1. Dòng sự kiện:
  2. Thành phố Thủ Đức
  3. Máy bay quân sự rơi ở Bình Định

Thắt chặt quản lý lao động Trung Quốc tại Cà Mau

(Dân trí) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau gửi công văn đề nghị các đơn vị tiến hành kiểm tra, thống kê số lao động nước ngoài làm việc tại Cà Mau - trong đó phần lớn là lao động Trung Quốc.

Ông Nguyễn Tiến Hải, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa ký công văn gửi Sở LĐ-TB&XH, Công an, Tổ quản lý lao động nước ngoài, Ban quản lý Dự án khí-điện-đạm Cà Mau và UBND huyện U Minh; đề nghị các đơn vị tiến hành kiểm tra, thống kê số lao động nước ngoài làm việc tại Cà Mau để tách số lao động có thời gian làm việc dưới 3 tháng và số lao động thuộc diện phải cấp giấy phép lao động.
 
Thắt chặt quản lý lao động Trung Quốc tại Cà Mau - 1
Lao động Trung Quốc sau giờ làm việc tại Cụm khí-điện-đạm Cà Mau

 

Bà Chung Ngọc Nhãn, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Cà Mau, cho biết: “Nguyên nhân của tình trạng trên là do trách nhiệm đầu tiên của chủ đầu tư. Ban quản lý dự án Cụm khí-điện-đạm Cà Mau không báo cáo thường xuyên số lượng lao động. Ngoài ra, chủ thầu Trung Quốc chưa tự giác chấp hành pháp luật lao động của Việt Nam. Họ đã lợi dụng kẽ hở của luật pháp để đưa công nhân vào làm việc”.

 

Trao đổi qua điện thoại với phóng viên, ông Văn Tiến Thanh, Phó Ban quản lý Dự án khí-điện-đạm Cà Mau, nói: “Công trình xây dựng đang đẩy nhanh tiến độ, lao động nước ngoài sẽ biến động nhiều hơn, nhiều việc phức tạp. Tại thời điểm này, chúng tôi không tiếp phóng viên về lao động Trung Quốc trên công trường”.

 

Còn theo ông Lê Thanh Tòng, Phó GĐ Sở LĐ-TB&XH Cà Mau, việc giải quyết lao động Trung Quốc trên công trường Nhà máy đạm Cà Mau chậm nhất vào ngày 19/8. Thống kê mới nhất của Sở LĐ-TB& XH Cà Mau, trên công trường xây dựng Nhà máy đạm Cà Mau - Cụm khí-điện-đạm Cà Mau có hơn 1.700 lao động Trung Quốc. Trong số hơn 1.000 lao động không phép có 440 lao động dưới 3 tháng và hơn 600 lao động phải làm thủ tục cấp phép lao động.

 

Huyền Trang

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm