Sống trên những “dòng sông thối”
Bà tôi kể: Ngày bà còn bé, nước sông Tô Lịch trong xanh nhìn thấy đáy. Dân làng tôi - làng Cót vẫn dùng nước sông để tắm giặt, nấu nướng. Ngày ấy thanh bình, dân cư thưa thớt không như bây giờ.
Tôi đã từng thả thuyền trôi dọc sông Cầu, can rượu làng Vân vơi dần chờ trăng lên. Thưở ấy tưởng xa lắm mà cũng chỉ cách nay chừng chục năm.
Cả hai dòng sông thơ mông ấy đang bị ô nhiễm nặng nề bởi cùng một lý do: Sự vô ý thức của các cư dân sống bên nó. Sông Tô đã trở thành một dòng sông chết, là nơi hứng nước thải của một đô thị với hơn 3 triệu dân.
Hiện nay, có hơn 10.000km2 thuộc 8 lưu vực sông lớn bị ô nhiễm, các chỉ số ô nhiễm đo được ở những khu vực này đều vượt mức cho phép hàng chục lần.
Quốc hội đã đưa ra thảo luận về Dự thảo Luật Môi trường, hy vọng là khi Luật này được thông qua, các dòng sông ở nước ta sẽ được cứu thoát khỏi tình trạng ô nhiễm như hiện tại. |
Như Nguyệt - sông Cầu bốc mùi vì nước thải từ hai làng nghề nấu rượu và nuôi lợn, làng Vân và Thổ Hà. Tuy thế, những dòng sông này vẫn là nơi trú ngụ và kiếm sống của hàng nghìn người.
Dòng sông nào còn lại trong ký ức của bà tôi thời thơ ấu. Dòng sông nào nuôi dưỡng trí tưởng tượng của tuổi trẻ tôi. Và con cái của chúng ta, dòng sông nào sẽ tắm mát tâm hồn chúng? Hi vọng không phải là những dòng sông thối.
Sông Tô Lịch chảy qua huyện Thanh Trì, nơi tập trung nhiều nhà máy và làng nghề nên nước luôn bốc mùi hôi thối.
|
|
Sông Cầu dù ô nhiễm vẫn là nguồn nước sinh hoạt chính của cư dân vạn chài.
|
Cào ốc trên sông Cầu - một cách kiếm sống của cư dân vạn chài Nguyệt Đức, Bắc Ninh.
|
Tốc độ xây dựng nhanh chóng, chất thải sinh hoạt đổ trực tiếp xuống khiến sông Cầu bị ô nhiễm nặng nề.
|
Cá - Rác, quà của sông Tô!
|
Lê Anh Tuấn - Việt Hưng