1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM
  3. Cải tạo kênh rạch ô nhiễm ở TPHCM

Bình Định:

Sau lũ, người dân lại lo đói ăn

(Dân trí) - Cơn lũ dữ đi qua, nhiều diện tích đất sản xuất phải bỏ hoang vì bị đất đá bồi lấp. Cuộc sống của hàng trăm hộ đồng bào xã vùng cao Bok Tới (huyện Hoài Ân, Bình Định) đang lo lắng thiếu ăn đến vụ giáp hạt.

Gần 1 tháng sau trận lũ lịch sử, hậu quả để lại nặng nề đến đời sống chung của nhân dân tỉnh Bình Định. Đặc biệt đối với người dân xã miền núi Bok Tới (huyện Hoài Ân) cuộc sống vốn đã nghèo khó nay càng khó khăn hơn. Nguy cơ tái nghèo xảy ra, nhất là thời điểm cuối năm người dân lại lo sẽ không có một cái tết no ấm. Người dân đang rất cần sự quan tâm hỗ trợ của nhà nước và chính quyền địa phương.

Sau lũ, người dân lại lo đói ăn
Sau lũ, nhiều cánh đồng của bà con xã miền núi Bok Tới (huyện Hoài Ân) bị bao phủ bởi đất đá phải bỏ hoang
Ông Đinh Văn Rinh người dân thôn T4 đứng trên đám ruộng bị bồi lấp đất đá sau lũ
Ông Đinh Văn Rinh người dân thôn T4 đứng trên đám ruộng bị bồi lấp đất đá sau lũ

Dẫn chúng tôi đến cánh đồng Bà Hương ở thôn T4, ông Đinh Văn Nghin - Chủ tịch UBND xã Bok Tới, không giấu được nỗi lo: “Không chỉ hơn 1 ha đất chuyên canh cây lúa của hơn 80 hộ dân tại cánh đồng này bị bao phủ bởi đất đá phải bỏ hoang. Hiện có trên 3 ha đất sản xuất nông nghiệp khác trên địa bàn cũng trong tình trạng tương tự, nhiều khả năng phải bỏ hoang… Người dân thiếu đất sản xuất thì nguy cơ thiếu đói của đồng bào trong thời gian tới là rất lớn, nhất là thời điểm cận tết này”.

Theo ghi nhận, hiện không chỉ cánh đồng Bà Hương (thôn T4) bị bồi lấp nặng nề sau lũ mà có trên 3 ha đất sản xuất lúa trên các cánh đồng như Đồng Trụ, Nước Trộm, Băng Xê, Nước Mài, Hóc Đá Mài (thôn T1); đồng Gò Mít, Nước Dòng, Gò Mã (thôn T2) và cánh đồng Khe Xanh, Hà Đo (thôn T3) cũng bị sa bồi, thủy phá không thể canh tác.

Cụ Đinh Văn Rinh (73 tuổi, ở thôn T4, xã Bok Tới), lo lắng nói: “Cả gia đình có 6 nhân khẩu quanh năm cũng chỉ trông cậy vào 6 sào lúa. Thế nhưng, chỉ sau trận lũ kinh hoàng thì một nửa diện tích bị bồi lấp phải bỏ hoang. Kông biết đến ngày giáp hạt có còn đủ lương thực để sinh sống không. Rồi tết nay gia đình biết lấy gì ăn tết...”.

Không chỉ đất sản xuất nông nghiệp bị sa bồi, thủy phá mưa lũ cũng làm cho hệ thống hạ tầng nông thôn xã bị xuống cấp, hư hỏng nặng. Đặc biệt, nhiều công trình đập bổi, kênh mương nội đồng, cầu cống trên địa bàn cũng bị sạt lở, hư hỏng nặng cũng ảnh hưởng đến việc tưới tiêu cho diện tích đang mùa gieo xạ.

Tại tại công trình đập Cây Sơn thuộc thôn T5, hệ thống kênh mương dẫn nước tưới cho 20 ha lúa tại 2 cánh đồng Sũng Môn và Cây Chanh hư hỏng nặng, bùn non phủ lấp không thể dẫn nước tưới tiêu phục vụ sản xuất vụ Đông Xuân.

Nhiều công trình hạ tầng cơ sở xã bị lũ tàn phá
Nhiều công trình hạ tầng cơ sở xã bị lũ tàn phá

Nhiều công trình hạ tầng cơ sở xã bị lũ tàn phá
Người dân xã Bok Tới đang nỗ lực khắc phục hệ thống kênh mương nội đồng chuẩn bị cho vụ Đông Xuân 

Cuộc sống của bà con xã miền núi Bok Tới vốn đã nghèo, sau lũ nguy cơ đói nghèo lại gia tăng
Cuộc sống của bà con xã miền núi Bok Tới vốn đã nghèo, sau lũ nguy cơ đói nghèo lại gia tăng

Còn cầu tràn làng Sáu Bếp (thôn T4) bị sập, khiến việc đi lại, sinh hoạt cũng như sản xuất màu màng của người dân gặp khó khăn không ít khó khăn. Hiện nay, để qua lại, thông thương giữa các khu vực này người dân nơi đây chỉ còn cách băng suối với nỗi lo đuối nước luôn rình rập. Nhất là các em học sinh muốn đi học phải có người lớn cõng suối qua rất nguy hiểm.

Theo ông Đinh Văn Nghin cho biết: “Trước mắt, địa phương huy động mọi nguồn lực để khắc phục hơn hệ thống đường ống dẫn nước kênh mương nội đồng để sớm bước vào vụ sản xuất Đông Xuân. Tuy nhiên, công tác khắc phục hậu quả do mưa lũ để lại tại địa bàn đang gặp nhiều khó khăn vì nhân lực và phương tiện thô sơ. Địa phương đang kiến nghị UBND huyện, tỉnh cần sớm quan tâm, hỗ trợ cho địa phương trong việc khắc phục sau lũ để người dân sớm ổn định cuộc sống”.

Theo thống kê của UBND xã Bok Tới, toàn xã có khoảng với 460/168 hộ nghèo. Sau lũ dữ, người dân mất đất sản xuất nguy cơ nghèo và tái nghèo lại có nguy cơ gia tăng.

Doãn Công