1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM
  3. Phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết

Đà Nẵng:

Tiếp nhận 90 bản đồ xác định chủ quyền Hoàng Sa của Việt Nam

(Dân trí) - Ngày 24/11, UBND huyện đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng) cho biết vừa tổ chức tiếp nhận 90 bản đồ và 5 tập sách, tạp chí do ông Trần Thắng, một Việt kiều tại Mỹ gửi tặng.

Các bản đồ này được xuất bản tại Trung Quốc, Mỹ và nhiều nước châu Âu trong khoảng thời gian từ năm 1626-1975. Đặc biệt, có cuốn sách Trung Hoa bưu chính dư đồ (tập bản đồ bưu chính Trung Quốc do Bộ Giao Thông, Cộng Hòa Trung Hoa xuất bản tại Nam Kinh năm 1933) được UBND huyện đảo Hoàng Sa nhờ ông Thắng đặt mua tại Mỹ.
 
Lãnh đạo UBND huyện đảo Hoàng Sa tiếp nhận các bản đồ. (Ảnh: T.S.)
Lãnh đạo UBND huyện đảo Hoàng Sa tiếp nhận các bản đồ. (Ảnh: T.S.)


Mới nhất là những bản đồ về dầu mỏ và khoáng sản của Trung Quốc trong cuốn sách The People’s Republic of China in năm 1949 được Mỹ in lại, xuất bản năm 1975 cũng cho thấy biên giới Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam.


Giám đốc Sở Nội vụ Đà Nẵng kiêm Chủ tịch UBND huyện đảo Hoàng Sa - ông Đặng Công Ngữ - cho rằng đây là những tư liệu lịch sử quý báu giúp Việt Nam đấu tranh khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, khẳng định Hoàng Sa là đơn vị hành chính của TP Đà Nẵng.
 
Lãnh đạo UBND huyện đảo Hoàng Sa tiếp nhận các bản đồ. (Ảnh: T.S.)
 Bản đồ trong cuốn “Trung hoa Dân quốc Bưu chính dư đồ" khẳng định miền Nam của Trung Quốc chỉ tới đảo Hải Nam


Chủ tịch huyện đảo Hoàng Sa cũng đánh giá cao tinh thần, trách nhiệm sự cống hiến của cá nhân ông Trần Thắng cùng 11 người Việt Nam trong và ngoài nước đã tự nguyện đóng góp tiền của cùng với địa phương sưu tầm, mua và chuyển về Việt Nam số tài liệu quý này.


Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế - xã hội Đà Nẵng – TS. Trần Đức Anh Sơn, cho rằng các bản đồ này có thể chia thành hai nhóm chính, đó là các bản đồ Trung Quốc không có Hoàng Sa và Trường Sa; nhóm bản đồ Việt Nam hoặc bản đồ khu vực châu Á trong đó thể hiện Hoàng Sa và Trường Sa thuộc Việt Nam.
 
Một số hình ảnh về bản đồ của ông Trần Thắng khẳng định chủ quyền Hoàng Sa của Việt Nam.
 
Cuốn
 Cuốn Atlas of the Chinese Empire xuất bản năm 1908
 
Cuốn
 Bìa cuốn Atlat “Trung hoa Dân quốc Bưu chính dư đồ”, do Bộ giao thông Trung Hoa Dân Quốc xuất bản năm 1933. (ảnh do Trần Thắng cung cấp)
 
Cuốn
 Cuốn sách có kèm bản đồ mỏ và kim loại của Trung Quốc cho thấy biên giới Trung Quốc chỉ đến cực nam đảo Hải Nam.
 
Bìa cuốn sách The People's Republic of China in năm 1949
 Bìa cuốn sách The People's Republic of China in năm 1949
 
Bản đồ cổ Vương quốc Trung Hoa năm 1626 (biên giới Trung Hoa đến đảo Hải Nam).
 Bản đồ cổ Vương quốc Trung Hoa năm 1626 (biên giới Trung Hoa đến đảo Hải Nam).
 
 Công Bính