1. Dòng sự kiện:
  2. Nổ xưởng gỗ ở Đồng Nai
  3. TPHCM "khát" cây xanh
  4. Nổ xưởng gỗ ở Đồng Nai

Sụt, lở đất ở Quảng Trị là do các dòng chảy ngầm

(Dân trí) – Sau một thời gian tiến hành khảo sát địa chất ở các vùng dọc quốc lộ 9 và sông Hiến (huyện Cam Lộ), liên đoàn địa chất Bắc Trung bộ (ĐCBTB) đã có kết luận <a href="http://dantri.com.vn/Sukien/2006/2/102693.vip"> hiện tượng sụt, lở đất tại đây </a>chính là do cáctơ ngầm cộng với tác động của các dòng chảy ngầm được hình thành sau mỗi mùa mưa.

Dựa vào 2 phương pháp đo mặt cắt và đo sâu, liên đoàn ĐCBTB đã tổ chức khảo sát địa chất, địa mạo, đo mặt cắt ở 5.670 điểm, đo sâu 398 điểm, đo rada xuyên đất 8km, lấy 15 mẫu đất lở và 8 mẫu nước.

Trên cơ sở kết luận thực địa, Liên ĐCBTB đã lập được bản đồ địa chất, địa mạo trong diện tích 25km, thể hiện rõ các bãi bồi, thềm sông, các khu vực có dấu hiệu sụt, lở, xói lở bờ sông và đường quốc lộ, độ dày trầm tích... Từ đó nghiên cứu đặc điểm ngập lụt, giếng ăn của dân để phân bố dân cư hợp lý.

Liên đoàn ĐCBTB đã đo vẽ, khoanh định, phát hiện được các điểm sau có biểu hiện sụt, lở đất: Thôn Tân Hiệp (mới sụt), thôn Hậu Viên (sụt từ trước và vẫn đang tiếp diễn), thôn Tân Mỹ, khu Trạm Y tế Cam Lộ (sụt từ trước), xói lở bờ sông nghiêm trọng ở các thôn Vinh Giang, Thạch Đàn.

Nguyên nhân sụt đất ở Tân Hiệp và một số nơi khác khá bất ngờ, chính là hiện tượng cáctơ ngầm cộng với tác động của các dòng chảy ngầm được hình thành sau mỗi mùa mưa. Nguyên nhân lở đất bờ sông Hiến (Cam Lộ) do mực nước dao động mùa lũ lớn, lòng sông quá nhỏ nên không thoát nước kịp.

Bên cạnh việc khảo sát tại các điểm trên, Liên đoàn ĐCBTB cũng tiến hành đo vẽ khu định cư mới Động Mối để đảm bảo ổn định đời sống dân cư trong các vùng bị ảnh hưởng.

Phương Thảo