1. Dòng sự kiện:
  2. Thành phố Thủ Đức
  3. Máy bay quân sự rơi ở Bình Định

Hà Tĩnh:

Thầy giáo 9 năm liền dạy bơi miễn phí cho hàng nghìn học sinh

(Dân trí) - Chứng kiến nhiều cái chết thương tâm trên sông nước và cũng một lần chết "hụt" trên sông, thầy Lê Văn Tùng (Trường THCS Cẩm Trung, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh) đã 9 năm liền mở lớp dạy bơi miễn phí cho hàng nghìn học sinh.

Một lớp học bơi miễn phí của thầy giáo Tùng
Một lớp học bơi miễn phí của thầy giáo Tùng Lớp học đặc biệt… Trước đây chính thày Tùng đã có lần chết "hụt" vì đuối nước. “Thời mái tóc còn để chỏm, tôi theo bạn bè đi chăn bò qua sông, lúc chiều tà thì cả đoàn quay về làng. Ra đến giữa sông tôi bị tuột khỏi lưng bò rơi xuống sông. Trong lúc chới với tôi được một người vớt lên. Sau này tôi mới biết người vớt tôi lên cũng có người con bị đuối nước tại khúc sông này. Sau lần chết "hụt", tôi cố gắng tập bơi, dần dần tôi đã bơi lội thành thạo” – thầy Tùng nhớ lại. Sau khi đi học chuyên nghiệp trở về quê công tác, hầu như năm nào tôi cũng phải chứng kiến học sinh hay trẻ nhỏ của làng mình chết đuối. Chính những điều đó đã thôi thúc thầy Tùng phải hành động để hàng năm không phải nhìn thấy những cảnh tượng đau lòng như vậy nữa. Với những trăn trở và nỗi niềm ấp ủ đã lâu, đến năm 2006 thầy Tùng quyết định mở lớp học dạy bơi miễn phí trên khúc sông chạy qua làng. Lớp học "đặc biệt" của thầy giáo Tùng thu hút hàng chục học sinh thuộc các lứa tuổi khác nhau kéo đến học bơi.
Các em nhỏ trong lớp học bơi miễn phí của thầy Tùng khởi động chuẩn bị học bơi
Các em nhỏ trong lớp học bơi miễn phí của thầy Tùng khởi động chuẩn bị học bơi

Có ý tưởng có lòng đam mê và nhiệt huyết, thế nhưng khi bước ra thành lập một lớp học bơi, thầy Tùng gặp không ít khó khăn, từ kinh phí, địa điểm lớp học, đến việc đảm bảo an toàn cho các em khi đến đây học bơi. Vô số ý kiến khiến cho thầy Tùng phải đau đầu suy nghĩ. Thế nhưng với tình thương dành cho những học sinh nghèo nơi đây, lớp học bơi nhanh chóng được thành lập. "Ngày đó do không có kinh phí nên tôi đi các cửa hàng sửa xe đạp, xe máy xin những chiếc săm hỏng về làm phao bơi, còn những chiếc cọc tiêu thì tôi đi xin tre của bà con trong làng. Giờ chỉ còn công tác làm sao để đảm bảo an toàn cho học sinh khi đến đây bơi. Rất may trong lúc tôi gặp khó khăn thì nhận được sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương, nhất là Đoàn thanh niên xã đã giúp tôi cử người túc trực tại lớp bơi phòng trường hợp rủi ro có thể xảy ra” – thầy Tùng kể.
Thầy Tùng miệt mài chỉ bảo từng động tác bơi cho các em.
Thầy Tùng miệt mài chỉ bảo từng động tác bơi cho các em.
Ngày lớp học khai giảng, thầy Tùng rất bất ngờ khi có đến hơn 40 học sinh độ tuổi khác nhau kéo đến xin học. Sau một thời gian ngắn thì tất cả các em đều biết bơi. Lớp học bơi cứ thế được mọi người truyền tai nhau. Vậy là cứ vào đầu tháng 5 hàng năm, lớp học "đặc biệt" của thầy Tùng lại khai giảng. Suốt 9 năm qua, lớp học này đã đào tạo thành công hơn 3.000 học sinh thuộc 15 xã trên địa bàn toàn huyện Cẩm Xuyên biết bơi, phòng tránh đuối nước. Nỗi niềm thầy giáo dạy bơi miễn phí Để lớp học ngày càng được nhân rộng, cứ đến tháng 4 hằng năm, thầy Tùng lại về các địa phương phát tờ rơi, dùng loa phát thanh tuyên truyền về lớp học bơi miễn phí của mình, thế nhưng khi số học sinh nhập học tăng lên hàng ngày thì đồng nghĩa với việc nỗi lo và gáng nặng đè lên đôi vai thầy lại lớn hơn. Nặng lòng với các lớp dạy bơi miễn phí, nhưng cuộc sống gia đình thầy Tùng gặp nhiều khó khăn. Vợ thầy, chị Nguyễn Thị Thúy (SN 1987) chưa có việc làm, thầy còn phụng dưỡng mẹ già đã hơn 70 tuổi. Nói về dự định sắp tới, thầy Tùng nói: "Tôi có dự tính sẽ mở một bể bơi ngay tại nhà mình để tiện cho việc đi lại. Không chỉ các em trong vùng được học mà kể cả các em vùng phụ cận cũng có thể đến đây học bơi. Thế nhưng để mở được một bể bơi hoàn chỉnh thì phải mất một số tiền lớn, trong khi đó tôi đang còn khó khăn nên chắc chưa thực hiện được…".
Thầy Tùng bên người vợ trẻ chưa có việc làm và người mẹ già
Thầy Tùng bên người vợ trẻ chưa có việc làm và người mẹ già
"Một số phụ huynh và cả chính quyền có bảo tôi thu một khoản phí nhỏ khi dạy bơi, nhưng tôi dạy các em với lòng thiện nguyện, tôi muốn các em có được các kỹ năng để phòng tránh đuối nước, tránh xảy ra cảnh tượng đau lòng, chứ tôi không kinh doanh", thầy Tùng nói thêm. Hằng ngày dẫu cuộc sống vẫn lắm bộn bề lo toan, nhưng điều làm thầy Tùng trăn trở và băn khoăn nhất là cứ đến mùa hè hằng năm thầy lại phải chứng kiến những cảnh tượng đau lòng do sông nước gây nên.
Đã 
Đã 9 năm qua thầy Tùng đã dạy cho hơn 3.000 học sinh thuộc 15 xã trên địa bàn toàn huyện Cẩm Xuyên biết bơi
Tấm lòng thiện nguyện và lòng nhiệt huyết của thầy Tùng đã được ghi nhận vào năm 2007, khi thầy được Trung ương đoàn tặng bằng khen, đoạt giải Cánh Én của Bộ Giáo dục và đào tạo năm 2011, bằng khen Bộ trưởng Bộ GTVT năm 2012, bằng khen Thủ tướng năm 2012. Anh Tấn - Văn Dũng

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm