Thay công tơ mới, tiền điện tăng vọt: Đâu là nguyên nhân chính?
(Dân trí) - Liên quan đến việc <a href=" http://dantri.com.vn/Sukien/2006/4/113579.vip"> “thay công tơ mới, tiền điện tăng vọt” </a> tại khu tập thể Văn Chương (quận Đống Đa, Hà Nội), mà đến giờ phút này “2 bên” vẫn chưa tìm được tiếng nói chung, ông Lê Ninh - Trưởng phòng giám sát điện năng, Cục kỹ thuật an toàn công nghiệp, Bộ Công nghiệp cho biết:
Theo văn bản kỹ thuật đo lường Việt Nam quy định chu kỳ kiểm định của công tơ điện 1 pha phải qua 5 năm, công tơ 3 pha phải qua 2 năm.
Trong văn bản nhà nước cho phép dùng 5 năm mà 3 năm đã phải thay thì chất lượng công tơ, chất lượng kiểm định cần phải xem xét lại.
Vậy trách nhiệm quản lý về địa điểm đặt công tơ được quy định như thế nào, thưa ông?
Khi nghi ngờ thiết bị (công tơ) chạy không chính xác, bên mua có quyền yêu cầu bên bán kiểm tra. Trong thời hạn 3 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu, bên bán phải kiểm tra, sửa chữa hoặc thay thế. Trường hợp không đồng ý với kết quả kiểm tra, sửa chữa hoặc thay thế, bên mua điện có quyền đề nghị cơ quan quản lý tổ chức kiểm định độc lập. Trong thời hạn 15 ngày, cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm tổ chức kiểm định. (Trích điều 15 Luật Điện lực) |
Bên bán điện có trách nhiệm bảo vệ công tơ lắp đặt ở ngoài khu vực quản lý của bên mua điện, bởi công tơ điện không nằm trong khu vực nhà dân.
Vậy theo ông, những tác nhân nào sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động của đồng hồ điện?
Bụi bẩn cũng có thể là một tác nhân khiến đồng hồ chạy sai. Ngoài ra, công tơ điện chạy nhanh hay chậm có thể do người sử dụng thay đổi thiết bị điện hoặc bị chạm chập điện năng.
Để có kết quả kiểm định cụ thể và khách quan thì phải chuyển cả hai chiếc công tơ cũ và chiếc mới thay về Sở công nghiệp để cơ quan này tìm một đơn vị kiểm định độc lập, kiểm định những chiếc công tơ này.
Xin cám ơn ông!
Lâm Hùng (thực hiện)