Thú vị khi uống cà phê trong hầm biệt động Sài Gòn

(Dân trí) - Ngôi nhà cổ, có hầm trú ẩn là nơi hoạt động của biệt động Sài Gòn vừa được chủ nhà thiết kế trở thành quán cà phê độc đáo. Ra đời mới vài tháng nay, nhưng quán được xem là điểm đến hấp dẫn, đặc biệt là những ai thích ngồi suy gẫm chuyện đời qua "vị đắng cà phê"...

Một quán cà phê nằm ngay trung tâm Sài Gòn, vốn là căn hầm bí mật của dân Biệt động thành, đã được công nhận là di tích lịch sử hơn chục năm qua, đến những ngày đầu tháng 4/2018 đã trở thành điểm đến yêu thích của những người thích uống cà phê.

Thời kỳ cách mạng, ông Trần Văn Lai (Năm Lai) dưới "vỏ bọc" là một nhà tư sản, chuyên đi trang trí nội thất, đã mua lại căn nhà ở địa chỉ này để chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. Và ông giao cho vợ chồng ông Đỗ Miễn, người thợ làm cùng ông quản lí.

Nhiều năm sau ngày thống nhất đất nước, anh Trần Vũ Bình (con trai ông Trần Văn Lai) đã lấy lại căn nhà vốn là nơi hoạt động bí mật của Biệt động Sài Gòn. Và sau đó, mở thành quán cà phê. Theo đó, kiến trúc của căn nhà đã được phục dựng lại nguyên trạng như ban đầu với những căn hầm bí ẩn... để trở thành "điểm đến" cho mọi người tham quan.

Căn nhà có diện tích mặt bằng khoảng 50m2, theo lối kiến trúc thời Pháp.Tầng 1 của căn nhà được lót bằng gỗ, đây cũng là 1 căn hầm nổi, do ông Trần Văn Lai thiết kế một cách bí mật, ẩn trong vách tường, có độ sâu 2m. Cũng trên tầng lầu còn 1 căn hầm bí mật khác có chiều sâu 3m được ngụy trang bằng chiếc tủ gỗ, vừa đủ để 1 người chui vào khi gặp nguy hiểm. Và từ đây, có một lối thoát hiểm ra con đường phía sau nhà.

Khách đến quán, vừa nhâm nhi thưởng thức cà phê trong không gian cổ xưa, vừa được giới thiệu về quá trình hình thành ngôi nhà và "lý lịch" từng món đồ vật tại đây để có thể hiểu hơn về hoạt động của đội ngũ biệt động Sài Gòn- những chiến sĩ có tài "xuất quỷ nhập thần" đã lập nên nhiều chiến công hiển hách, góp phần tạo nên cuộc sống hòa bình của Việt Nam hôm nay.


Căn nhà là nơi hoạt động bí mật của dân Biệt động thành trước năm 1975. Sau thống nhất, anh Trần Vũ Bình đã chuộc lại để mở quán cà phê biệt động.

Căn nhà là nơi hoạt động bí mật của dân Biệt động thành trước năm 1975. Sau thống nhất, anh Trần Vũ Bình đã chuộc lại để mở quán cà phê biệt động.


Trước đây, căn nhà do vợ chồng ông Đỗ Miễn quản lí.

Trước đây, căn nhà do vợ chồng ông Đỗ Miễn quản lí.


Anh Trần Vũ Bình (con trai ông Năm Lai) mất hơn 10 năm trời để đi tìm những kỷ vật của đội Biệt động thành.

Anh Trần Vũ Bình (con trai ông Năm Lai) mất hơn 10 năm trời để đi tìm những kỷ vật của đội Biệt động thành.


Quán cà phê có không gian cổ kính, độc đáo.

Quán cà phê có không gian cổ kính, độc đáo.


Những kỷ vật trải qua hàng thập kỷ.

Những kỷ vật trải qua hàng thập kỷ.

Thú vị khi uống cà phê trong hầm biệt động Sài Gòn - 6
Thú vị khi uống cà phê trong hầm biệt động Sài Gòn - 7

Quanh nhà là một số hốc để thư từ, tài liệu mật, vũ khí nhỏ... được nguy trang bằng gạch bông. Bên trên là đồ dùng sinh hoạt hàng ngày nên đối phương khó phát hiện được.

Quanh nhà là một số hốc để thư từ, tài liệu mật, vũ khí nhỏ... được "nguy trang" bằng gạch bông. Bên trên là đồ dùng sinh hoạt hàng ngày nên đối phương khó phát hiện được.


Tầng 2 của căn nhà được lót bằng gỗ đây cũng là 1 căn hầm nổi do ông Trần Văn Lai thiết kế một cách bí mật ẩn trong vách tường, có độ sâu 2m.

Tầng 2 của căn nhà được lót bằng gỗ đây cũng là 1 căn hầm nổi do ông Trần Văn Lai thiết kế một cách "bí mật" ẩn trong vách tường, có độ sâu 2m.


Cũng trên tầng lầu còn 1 căn hầm bí mật khác có chiều sâu 3m được ngụy trang bằng chiếc tủ gỗ, vừa đủ để 1 người chui vào khi gặp nguy hiểm.

Cũng trên tầng lầu còn 1 căn hầm bí mật khác có chiều sâu 3m được ngụy trang bằng chiếc tủ gỗ, vừa đủ để 1 người chui vào khi gặp nguy hiểm.

Thú vị khi uống cà phê trong hầm biệt động Sài Gòn - 11

Chiếc máy may có tuổi đời hơn 50 năm.

Chiếc máy may có tuổi đời hơn 50 năm.


Chiếc tivi vẫn được đặt đúng vị trí cách đây nửa thế kỷ.

Chiếc tivi vẫn được đặt đúng vị trí cách đây nửa thế kỷ.

Thú vị khi uống cà phê trong hầm biệt động Sài Gòn - 14

Toàn bộ vật dụng bên trong căn nhà đều được anh Bình sưu tầm từ nhiều năm.

Toàn bộ vật dụng bên trong căn nhà đều được anh Bình sưu tầm từ nhiều năm.


Những chiếc li, tách trà hay chiếc gạt tàn thuốc cũng đã trải qua hàng chục năm.

Những chiếc li, tách trà hay chiếc gạt tàn thuốc cũng đã trải qua hàng chục năm.

Nguyễn Quang