1. Dòng sự kiện:
  2. Thành phố Thủ Đức
  3. Máy bay quân sự rơi ở Bình Định

Tịch thu xe đua, áp phạt kịch khung với “quái xế”

(Dân trí) - Quy định này được đưa ra trong Dự thảo Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt của Bộ GTVT và được xem là giải pháp kiên quyết nhằm dẹp bỏ vấn nạn đua xe trái phép gây mất trật tự an toàn giao thông.

Theo đó, người đua xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, xe đạp máy mà chống người thi hành công vụ; Tổ chức đua xe trái phép sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
 
Tịch thu xe đua được xem là giải pháp kiên quyết nhất từ trước tới nay
Tịch thu xe đua được xem là giải pháp kiên quyết nhất từ trước tới nay
nhằm lập lại trật tự an toàn giao thông

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi tụ tập để cổ vũ, kích động hành vi điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định, lạng lách, đánh võng, đuổi nhau trên đường hoặc đua xe trái phép; Đua xe đạp, đua xe đạp máy, đua xe xích lô, đua xe súc vật kéo, cưỡi súc vật chạy đua trái phép trên đường giao thông.

Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người cổ vũ, kích động đua xe trái phép mà cản trở hoặc chống người thi hành công vụ. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người đua xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện trái phép. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với người đua xe ô tô trái phép.

Ngoài việc bị phạt tiền, các đối tượng đua xe trái phép trên đường giao thông (trừ súc vật kéo, cưỡi) sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 24 tháng và tịch thu phương tiện.
 
Đua xe trái phép là vấn nạn nhức nhối tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM, trước đó UBND các thành phố này đã có đề nghị bộ ngành chức năng và cơ quan Trung ương nâng cao hơn mức xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm như người chưa đủ tuổi điều khiển phương tiện cơ giới, tịch thu phương tiện đua xe trái phép và buộc các "quái xế" lao động công ích có thời hạn.

Chống người thi hành công vụ: Phạt tối đa 14 triệu đồng

Số tiền phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng cũng được áp dụng đối với hành vi gây tai nạn hoặc không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ.

Đối với người có hành vi cản trở việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ hoặc đưa hối lộ người thi hành công vụ, phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ về: Các giấy tờ liên quan đến người và phương tiện, điều kiện hoạt động của phương tiện, hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải, đào tạo, sát hạch lái xe, đăng kiểm phương tiện; Có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự hoặc chống lại người thi hành công vụ, xúi giục người khác không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ, sử dụng uy tín của cá nhân, tổ chức để gây áp lực, cản trở người thi hành công vụ.

Ngoài việc bị phạt tiền, người vi phạm sẽ bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung khác, trong đó nếu người vi phạm là người điều khiển phương tiện thì còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển ô tô, mô tô, máy kéo, các loại xe tương tự ô tô, các loại xe tương tự mô tô), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) 2 tháng.

Trong Dự thảo, sẽ phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với các hành vi như: buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị; Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh; Điều khiển xe thành nhóm từ 2 (hai) xe trở lên chạy quá tốc độ quy định...

Quỳnh Anh

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm