1. Dòng sự kiện:
  2. Máy bay quân sự rơi ở Bình Định
  3. Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV

Thừa Thiên Huế:

Thích thú ngắm “vầng hào quang” bao quanh mặt trời

(Dân trí) - Sáng nay 9/5, vào khoảng từ 10h, trên bầu trời TP Huế và các huyện thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế xuất hiện một vòng tròn ánh sáng như “vầng hào quang” bao quanh mặt trời, khiến rất nhiều người dân thích thú đổ ra đường chiêm ngưỡng, chụp ảnh...

“Vầng hào quang” trên như một vòng cầu vồng với các màu ánh sáng đỏ, hồng, xanh, cam, vàng bao tròn quanh mặt trời. Chu vi vòng ánh sáng này mỗi lúc một rộng hơn khiến người dân ngạc nhiên thích thú.


Vòng hào quang bao quanh mặt trời tại TP Huế vào 10h sáng ngày 9/5.

"Vòng hào quang" bao quanh mặt trời tại TP Huế vào 10h sáng ngày 9/5.

Người dân TP Huế thích thú chiêm ngưỡng, chụp ảnh "vầng hào quang" bao quanh mặt trời.

Nhiều người dân thành phố Huế cho biết đây là lần đầu tiên họ thấy hiện tượng thiên nhiên này và tỏ ra rất ngạc nhiên.

Cho đến 11h cùng ngày, vòng tròn ánh sáng trên vẫn chưa tan, càng lúc càng lan rộng, cộng với ánh nắng ban trưa nên rất chói.

Đến hơn 12h trưa nay, hiện tượng này đã dần biến mất.


Càng về trưa vòng tròn ánh sáng càng lan rộng.

Càng về trưa vòng tròn ánh sáng càng lan rộng.

Thích thú ngắm “vầng hào quang” bao quanh mặt trời - 3

Thích thú ngắm “vầng hào quang” bao quanh mặt trời - 4

Thích thú ngắm “vầng hào quang” bao quanh mặt trời - 5


Rất đông người dân đang đi đường cũng dừng lại thích thú chiêm ngưỡng, chụp ảnh vầng hào quang quanh mặt trời.

Rất đông người dân đang đi đường cũng dừng lại thích thú chiêm ngưỡng, chụp ảnh "vầng hào quang" quanh mặt trời.


Hình ảnh vầng hào quang lúc 11h trưa nay.

Hình ảnh "vầng hào quang" lúc 11h trưa nay.

Hiện tượng quầng mặt trời

Liên quan đến hiện tượng trên, trao đổi với PV Dân trí, ông Lê Thanh Hải, Phó Tổng Giám đốc Trung tâm Khí tượng thuỷ văn Quốc gia cho biết, đây là hiện tượng quầng mặt trời (Halo Sun) - một hiện tượng quang học xảy ra trong khí quyển. Hiện tượng này được tạo ra khi ánh sáng chiếu vào một khối mây dưới dạng tinh thể nước (ice crystals) ở độ cao khoảng 10-12km so với mặt đất.

Theo ông Hải, hiện tượng này cũng có thể xảy ra cả với mặt trăng (gọi là quầng mặt trăng hay trăng quầng) và người ta gọi là trăng quầng (halo moon) để phân biệt với trăng tán (corona moon).

Dân gian xưa đúc kết "Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa", tuy nhiên gần đây giới khoa học cho rằng các hiện tượng trên không có khả năng dự báo thời tiết dài hạn mà chỉ có chức năng dự báo ngắn hạn trong vòng 12-24h.

Cũng trao đổi về hiện tượng trên, Th.s. Trần Thanh Bình, giảng viên Khoa Vật lý, chuyên nghiên cứu về thiên văn học - trường Đại học Sư phạm Huế, nhận định đây là một hiện tượng bình thường, ở Huế có thể xuất hiện lần đầu nhưng thực chất đã xuất hiện ở nhiều nơi.

“Khi mặt trời đi trên một tầng mây mỏng, mờ, đục có hạt nhỏ li ti với nhiệt độ đám mây khoảng - 20 độ, khoảng cách đám mây cách mặt đất chừng 5-8km; lúc đó ánh sáng mặt trời chiếu xuống mặt đất sẽ bị khúc xạ qua đám mây tạo nên một vòng tròn gọi là quầng mặt trời.

Quầng mặt trời có 7 màu với thứ tự màu từ trong ra ngoài: Đỏ - Cam – Vàng – Lục – Lam – Chàm – Tím; tương tự như cầu vồng. Tuy nhiên cầu vồng là do hạt mưa tạo ra, còn quầng mặt trời là do hạt nước trong tầng mây mỏng gặp ánh sáng mặt trời tán sắc tạo thành.

Th.s. Bình khuyên người dân không nên lo lắng hay gán ghép hiện tượng này với các quan điểm mê tín. Để tránh ánh sáng mặt trời bị khúc xạ đi vào mắt có thể tác động không tốt đến mắt, ông khuyên người dân nên đeo kính râm để quan sát quầng mặt trời.

Người dân nên đeo kính râm khi quan sát hiện tượng quầng mặt trời.
Người dân nên đeo kính râm khi quan sát hiện tượng quầng mặt trời.

Đại Dương - Nguyễn Dương

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm