1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM
  3. Phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết

Tại sao chiến hạm “tia chớp” nguy hiểm ở Biển Đông?

Molniya thực sự là mũi tấn công chớp nhoáng, có thể hủy diệt chiến hạm đối phương có lượng giãn nước lớn hơn như tàu hộ vệ tên lửa, tàu khu trục và tuần dương. Uy lực tốc độ, hỏa lực dồn dập của Molniya sẽ là sát thủ của mọi chiến hạm kẻ thù trên biển Việt Nam.

Chiến đấu trên biển có những đặc điểm hoàn toàn khác với chiến đấu trên bộ và trên không.

 
Tại sao chiến hạm “tia chớp” nguy hiểm ở Biển Đông?
 

Đối phương trong các hoạt động tác chiến trên biển thông thường là những lực lượng có tiềm lực kỹ thuật, khoa học công nghệ và vũ khí trang bị lớn hơn ta gấp nhiều lần. Các loại vũ khí và phương tiện chiến tranh, đối phương nắm rất rõ tính năng kỹ chiến thuật, khả năng tác chiến, phương pháp sử dụng và đương nhiện, đối phương đã chuẩn bị đầy đủ cho mọi tình huống có thể xảy ra trên chiến trường.

 

Các chiến hạm nổi hoàn toàn phơi mình trên mặt biển, sự sống còn phụ thuộc hầu hết vào quyết định của thuyền trưởng. Trong mọi tình huống, lực lượng công kích bao giờ cũng có binh lực, vũ khí trang bị mạnh hơn gấp nhiều lần, hiện đại và siêu hiện đại, đồng thời cũng tính được tất cả những gì mà một chiến hạm hoặc một cụm chiến hạm có thể thực hiện được.

 

Vấn đề còn lại là sự quyết định sáng tạo, quyết đoán của hạm trưởng, sự thuần thục trong hành động và hiểu biết sâu sắc hạm tàu, trang thiết bị của thủy thủ đoàn, cũng như tính kỷ luật và tuyệt đối phục tùng, thực hiện mệnh lệnh chính xác.

 

Trong lịch sử các trận hải chiến, không ít lần sự sáng tạo và ý chí sắt thép, tính kỷ luật và quyết tâm cao độ đã thắng những lực lượng hải quân hùng mạnh gấp nhiều lần. Một trận hải chiến khá nổi bật trong lịch sử hải quân Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước là trận công kích tàu khu trục Maddox.

 

Xuồng phóng lôi 333 thoát ly hải chiến sau khi công kích thành công khu trục hạm USS Maddox.
Xuồng phóng lôi 333 thoát ly hải chiến sau khi công kích thành công khu trục hạm USS Maddox.

 

Trong trận đánh đêm 31/7/1964, rạng sáng 1/8, tàu khu trục Maddox khi xâm phạm vùng biển Quảng Bình, sau đó tiến lên phía bắc, điều tra các mạng lưới phòng thủ của Việt Nam ở khu vực đèo Ngang, Hòn Mát, Hòn Mê, Lạch Trường. Ba xuồng phóng lôi 333, 336, 339 nhận nhiệm vụ đánh chặn.

 

Ngày 2/8/1964 3, tàu phóng lôi của Hải quân Việt Nam tiếp cận và tấn công. Tàu khu trục Maddox sử dụng hỏa lực mạnh đánh chặn, tàu 333 nghi binh cho xuồng 336 và 339 công kích. Mỹ sử dụng 5 máy bay hải quân tham chiến, hỏa lực của tàu khu trục và máy bay làm 2 xuồng 336 và 339 bị tổn thất.

 

Tàu phóng lôi 333 quay trở lại, dù bị trúng đạn pháo nhưng vẫn tận dụng tốc độ cao và áp sát khu trục hạm Maddox phóng đạn, bị trúng 1 quả ngư lôi của xuống 333. Tàu Maddox bị cháy và phải rút khỏi vịnh Bắc Bộ.

 

Xuồng phóng lôi 333 thoát ly hải chiến sau khi công kích thành công khu trục hạm USS Maddox.

 
Trong trận đánh lịch sử này, yếu tố bất ngờ xảy ra khi tàu 336 và 339. Mũi công kích chủ lực bị lực lượng không quân và pháo hạm đối phương gây tổn thất, đối phương đã tin tưởng vào khả năng tiêu diệt được phân đội tàu nhỏ bé của hải quân Việt Nam, nhưng chính vào thời điểm đối phương sơ hở là lúc tàu 333 sử dụng tốc độ cao tiếp cận và phóng ngư lôi thành công.

 

Bất ngờ - một trong những nguyên tắc của nghệ thuật quân sự, một yếu tố vô cùng quan trọng quyết định chiến thắng trong một trận hải chiến. Ở cấp độ chiến thuật, yếu tố bất ngờ được thực hiện bằng biện pháp lựa chọn cách sử dụng vũ khí tấn công mục tiêu hoặc tạo ra các tình huống chiến thuật mà trong tình huống đó, đối phương không có khả năng phòng thủ hiệu quả của đòn tấn công.

 

Trong tình huống lực lượng tương đương và tính năng kỹ chiến thuật của cả hai bên, yếu tố bất ngờ cho phép đạt được hiệu quả cao nhất với tiêu hao đạn dược và thời gian, đồng thời với tổn thất thấp nhất. Thực hiện được yếu tố bất ngờ gắn liền với việc tiến hành một loạt những hành động, hoàn toàn không nằm trong dự tính của kẻ thù theo thời gian, vị trí, vũ khí trang bị sử dụng và các phương thức tiến hành các hoạt động tác chiến.

 

Trong hải chiến, yếu tố bất ngờ thông thường mang tính chất chiến thuật, trong tình huống đã bắt đầu các hoạt động tác chiến. Kinh nghiệm chiến đấu và các hoạt động diễn tập thực binh cho thấy, để đạt được yếu tố bất ngờ, phần lớn dựa vào tính năng kỹ chiến thuật của các phương tiện tác chiến của hạm đội, tính năng động, sáng tạo của chỉ huy trưởng với những giải pháp tối ưu và sáng tạo nhất trong cơ động, lựa chọn loại và phương pháp sử dụng vũ khí, thực hiện những kỹ thuật tác chiến mới mà đối phương hoàn toàn không dự tính được.

 

Hải chiến – là nghệ thuật chiến đấu, phụ thuộc hoàn toàn vào người chỉ huy, đây là sự đối đầu giữa binh khí kỹ thuật và trí tuệ, để dành được thắng lợi hoặc bị đánh chìm. Rất chính xác khi Đô đốc Hải quân Nga S.О. Makarov nhận xét: "Hải chiến không phải là một trận đấu kiếm hay đấu súng vì danh dự, mà trong đó, mọi điều kiện trận đánh mỗi bên phải giống nhau. Ngược lại, cần phải nỗ lực và cố gắng đạt được yếu tố, mà tất cả những điều có lợi thế thuộc về phía mình, và tất cả những bất lợi ở bên phía đối phương; đây là nhiệm vụ chủ yếu của chiến thuật, càng thực hiện hoàn hảo điều này, càng giảm những tổn thất …. Và có thể giành thắng lợi.

 

Những tình huống phi chuẩn và những hành động phi chuẩn sẽ đưa đối phương vào trạng thái kinh ngạc, không tự tin, thông thường buộc đối phương trong một thời gian ngắn không kịp phản ứng và không thực hiện được nhiệm vụ được giao.

 

Bất ngờ, thông thường cho hiệu quả tác chiến rất cao khi sử dụng vũ khí trang bị mới và kỹ năng tác chiến phi chuẩn của hải đội tham chiến. Cùng với việc sử dụng các phương tiện chiến đấu truyền thống – chiến hạm, tên lửa, pháo hạm – nhưng cách đánh sáng tạo phi chuẩn – sử tốc độ cơ động, phương pháp tiếp cận phi chuẩn, khả năng điều khiển hạm tàu đến tận cùng giới hạn hoặc vượt sức bền, công suất, khả năng điêu luyện sử dụng các vũ khí khí tài phòng thủ cũng như tấn công sẽ gây cho đối phương choáng sốc tâm lý mạnh mẽ, hoặc không kịp hay không thể áp dụng các biện pháp phòng ngự, từ khoảng thời gian vô cùng ngắn ngủi đó, lực lượng tấn công có được một ưu thế nhất định, đặc biệt trong thời gian đầu của trận đánh. Trong các trận đấu kinh điển, không hiếm những trường hợp, những đòn tấn công bất ngờ về thời gian, không gian, phương tiện cho đến các đòn tấn công cảm tử liểu kamikaze trên biển đem lại những kết quả rất bất ngờ.
 
Chiến hạm Molniya mang tên lửa P-15 Termit.
Chiến hạm Molniya mang tên lửa P-15 Termit.

 

Một ví dụ nữa về tính bất ngờ trong tác chiến, đó là ngày 27/3/1989, khinh pháo hạm "АК-213" dưới sự chỉ huy của thuyền trưởng – trung úy N. Belyi được giao nhiệm vụ từ căn cứ hải quân trên đảo Dahlak (Biển Đỏ) một nhóm thủy thủ dân sự đã hết thời hạn phục vụ về Liên xô. Khi hải hành vượt biển, khinh pháo hạm bị 4 chiếc xuồng phóng lôi type "Jaguar" của nhóm quân ly khai Eritrean đuổi theo.

 

Để thoát khỏi truy đuổi, hạm trưởng đã sử dụng bom chìm, phóng từ phía đuôi tàu với thời gian nổ khác nhau, xuồng phóng lôi dẫn đầu của địch trúng bom, bị xé tan. 3 chiếc còn lại bỏ chạy. Như vậy, yếu tố sử dụng bom chìm chống ngầm là yếu tố bất ngờ của trận chiến.

 

Trong chiến tranh hiện đại, trong nghệ thuật tác chiến trên biển của các cường quốc hải quân thường có xu hướng thành lập các cụm hải quân xung kích chủ lực, với các thành phần tác chiến đầy đủ, không quân hải quân, các hạm tàu các loại từ tuần dương hạm, khu trục hạm các loại, các hạm tàu hộ vệ tên lửa và chống ngầm, tàu ngầm diesel hoặc tàu ngầm nguyên tử. Với các loại vũ khí tấn công tầm xa như tên lửa hành trình, khả năng công kích của một cụm hải quân chủ lực cấp chiến dịch, chiến thuật có thể từ hàng chục km đến hàng trăm km.

 

Cụm hải quân xung kích chủ lực là lực lượng chủ đạo trong chiến đấu tấn công tiêu diệt lực lượng hải quân đối phương, công kích các mục tiêu ven bờ biển và yểm trợ đổ bộ đánh chiếm biển đảo.

 

Để đột phá xuyên qua vòng phòng ngự hỏa lực dày đặc của các cụm binh lực hải quân, đồng thới đánh thiệt hại nặng lực lượng chủ công của địch như tàu đổ bộ, tàu khu trục hoặc tuần dường, đối với các lực lượng hải quân các cường quốc chủ yếu sử dụng lực lượng tập kích tầm xa, dùng ưu thế của hỏa lực tên lửa đa tầm tấn công các mục tiêu chủ đạo.

 

Với lực lượng hải quân mỏng hơn, phương thức tác chiến sẽ hoàn toàn thay đổi, các chiến hạm phòng thủ phải dựa vào hỏa lực của lực lượng phòng thủ bờ biển và hải đảo, che chắn các đòn không kích của đối phương bằng hỏa lực phòng không bờ biển.

 

Từ bàn đạp tác chiến ven biển, có thể sử dụng các khinh hạm tên lửa, có tốc độ cao và khả năng cơ động nhanh nhẹn, hỏa lực cực mạnh đột phá tuyến phòng ngự hỏa lực đối phương. Bằng các tên lửa có sức công phá lớn như P-15 Termit, có tốc độ siêu âm như P-270 Moskit hoặc các tên lửa nhẹ hơn, nhưng tấn công hàng loạt như tên lửa đối hạm Kh-35 Uran. Với phương án này, có thể vô hiệu hóa được hỏa lực chống tên lửa của tàu địch.

 

Molniya mang tên lửa diệt hạm Moskit.

Molniya mang tên lửa diệt hạm Moskit.

 

Là một trong những dự án thành công nhất của Liên bang Xô Viết, khinh hạm tên lửa Molniya chính là mũi tên thần, chiếc tàu tiêm kích trong lực lượng phòng ngự của hải quân các nước đang phát triển. Thông số kỹ thuật của tàu hoàn toàn không lớn, tàu có chiều dài – 56.1m, rộng – 10.2 m; ngấn nước là – 4.3 (2.5) m; Lượng giãn nước khá nhỏ ; trung bình/đủ tải là – 436/493;

 

Với lượng giãn nước nhẹ, tính cơ động của tàu rất cao, có khả năng thực hiện những kỹ thuật điều khiển phức tạp quyết đoán trên biển, song hành cùng với khả năng cơ động, chiến hạm có tốc độ rất nhanh – 38-39 cho đến 41 knots (75.9 km/h); Hệ thống động lực 2 động cơ tua bin COGAG 12000 sức ngựa, cùng 2 động cơ đường trường 4000 sức ngựa (có hai mẫu là diesel và tua bin cho động cơ), 2 trục chân vịt. Đây chính là cấu trúc quan trọng cho phép một hạm trưởng có thể bẻ lái với góc ngoặt nhỏ nhất trong các động tác kỹ thuật chống tên lửa và ngư lôi.

 

Phiên bản đầu tiên của Molniya được lắp đặt tên lửa (4K40) P-15M Termit hay còn gọi là Rubez. Đây là tên lửa chống hạm hạng nặng với đầu đạn lên đến 490 kg. Tầm bắn từ 80 km đến 8km với vận tốc dưới âm là 0.9M. Trong cận chiến với khoảng cách gần dưới 40, Molniya với một tên lửa P-15M Termit có khả năng dìm bất cứ một chiến hạm nào xuống đáy biển.

 

Đặc điểm hỏa lực của Moniya thể hiện rõ tính chất của chiến hạm đột phá tuyến phòng ngự hỏa lực đối phương. Với tốc độ trên 70 km/h trên biển và khả năng cơ động nhanh nhẹn của hệ thống chuyển động. Nếu lắp đặt tên lửa Moskit, Molniya có khả năng tiêu diệt chiến hạm đối phương trong khoảng cách từ 240 km đến 10 km với 4 lần phóng liên tiếp. Cần nhớ rằng Moskit bay với tốc độ siêu âm đến 2,8M. Nếu được trang bị Kh – 35 (Uran – E). Tàu Moskit có khả năng phóng loạt đến 16 tên lửa có tốc độ cận âm 0.8M, có thể phóng liên tiếp trên khoảng cách từ 135 km đến 7 km so với mục tiêu với giãn cách tối thiểu 3s một lần phóng. Như vậy, với khả năng đột phá cao, Molniya càng gần mục tiêu càng trở lên nguy hiểm.

 

Phóng tên lửa Kh 35 Uran – E trên khinh hạm Molniya.
Phóng tên lửa Kh 35 Uran – E trên khinh hạm Molniya.

 

Điểm yếu duy nhất của Molniya là phòng không, Molniya chỉ có hai pháo phòng không AK 630 và tên lửa vác vai, do đó, ở tầm xa, khi độc lập tác chiến, Molniya không có khả năng phòng ngự trước các đợt không kích bằng tên lửa chống tàu của máy bay đối phương.

 

Tác chiến trên biển lớn, Molniya nằm trong đội hình của cụm phòng không hải quân cơ động hoặc cụm chiến hạm công kích chủ lực, dưới sự yểm trợ của hỏa lực phòng không chiến hạm. Trong phòng ngự bờ biển, hải đảo, Molniya được yểm trợ bằng hỏa lực phòng không bờ biển hoặc hải đảo.

 

Đối với các tên lửa chống tàu cận âm hoặc siêu âm tầm xa, Molniya phải dựa trên hệ thống phòng không của cụm chiến hạm hoặc phòng không bờ biển, đồng thời sử dụng các loại đạn gây nhiễu và súng phòng không AK 630. Cùng như sự năng động, sáng tạo và trình độ điều khiển hạm tàu của hoa tiêu và thuyền trưởng để cơ động tránh tên lửa.

 

Tính chất đặc trưng cơ động cao và hỏa lực rất mạnh, Molniya thích hợp với khả năng tác chiến phòng ngự tầm xa trong một hệ thống phòng ngự dưới sự yểm trợ của hỏa lực phòng không, và tấn công tầm trung và tầm gần. Trong điều kiện cận chiến ở khoảng cách nhỏ hơn 120 km của các cụm chiến hạm tấn công, hoặc phòng ngự hải đảo, bờ biển, Molniya cơ động dưới sự yểm trợ của không quân hải quân, phòng không hải quân có thể bất ngờ đột phá thọc sườn đội hình đối phương hoặc tấn công chính diện 1 mục tiêu cụ thể (tàu khu trục, tàu tuần dương hoặc hộ vệ tên lửa).

 

Trong hải chiến hiện đại với các loại phương tiện, vũ khí khí tài siêu hiện đại, ý nghĩa của bất ngờ càng ngày càng có giá trị quyết định trận đánh. Các hoạt động tác chiến thể hiện tính chất quyết liệt và năng động, không gian chiến trường mở rộng, các lực lượng cơ động nhanh chóng, biến đổi mô hình tác chiến nhanh chóng cùng với việc thay đổi các phương thức tác chiến, vũ khí sử dụng chủ yếu sẽ là tên lửa, ngư lôi, thủy lôi và khí tài tác chiến điện tử.

 

Từ đó cho thấy, yếu tố bất ngờ không thể được hình thành nếu không thể tiến hành các phương thức tác chiến chung, đồng bộ trong một trận chiến đấu hiệp đồng quân binh chủng đa không gian chiến trường, đa tầng tấn công và đa lớp phòng ngự, sử dụng triệt để các phương tiện tác chiến điện tử.
 
Cơ động tác chiến tốc độ cao của Molniya.
Cơ động tác chiến tốc độ cao của Molniya.

 

Những giải pháp nhằm tạo lên yếu tố bất ngờ là phát hiện đối phương kịp thời, bí mật triển khai đội hình chiến đấu đúng và hợp lý, đòn tấn công chớp nhoáng và rất mạnh, khả năng tiêu diệt mục tiêu cao nhất có thể. Tầm tấn công từ xa của hỏa lực, tốc độ tiếp cận mục tiêu nhanh, xác xuất tiêu diệt mục tiêu cao nhất (cần tính toán đến khả năng phòng ngự và phản kích của đối phương) là những đặc trưng của chiến thuật hải chiến hiện đại, đồng thời phải tính đến trình tự chiến đấu của các lực lượng, tổ chức liên kết phối hợp hỏa lực và thời gian thực hiện nhiệm vụ được giao.

 

Một đặc điểm quan trọng của chiến thuật hải chiến hiện đại là với việc sử dụng rộng rãi các loại tên lửa tấn công khác nhau, không gian chiến trường rất rộng, khả năng chạm địch từ khoảng cách rất lớn. Kết quả của trận đánh có thể phụ thuộc vào tầm bắn của vũ khí, thông tin phần tử bắn, vị trí hỏa lực và các yếu tố đảm bảo khác.

 

Trong tác chiến hiệp đồng quân binh chủng hải quân (phòng không - không quân, không quân hải quân, hải quân và bộ đội bảo vệ biển đảo) của thế trận phòng ngự. Do lực lượng nhỏ hơn so với đối phương, yếu tố bất ngờ được hình thành từ khả năng phòng ngự cơ động và chắc chắn trong một đội hình chiến đấu hợp lý.

 

Các thê đội phòng ngự thường bao gồm có: Phòng không tầm xa, phòng không tầm trung, phòng không tầm gần và cận gần, phòng tuyến chống ngầm. Do vũ khí tấn công hiện đại chủ yếu là tên lửa hành trình các tầm bay và các tốc độ khác nhau, do đó, khả năng bảo vệ lực lượng phòng ngự trên biển và hải đảo chủ yếu dựa vào phòng không, chống ngầm và cơ động liên tục trong một đội hình tác chiến thống nhất. Đòn phản công đánh thiệt hại đối phương sẽ là các khinh hạm tên lửa có tốc độ cao như Molniya.

 

Trong đội hình chiến đấu trên biển, Molniya thường cơ động ở thê đội II hoặc ở lực lượng dự bị, tuyến phòng ngự thứ nhất thông thường là các khu trục hạm hoặc hộ tống hạm có khả năng phòng không tốt hơn.

 

Trong đội hình phòng ngự bờ biển do có chi viện hỏa lực phòng không bờ biển và hỏa lực công kích tầm xa của các phân đội tên lửa chống hạm tầm xa, Molniya cơ động ở tuyến phòng ngự thứ nhất. Khi điều kiện thuận lợi, cụm chiến hạm phòng ngự sẽ tổ chức những đòn phản công tốc độ rất cao, thành các biên đội tàu 2 – 3 chiếc cơ động xuyên phá hàng phòng ngự hỏa lực đối phương và công kích các mục tiêu trọng yếu.

 

Vị trí khinh hạm tên lửa Molniya trong đội hình tác chiến.
Vị trí khinh hạm tên lửa Molniya trong đội hình tác chiến.

 

Do kích thước và lượng giãn nước nhỏ, Molniya cũng có thể thực hiện các nhiệm vụ tập kích, phục kích các đoàn congvoa quân cự đối phương trên những vùng nước nông, địa hình bờ biển và đảo, quần đảo phức tạp, đối phương khó phát hiện bằng các phương tiện trinh sát điện tử trên không, trên vũ trụ hoặc trên biển. Đồng thời, Molniya cũng tham gia các nhiệm vụ chi viện hỏa lực đổ bộ đường biển, với nhiệm vụ là lực lượng tiền tiêu, cảnh giới bên sườn phía trước trên đường hành quân vượt biển hoặc bảo vệ vòng ngoài chống chiến hạm của đối phương.

 

Với những tính năng kỹ chiến thuật cao, Molniya trong đội hình lực lượng hải quân là các chiến hạm đột phá, một kiểu mẫu tàu tiêm kích trên mặt biển trong các cuộc hải chiến trên biển. Với khả năng ẩn mình sau các chiến hạm lớn như hộ vệ tên lửa, khu trục hạm, Molniya có khả năng nhanh chóng trở thành một mũi tấn công chớp nhoáng, đúng với tên (Tia chớp) của nó.

 

Đồng thời Molniya cũng có khả năng đột ngột cơ động với tốc độ cao, tập kích một đoàn congvoa quân sự hoặc những chiến hạm đơn lẻ. Đây chính là điểm mạnh của chiến tranh phi đối xứng, một phương thức tác chiến rất nổi tiếng có hiệu quả của các máy bay MiG 21, MiG 17 trong chiến tranh không quân ở Việt Nam.

 

Những giải pháp làm nảy sinh yếu tố bất ngờ rất đa dạng – thường chỉ nảy sinh trong quá trình chiến đấu, với sự thông minh, năng động, dũng cảm và quyết liệt của hạm trường. Trong các trận hải chiến, các giải pháp dẫn đến yếu tố bất ngờ thường ẩn chứa trong điều kiện bảo đảm bí mật ý đồ tác chiến và hiệp đồng các lực lượng nhịp nhàng, đồng bộ và chặt chẽ, nhanh chóng cơ động chiếm vị trí thuận lợi, sự lựa chọn đúng đắn thời gian tấn công hỏa lực đồng thời sử dụng các vũ khí, khí tài tác chiến nằm ngoài sự chờ đợi của đối phương, kỹ năng tác chiến và phương pháp tiến hành trận chiến. Thực hiện đúng những yêu cầu chiến thuật đã nêu là những điều kiện tiên quyết để giải pháp tối ưu hoàn thành nhiệm vụ được giao và duy trì năng lực chiến đấu của lực lượng.
 
Sơ đồ tấn công của Molniya trong đội hình tác chiến.
Sơ đồ tấn công của Molniya trong đội hình tác chiến.

 

Bí mật ý đồ tác chiến và hiệp đồng các hoạt động tác chiến của các lực lượng giữ vai trò quan trọng trong trận chiến hải quân. Các yếu tố này phụ thuộc phần lớn vào tính năng kỹ chiến thuật của các phương tiện thạm gia tác chiến, cũng như hiệu quả điều hành tác chiến, với lực lượng hải quân có biên chế lực lượng nhỏ hơn so với các siêu cường quốc, đây là yếu tố hàng đầu quyết định khả năng dành thắng lợi.

 

Kinh nghiệm cuộc chiến tranh giải phòng miền Nam giai đoạn 1975 cho thấy, hoạt động nghi binh giữ bí mật ý đồ tác chiến cũng như khả năng biến đổi nhanh các hướng công kích khiến đối phương rối loạn, không xác định được hướng tấn công chính là mục đích quan trọng. Từ đó nảy sinh yếu tố bất ngờ trong tác chiến. Đòn công kích tốc độ cao của Molniya chỉ phát huy được tác dụng trong trường hợp này.

 

Trong lực lượng hải quân Việt Nam, khinh hạm tên lửa Molniya là phương tiện tấn công đột phá mạnh, có thể tạo yếu tố hủy diệt lớn với các chiến hạm đối phương có lượng giãn nước lớn hơn như tàu hộ vệ tên lửa, tàu khu trục và tuần dương. Nhưng một liên đội chiến hạm cao tốc Molniya trong một trận chiến quy ước với một cụm hải quân công kích chủ lực hoặc một cụm không quân hải quân công kích chủ lực sẽ không thực hiện được nhiệm vụ tiêm kích tiêu diệt chiến hạm địch.

 

Molniya phải chiến đấu trong một thế trận hiệp đồng bình chủng mạnh, có sự yểm trợ tối đa về phòng không hải quân đồng thời có sự phối hợp đồng bộ của các phương tiến không kích đa tầm khác như không quân hải quân, phòng không hải quân, hộ vệ tên lửa, các xuồng phóng lôi và tàu ngầm. Trong một thế trận phòng ngự chặt chẽ trước các đòn tấn công tầm xa của đối phương. Uy lực của tốc độ và hỏa lực dồn dập của Molniya sẽ là sát thủ của mọi chiến hạm kẻ thù trên biển Việt Nam.

 

Theo Trịnh Thái Bằng

Tiền phong