Tìm thấy di hài anh hùng Lý Tự Trọng sau 80 năm
Di hài của Lý Tự Trọng được tìm thấy tại TP.HCM 80 năm sau khi anh hy sinh.
Ngày 29/4, Ban Bí thư Trung ương Đoàn cho biết, lễ viếng anh Lý Tự Trọng sẽ diễn ra từ 7h30 đến 9h và lễ truy điệu từ 9h đến 10h ngày 30/4 tại Nhà tang lễ TP.HCM.
Lễ an táng Lý Tự Trọng sẽ được tổ chức vào hồi 7 giờ ngày 4/5 tại xã Việt Xuyên, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
Được sự đồng ý của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, thể theo nguyện vọng của gia đình và dòng họ anh Lý Tự Trọng, để tưởng nhớ người anh hùng trẻ tuổi đã cống hiến trọn tuổi thanh xuân cho cách mạng, Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức trọng thể lễ viếng, lễ truy điệu Lý Tự Trọng và di dời hài cốt anh về quê an táng.
Lý Tự Trọng, tên thật là Lê Hữu Trọng, sinh năm 1914, quê ở xã Việt Xuyên, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, là một trong tám đoàn viên thanh niên cộng sản đầu tiên được Bác Hồ giáo dục và rèn luyện.
Trong quá trình hoạt động cách mạng, anh bị địch bắt và ngày 21/11/1931 bị kẻ thù xử chém tại Sài Gòn. Với tinh thần anh dũng, quả cảm, anh đã biến tòa án đế quốc thành diễn đàn đấu tranh đòi công lý, độc lập, tự do cho Tổ quốc.
Câu nói nổi tiếng của anh trước lúc hy sinh “Con đường của thanh niên chỉ là con đường cách mạng chứ không thể là con đường nào khác” đã trở thành biểu tượng cao đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, thôi thúc các thế hệ thanh niên Việt Nam anh dũng đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc.
Lễ an táng Lý Tự Trọng sẽ được tổ chức vào hồi 7 giờ ngày 4/5 tại xã Việt Xuyên, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
Được sự đồng ý của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, thể theo nguyện vọng của gia đình và dòng họ anh Lý Tự Trọng, để tưởng nhớ người anh hùng trẻ tuổi đã cống hiến trọn tuổi thanh xuân cho cách mạng, Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức trọng thể lễ viếng, lễ truy điệu Lý Tự Trọng và di dời hài cốt anh về quê an táng.
Lý Tự Trọng, tên thật là Lê Hữu Trọng, sinh năm 1914, quê ở xã Việt Xuyên, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, là một trong tám đoàn viên thanh niên cộng sản đầu tiên được Bác Hồ giáo dục và rèn luyện.
Trong quá trình hoạt động cách mạng, anh bị địch bắt và ngày 21/11/1931 bị kẻ thù xử chém tại Sài Gòn. Với tinh thần anh dũng, quả cảm, anh đã biến tòa án đế quốc thành diễn đàn đấu tranh đòi công lý, độc lập, tự do cho Tổ quốc.
Câu nói nổi tiếng của anh trước lúc hy sinh “Con đường của thanh niên chỉ là con đường cách mạng chứ không thể là con đường nào khác” đã trở thành biểu tượng cao đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, thôi thúc các thế hệ thanh niên Việt Nam anh dũng đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc.
Theo TTXVN