trồng người trên núi giống như trồng ngô trong đá, các thầy cô giáo đầy tâm huyết ở vùng cao đang ngày đêm miệt mài “cõng chữ lên non”.

 

Trồng người trên núi - 1

Những cậu bé này sẽ là chủ nhân tương lai của vùng cao Hà Giang.

Trồng người trên núi - 2

Dạy từng câu từng lời...

 

 

Trồng người trên núi - 3

Biết cái chữ sẽ giúp người miền núi xoá được nghèo đói, chống được bệnh tật.

Trồng người trên núi - 4

Dưới chân “Tám ngọn núi lớn”.

Trồng người trên núi - 5

Một hàng dọc, nhìn thẳng...

Trồng người trên núi - 6

Sau giờ học, trẻ em người Mông phải phụ giúp gia đình nhiều việc.

Lê Anh Tuấn