1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM
  3. Phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết

TPHCM:

“Siêu” nguyệt thực đã kéo dài khoảng 30 phút

(Dân trí) - Khoảng từ 18h30 đến 19h tối qua 4/6, hiện tượng thiên văn “siêu” nguyệt thực đã xuất hiện tại Việt Nam. Hình ảnh tuyệt đẹp của “siêu” nguyệt thực được thể hiện bằng hình ảnh sao Kim đi ngang mặt trời.

“Siêu” nguyệt thực xuất hiện tại Việt Nam
“Siêu” nguyệt thực diễn ra vào tối 4/6 tại TPHCM

Hiện tượng siêu nguyệt thực là thời điểm mặt trăng tiến đến gần trái đất nhất trên quỹ đạo và chỉ xảy ra một lần trong khoảng thời gian từ 10 tới 12 năm.

Theo lý giải của các nhà chuyên nghiên cứu về thiên văn, hiện tượng “siêu” nguyệt thực xảy ra tại Việt Nam ngay từ khi mặt trời vừa ló. Khi đó sao Kim đã nằm trong đĩa mặt trời và tiếp tục diễn tiến qua đĩa mặt trời cho đến khi kết thúc. Ngoài ra, sao Kim được xác định như hành tinh vòng trong của mặt trời, có tốc độ quay xung quanh mặt trời lớn hơn trái đất.

Tại các khu vực Bắc Mỹ và Nam Mỹ sẽ thấy siêu nguyệt thực trước bình minh. Còn người dân ở Australia, một số vùng ở Đông Á và các đảo trong Thái Bình Dương quan sát nguyệt thực sau khi mặt trời lặn.

“Siêu” nguyệt thực xuất hiện tại Việt Nam
Mặt trăng bị che phủ

Tại TPHCM, do thời tiết không thuận lợi nên việc quan sát “siêu” nguyệt thực bị hạn chế. Nhiều người đã tìm đến khu vực sông Sài Gòn để chiêm ngưỡng hiện tượng thiên văn hiếm thấy này. Do yếu tố thời tiết nên chỉ đến khi “siêu” nguyệt thực gần kết thúc, mọi người mới chiêm ngưỡng được.

Đến hơn 19h cùng ngày, hiện tượng "siêu" nguyệt thực kết thúc.

Trung Kiên