Lâm Đồng:
Tiểu thương bãi thị vì chợ “mất vệ sinh” (!?)
(Dân trí) - Ngày 7/6, Chợ mới Đà Lạt đã hoạt động trở lại, sau một ngày hàng chục tiểu thương bãi thị. Nguyên nhân vụ việc được các tiểu thương cho biết: Không chỉ do chợ mất vệ sinh, bị cúp điện mà còn bởi các bên chưa thống nhất về phí mặt bằng và một vài khoản phí bị "chồng chéo"...
Được biết, sáng ngày 6/6, hàng chục tiểu thương chợ mới Đà Lạt (thuộc dự án Dalat Center), tập trung trước văn phòng Công ty CP Len Nguyễn (chủ đầu tư chợ mới Đà Lạt) để phản đối việc Ban quản lý (BQL) chợ cắt điện, không cho kinh doanh…
Bức xúc trước việc BQL chợ mới Đà Lạt đơn phương cắt điện, không cho kinh doanh, bà Nguyễn Thị Vương, kinh doanh mặt hàng quần áo tại chợ mới Đà Lạt cho biết: “Sáng 6/6, khi lên chợ thì phát hiện rác, nước thải… bị đổ đầy trước các quầy hàng. Không những vậy, nguồn điện cung cấp cho sạp của tôi còn bị cắt. Tình trạng này xảy ra tại nhiều quầy trong chợ…”
Bức xúc trước thực trạng này, các tiểu thương đã liên hệ với bảo vệ thì được biết do BQL chợ cắt dịch vụ, vì các bên chưa thống nhất phương án thu phí, lệ phí mặt bằng quầy, sạp.
Hàng chục tiểu thương bức xúc bãi thị vì chợ mất vệ sinh
Tương tự, bà Nguyễn Thị Hoa (chủ quầy hàng Hoa Khuê), không kém phần bức xúc: “Trước khi có lệnh giải tỏa chợ đồ cũ (chợ quần áo cũ), lúc đó họp dân có cả chính quyền, công an phường, đại diện Công ty CP Len Nguyễn thông báo với các tiểu thương rằng quầy này chỉ từ 600 – 700 triệu đồng, nhưng khi chúng tôi làm thủ tục, ký hợp đồng mua quầy lại lên tới trên 1 tỷ đồng”.
“Dù vậy, các tiểu thương vẫn chấp nhận, nhưng khi đi vào hoạt động, BQL chợ lại bắt đóng thêm phí mặt bằng 300.000đ/quầy 6m2. Nói chung tiền gì chúng tôi cũng đóng cả, nhưng buôn bán khó khăn quá, chúng tôi chỉ xin giảm phí mặt bằng, BQL chợ đã không giảm mà giờ còn đơn phương cắt điện và không cho chúng tôi kinh doanh buôn bán thì thật khó mà chấp nhận được”, Bà Hoa bức xúc nói thêm.
Một số tiểu thương chợ mới Đà Lạt cũng cho biết thêm, ngoài các khoản tiền điện nước, phí vệ sinh, bảo vệ, cứ một bóng đèn chiếu sáng dọc hành lang giữa hai quầy mỗi tháng BQL chợ thu tới 200.000đ (mỗi quầy 100.000đ), chưa kể tiền cầu thang cuốn, mỗi tháng chỉ hoạt động đúng một lần nhưng BQL chợ cũng thu tới 100.000đ/tháng.
Theo tính toán của các tiểu thương, họ phải đóng tới 6 khoảng phí gồm: phí bảo vệ, phí chiếu sáng công cộng, lệ phí phục vụ hoạt động chợ, phí vệ sinh công cộng, tiền điện và tiền nước. Trong đó, phí phục vụ hoạt động chợ (50.000đ/m2/tháng) là trùng với các khoản phí khác nên các tiểu thương đã ngừng đóng từ tháng 4/2015.
Do chưa đóng lệ phí phục vụ hoạt động chợ nên BQL chợ mới Đà Lạt ngừng cung cấp dịch vụ tới 45 quầy hàng. Các tiểu thương cũng “nghi” việc xả rác, nước thải trước các quầy hàng do người của BQL chợ. Qua đây họ cũng đề nghị cơ quan chức năng làm rõ “kẻ gian” đã đổ rác thải, gây mất vệ sinh khu vực ở 45 quầy hàng trên (vì chợ luôn có camera ghi hình).
Trao đổi về thực trạng này, bà Dương Thị Hoài Thu - Tổng Giám đốc Công ty CP Len Nguyễn (chủ đầu tư chợ mới Đà Lạt), xác nhận: BQL chợ đã ngưng cung cấp dịch vụ quản lý bảo vệ, vệ sinh và cắt điện vì các tiểu thương của 45 quầy trên đã vi phạm hợp đồng, không đóng phí duy trì quản lý.
Ban quản lý chợ mới Đà Lạt cũng khẳng định, hoàn toàn không có chuyện nhân viên thuộc BQL chợ thực hiện việc vứt rác, đổ nước bẩn trước các quầy sạp của tiểu thương. Riêng camera không ghi lại được hình ảnh, vì trước khi xảy ra vụ việc nơi này đã bị cắt điện.
Cũng theo bà Thu, khoản thu mà tiểu thương phản ánh là lệ phí phục vụ hoạt động chợ, công ty thu không vượt mức trần của UBND tỉnh quy định đối với chợ được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn không từ ngân sách nhà nước. Ngày 22/5, BQL chợ đã tổ chức đối thoại với đại diện tiểu thương, tuy nhiên giữa hai bên vẫn chưa đi tới thống nhất các khoản thu nên một số tiểu thương ngưng đóng lệ phí từ tháng 4/2015.
Ngày 2/6 phía Công ty Len Nguyễn đã hai lần ra thông báo cho 20 tiểu thương (chủ 45 quầy hàng nói trên) chưa đóng lệ phí phải thực hiện đóng phí trước ngày 5/6, nhưng đến sáng 6/6 những hộ kinh doanh vẫn chưa đóng lệ phí phục vụ hoạt động chợ nên BQL chợ mới Đà Lạt đã ngừng cung cấp các dịch vụ bảo vệ tài sản, dọn dẹp vệ sinh, cấp điện chiếu sáng.
“Trước mắt, phía BQL chợ sẽ cấp lại điện cho bà con tiểu thương sử dụng bình thường. Thời gian tới, sẽ tiếp tục đối thoại với các tiểu thương nhằm đảm bảo tình hình kinh doanh cũng như tình hình trật tự tại chợ”, bà Thu cho biết.
Bức xúc trước việc BQL chợ mới Đà Lạt đơn phương cắt điện, không cho kinh doanh, bà Nguyễn Thị Vương, kinh doanh mặt hàng quần áo tại chợ mới Đà Lạt cho biết: “Sáng 6/6, khi lên chợ thì phát hiện rác, nước thải… bị đổ đầy trước các quầy hàng. Không những vậy, nguồn điện cung cấp cho sạp của tôi còn bị cắt. Tình trạng này xảy ra tại nhiều quầy trong chợ…”
Bức xúc trước thực trạng này, các tiểu thương đã liên hệ với bảo vệ thì được biết do BQL chợ cắt dịch vụ, vì các bên chưa thống nhất phương án thu phí, lệ phí mặt bằng quầy, sạp.
Hàng chục tiểu thương bức xúc bãi thị vì chợ mất vệ sinh
“Dù vậy, các tiểu thương vẫn chấp nhận, nhưng khi đi vào hoạt động, BQL chợ lại bắt đóng thêm phí mặt bằng 300.000đ/quầy 6m2. Nói chung tiền gì chúng tôi cũng đóng cả, nhưng buôn bán khó khăn quá, chúng tôi chỉ xin giảm phí mặt bằng, BQL chợ đã không giảm mà giờ còn đơn phương cắt điện và không cho chúng tôi kinh doanh buôn bán thì thật khó mà chấp nhận được”, Bà Hoa bức xúc nói thêm.
Vào rạng sáng 6/6, trước nhiều quầy bán hàng trong khu chợ mới Đà Lạt, rác thải quăng bừa bãi...
Một số tiểu thương chợ mới Đà Lạt cũng cho biết thêm, ngoài các khoản tiền điện nước, phí vệ sinh, bảo vệ, cứ một bóng đèn chiếu sáng dọc hành lang giữa hai quầy mỗi tháng BQL chợ thu tới 200.000đ (mỗi quầy 100.000đ), chưa kể tiền cầu thang cuốn, mỗi tháng chỉ hoạt động đúng một lần nhưng BQL chợ cũng thu tới 100.000đ/tháng.
Theo tính toán của các tiểu thương, họ phải đóng tới 6 khoảng phí gồm: phí bảo vệ, phí chiếu sáng công cộng, lệ phí phục vụ hoạt động chợ, phí vệ sinh công cộng, tiền điện và tiền nước. Trong đó, phí phục vụ hoạt động chợ (50.000đ/m2/tháng) là trùng với các khoản phí khác nên các tiểu thương đã ngừng đóng từ tháng 4/2015.
Do chưa đóng lệ phí phục vụ hoạt động chợ nên BQL chợ mới Đà Lạt ngừng cung cấp dịch vụ tới 45 quầy hàng. Các tiểu thương cũng “nghi” việc xả rác, nước thải trước các quầy hàng do người của BQL chợ. Qua đây họ cũng đề nghị cơ quan chức năng làm rõ “kẻ gian” đã đổ rác thải, gây mất vệ sinh khu vực ở 45 quầy hàng trên (vì chợ luôn có camera ghi hình).
Trao đổi về thực trạng này, bà Dương Thị Hoài Thu - Tổng Giám đốc Công ty CP Len Nguyễn (chủ đầu tư chợ mới Đà Lạt), xác nhận: BQL chợ đã ngưng cung cấp dịch vụ quản lý bảo vệ, vệ sinh và cắt điện vì các tiểu thương của 45 quầy trên đã vi phạm hợp đồng, không đóng phí duy trì quản lý.
Ban quản lý chợ mới Đà Lạt cũng khẳng định, hoàn toàn không có chuyện nhân viên thuộc BQL chợ thực hiện việc vứt rác, đổ nước bẩn trước các quầy sạp của tiểu thương. Riêng camera không ghi lại được hình ảnh, vì trước khi xảy ra vụ việc nơi này đã bị cắt điện.
Cũng theo bà Thu, khoản thu mà tiểu thương phản ánh là lệ phí phục vụ hoạt động chợ, công ty thu không vượt mức trần của UBND tỉnh quy định đối với chợ được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn không từ ngân sách nhà nước. Ngày 22/5, BQL chợ đã tổ chức đối thoại với đại diện tiểu thương, tuy nhiên giữa hai bên vẫn chưa đi tới thống nhất các khoản thu nên một số tiểu thương ngưng đóng lệ phí từ tháng 4/2015.
Ngày 2/6 phía Công ty Len Nguyễn đã hai lần ra thông báo cho 20 tiểu thương (chủ 45 quầy hàng nói trên) chưa đóng lệ phí phải thực hiện đóng phí trước ngày 5/6, nhưng đến sáng 6/6 những hộ kinh doanh vẫn chưa đóng lệ phí phục vụ hoạt động chợ nên BQL chợ mới Đà Lạt đã ngừng cung cấp các dịch vụ bảo vệ tài sản, dọn dẹp vệ sinh, cấp điện chiếu sáng.
“Trước mắt, phía BQL chợ sẽ cấp lại điện cho bà con tiểu thương sử dụng bình thường. Thời gian tới, sẽ tiếp tục đối thoại với các tiểu thương nhằm đảm bảo tình hình kinh doanh cũng như tình hình trật tự tại chợ”, bà Thu cho biết.
Ngọc Hà – N.Trang