1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM
  3. Phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết

Thanh Hóa lặp lại trận lụt lịch sử, sơ tán dân khẩn cấp trong đêm

(Dân trí) - Mưa dồn dập cùng với việc hồ thủy lợi - thủy điện Cửa Đạt xả lũ đã khiến cho nhiều vùng ở phía hạ du bị ngập lụt, chia cắt. Huyện Thọ Xuân đã phải di dời dân trong đêm đến nơi an toàn.

Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, mưa lớn cộng với việc xả lũ của hồ Cửa Đạt nên mực nước trên các sông qua địa bàn huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa) dâng lên rất nhanh. Có những vị trí ngập sâu đến 5 – 6m, một số nhà dân đã lút lên đến tận nóc nhà.


Hồ Cửa Đạt xả lũ khiến nhiều vùng hạ du ngập lụt

Hồ Cửa Đạt xả lũ khiến nhiều vùng hạ du ngập lụt

Theo ghi nhận của phóng viên, ngay trong tối ngày 11/10, chính quyền địa phương phối hợp với các lực lượng chức năng tổ chức sơ tán dân ở nhiều xã ra khỏi vùng bị ngập sâu.

Tại xã Xuân Thiên có hơn 500 hộ dân của hai thôn Quảng Ích 1, 2 đã bị nước lũ nhấn chìm trong biển nước. Để đảm bảo an toàn cho người dân, huyện Thọ Xuân đã tổ chức di dời người dân đến nơi an toàn trong đêm.

Trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Lê Đình Hải, Chủ tịch UBND huyện Thọ Xuân cho biết, mực nước trên sông đoạn qua địa bàn huyện đã lên trên báo động ba. Toàn hyện có khoảng gần 3.000 hộ dân bị ngập đã di dời.


Nhiều nơi nước ngập gần lên đến nóc nhà

Nhiều nơi nước ngập gần lên đến nóc nhà

Người dân ở các khu vực ngập sâu đã được di dời đến những điểm cao ráo hơn ở nội bộ Thôn, đến trường học, nội bộ xã, ở lại trên các nhà tầng, đồng thời di dời đến các địa phương khác…

Nước lũ lớn đã khiến nhiều khu vực trên địa bàn huyện bị chia cắt, cô lập, do điều kiện nước lớn và trời tối nên công tác di dời dân gặp nhiều khó khăn.

Đến 23h cùng ngày, công tác di dời các hộ dân bị ngập đến nơi an toàn vẫn đang được triển khai.


Các hộ dân đã được di dời trước khi nước tràn về

Các hộ dân đã được di dời trước khi nước tràn về

Trước đó, mặc dù UBND huyện đã phát lệnh di dân, nhưng do nước chưa vào nhà nên hầu hết các hộ đều cố ở lại. Tuy nhiên, đến chiều tối và đêm ngày 11/10, mực nước dâng lên rất cao, tràn vào nhà buộc các hộ dân phải di dời trong đêm.

Theo những người dân địa phương, đây là trận lụt lịch sử thứ hai sau năm 1997. Nhiều người dân chủ quan khi cho rằng mưa lũ sẽ không dâng cao đến mức như thế.

Trong khi đó, do hồ Cửa Đạt xả lũ nên đã khiến nước dâng lên chóng mặt, người dân không kịp trở tay. Hiện tình hình mưa lũ trên địa bàn đang diễn biến rất phức tạp.

Nước lên rất nhanh khiến công tác sơ tán dân triển khai trong đêm
Nước lên rất nhanh khiến công tác sơ tán dân triển khai trong đêm

Người dân rời nhà đến nơi an toàn trong đêm

Người dân rời nhà đến nơi an toàn trong đêm

Nước ngập sâu đến nửa nhà khiến phụ nữ và trẻ em rất vất vả di chuyển
Nước ngập sâu đến nửa nhà khiến phụ nữ và trẻ em rất vất vả di chuyển

Diễn biến lũ lụt đang rất phức tạp ở Thanh Hóa

Diễn biến lũ lụt đang rất phức tạp ở Thanh Hóa

Trong đêm 10/10 và 11/10, hàng nghìn chiến sĩ bộ đội, công an tỉnh Thanh Hóa ngâm mình trong lũ, trắng đêm sơ tán, cứu dân đến nơi an toàn; hỗ trợ sơ tán trẻ em, phụ nữ và người già; sử dụng cano, xuồng máy đến từng hộ dân để cấp mì tôm, lương thực và nước ngọt cho nhân dân.

Thanh Hóa lặp lại trận lụt lịch sử, sơ tán dân khẩn cấp trong đêm - 8

Thanh Hóa lặp lại trận lụt lịch sử, sơ tán dân khẩn cấp trong đêm - 9

Bộ đội giúp dân sơ tán khỏi nơi có lũ

Thanh Hóa lặp lại trận lụt lịch sử, sơ tán dân khẩn cấp trong đêm - 10

Thanh Hóa lặp lại trận lụt lịch sử, sơ tán dân khẩn cấp trong đêm - 11

Thanh Hóa lặp lại trận lụt lịch sử, sơ tán dân khẩn cấp trong đêm - 12

Thanh Hóa lặp lại trận lụt lịch sử, sơ tán dân khẩn cấp trong đêm - 13

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương cho biết: Mực nước lũ trên sông Mã qua Thanh Hóa và sông Hoàng Long qua Ninh Bình có thể vượt giá trị lịch sử 30-40 năm trước. Mực nước lũ trên sông Hoàng Long sẽ vượt báo động 3 là 1,2m - tương đương với đỉnh lũ lịch sử năm 1985. Mực nước lũ tại sông Mã trên báo động 3 là 1m - tương đương lũ lịch sử năm 1980.

Đặc biệt, cả 3 sông Bưởi (qua huyện Thạch Thành), sông Mã (qua huyện Yên Định và Thành phố Thanh Hoá) và sông Chu (qua huyện Thọ Xuân) đều sẽ vượt mức lũ báo động 3 từ 0,5-1m. Do đó, tình trạng ngập lụt sâu diện rộng sẽ tiếp diễn hầu khắp Thanh Hóa. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 3.

Ngoài ra, các huyện vùng núi của Thanh Hóa như: Mường Lát, Thạch Thành, Quan Hóa, Quan Sơn, Lang Chánh, Bá Thước, Cẩm Thủy, Như Xuân, Như Thanh, Thường Xuân, Yên Định, Thọ Xuân có nguy cơ sạt lở đất.

Duy Tuyên - Nguyễn Thùy