1. Dòng sự kiện:
  2. Phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết
  3. Sắp xếp bộ máy để tinh, gọn, mạnh

Thủ tướng: Kiên quyết đóng cửa rừng tự nhiên, không phá rừng làm cây công nghiệp

(Dân trí) - Nhấn mạnh bất cập về thực thi pháp luật về lâm sản, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tái khẳng định chủ trương: Kiên quyết đóng cửa rừng tự nhiên, không phá rừng làm cây công nghiệp.


Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì Hội nghị “Định hướng, giải pháp phát triển nhanh, bền vững ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu”.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì Hội nghị “Định hướng, giải pháp phát triển nhanh, bền vững ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu”.

Sáng 8/8, tại TPHCM, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì Hội nghị “Định hướng, giải pháp phát triển nhanh, bền vững ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu”.

Cùng dự có Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, lãnh đạo các bộ, ban, ngành, các tổ chức trong và ngoài nước cùng đại biểu của 400 doanh nghiệp đại diện cho các doanh nghiệp trong ngành chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu trong cả nước.

Kiên quyết đóng cửa rừng tự nhiên, không phá rừng làm cây công nghiệp

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, đây là dịp để xem xét, đánh giá ngành chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam thời gian qua và cần làm gì để phát huy tiềm năng, thế mạnh của ngành.

Theo Thủ tướng, xuất khẩu gỗ và các sản phẩm chế biến từ gỗ chiếm 21% tổng giá trị xuất khẩu của ngành nông nghiệp, đạt gần 8 tỷ USD trong năm 2017. Mức tăng trưởng bình quân của ngành gỗ 18 năm qua đạt 15% mỗi năm, cao hơn 5 lần so với tăng trưởng ngành nông nghiệp. Đặc biệt, Việt Nam có trên 4.500 doanh nghiệp với hơn 350.000 lao động trong toàn ngành, tạo ra giá trị bình quân trên 23.000 USD/lao động. Theo dự báo, năm 2019 và những năm tiếp theo, ngành gỗ tiếp tục tăng trưởng nhanh.

Tuy nhiên, Thủ tướng cũng nêu rõ, cần khắc phục một số tồn tại, bất cập khi mà dư địa phát triển ngành gỗ còn rất lớn. Đơn cử như việc bảo đảm nguồn nguyên liệu có chất lượng và hợp pháp còn hạn chế. Quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, phân tán, chất lượng không đồng đều. Cam kết giữa doanh nghiệp và người dân còn lỏng lẻo, hiệu quả thực thi chưa cao.

Thủ tướng cho biết vừa ký quyết định xuất cho tỉnh Thanh Hóa trên 50.000 tấn gạo để hỗ trợ đồng bào dân tộc, hộ nghèo tự nguyện nhận trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng trong thời gian chưa tự túc được lương thực. Công nghệ trồng rừng, chế biến và quản trị doanh nghiệp còn hạn chế. Sản phẩm còn mang tính thủ công, năng suất thấp. Đặc biệt việc xây dựng thương hiệu doanh nghiệp, thương hiệu quốc gia, thương hiệu sản phẩm còn yếu. Chưa có nhiều thương hiệu gỗ, lâm sản Việt Nam có khả năng cạnh tranh trên thị trường khu vực và thế giới.

Nhấn mạnh bất cập về thực thi pháp luật về lâm sản, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tái khẳng định chủ trương: Kiên quyết đóng cửa rừng tự nhiên, không phá rừng làm cây công nghiệp.

Làm gì đ phát huy tim năng, thế mnh ca ngành chế biến xut khu g?

Thủ tướng nêu rõ, mục tiêu phát triển ngành gỗ thời gian tới là phát triển bền vững, hiệu quả, hiện đại, hội nhập sâu rộng vào thị trường quốc tế, khu vực. Sử dụng nguyên liệu hợp pháp, ứng dụng công nghệ tiên tiến, đào tạo nguồn nhân lực tốt, phát triển hệ thống công nghiệp hỗ trợ, dịch vụ logistic tốt hơn nữa trong phát triển ngành gỗ.


Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì Hội nghị “Định hướng, giải pháp phát triển nhanh, bền vững ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu”.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì Hội nghị “Định hướng, giải pháp phát triển nhanh, bền vững ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu”.

Thủ tướng cho rằng, ngành chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu Việt Nam phải trở thành một ngành mũi nhọn trong sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam. Phấn đấu đưa Việt Nam trở thành trung tâm hàng đầu về sản xuất, xuất khẩu gỗ và lâm sản có thương hiệu, có uy tín của thế giới. Theo đó, toàn ngành cần phấn đấu đến năm 2020 đạt kim ngạch xuất khẩu 12-13 tỷ USD và năm 2025 đạt 18-20 tỷ USD.

Để thực hiện mục tiêu trên, Thủ tướng gợi ý một số giải pháp, đầu tiên, các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp phải tập trung triển khai thực hiện hiệu quả Luật Lâm nghiệp năm 2017, trong đó có điểm mới quan trọng là coi lâm nghiệp là ngành kinh tế kỹ thuật đặc thù, liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm lâm nghiệp từ quản lý, bảo vệ, phát triển đến sử dụng rừng, chế biến và thương mại lâm sản.

Các bộ, ngành, nhất là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cần rà soát, hoàn thiện các văn bản pháp luật có liên quan, cải cách hành chính, tạo môi trường đầu tư tốt hơn nữa cho ngành chế biến gỗ và lâm sản phát triển. Khuyến khích đầu tư vào trồng rừng nguyên liệu, đổi mới khoa học công nghệ trong trồng rừng, chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu. Đi liền đó là đẩy mạnh trồng rừng nguyên liệu gỗ lớn, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, từ tạo giống, trồng, chăm sóc rừng, đến công nghệ chế biến, nâng cao năng suất, chất lượng.

Thủ tướng khuyến khích và đề nghị các doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ trong ngành chế biến gỗ và lâm sản, nhất là trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0. Làm tốt công tác phát triển thị trường trong và ngoài nước. Nghiên cứu sự phát triển của ngành bất động sản toàn cần và các hiệp định thương mại tự do… là cơ hội tốt để ngành gỗ Việt Nam xâm nhập thị trường thế giới.

Tập trung làm tốt công tác tuyên truyền, quảng bá, vận động người dân, doanh nghiệp thay đổi nhận thức về sử dụng gỗ hợp pháp, thay đổi tập quán sử dụng gỗ rừng tự nhiên sang rừng trồng. Kiên quyết không sử dụng gỗ bất hợp pháp. Thủ tướng cũng đề nghị các doanh nghiệp tôn trọng luật pháp quốc tế, sử dụng nguyên liệu hợp pháp, nghiên cứu thị trường quốc tế, phòng tránh tranh chấp có thể xảy ra.

Sau Hội nghị sẽ ban hành Chỉ thị để tạo điều kiện cho ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu phát triển nhanh, bền vững - Thủ tướng kết luận.

V.K

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm