1. Dòng sự kiện:
  2. Phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết
  3. Sắp xếp bộ máy để tinh, gọn, mạnh

“Sản vật” của xứ mù sương

(Dân trí) - Thảo nguyên này được biết đến với những đồng cỏ xanh tít tắp và những công nhân ngày đêm bận rộn với “công cuộc cải cách trắng” mang về xuôi những “sản vật” khó nơi nào có được.

Bản Hoa, Tân Lập là cái tên mới, song giờ cũng đã dần quen với mảnh đất Mộc Châu. Đó là những bản di dân từ Mường La về để nhường đất cho công trình thủy điện Sơn La.
 
Từ chỗ bỡ ngỡ ban đầu, chỉ biết lên rừng hái củi, lội xuống dòng sông Đà bắt tôm, sau một thời gian dài được hỗ trợ, hướng dẫn áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến trong chăn nuôi và trồng trọt, giờ đây bà con đã vững tay với nghề trồng cỏ chăn nuôi bò sữa hòa cùng với nhịp đập cuộc sống trên vùng thảo nguyên xanh Mộc Châu. Nhiều gia đình đã khá giả, cuộc sống không phải gánh nặng cơm áo như khi ở nơi cũ. 

Cả Mộc Chậu giờ đã trở thành điểm đến của du lịch xanh. Thảo nguyên này được biết đến với những đồng cỏ xanh tít tắp và những công nhân ngày đêm bận rộn với “công cuộc cải cách trắng” mang về xuôi những “sản vật” khó nơi nào có được. Du khách đến Mộc Châu khi về xuôi luôn mang theo những món quà của núi rừng và trong ba lô chắc chắn sẽ khó có thể thiếu những món quà được làm từ sữa của thảo nguyên.

Người nông dân ở xứ sở mờ sương Mộc Châu đã đổi thay nhiều. Hầu hết họ đã biết phát huy làm kinh tế từ việc chăn nuôi bò sữa. Đó là công việc dễ mang lại hiệu quả kinh tế ở vùng đất này.  
 
Lợi ích từ việc chăn nuôi bò sữa đã lan nhanh chóng đến người dân theo ngày tháng, và giờ đây thì nhà nhà cũng đã trở thành những trang trại. Cuộc sống khấm khá trông thấy từ công việc chăn nuôi bò sữa. Đã có những “vua” bò đi lên từ đôi bê nhỏ.
 
Dựa vào sức người nông dân để phát huy nền “công nghiệp trắng” trên thảo ngyên xanh, đó là cách lựa chọn để nông trường bò sữa Mộc Châu cũng bớt gánh nặng vào việc lo thiếu nguyên liệu chế biến. Còn người nông dân đã tin tưởng và coi nông trường là nơi bao tiêu đầu ra cho những “sản vật” của mình.

“Sản vật” của xứ mù sương - 1

Hiện tại, Mộc Châu có gần 1000 ha đất nông nghiệp dành cho chăn nuôi bò sữa

“Sản vật” của xứ mù sương - 2

Với tổng số 486 hộ chăn nuôi, bình quân mỗi hộ có từ 15 - 20 con bò sữa

“Sản vật” của xứ mù sương - 3

Người nuôi bò sữa trồng các giống cỏ: VA06; Siglo; Ruzi; Mullato; yến mạch

“Sản vật” của xứ mù sương - 4

Lượng sữa thu được từ các hộ chăn nuôi luôn được công ty CP giống bò sữa Mộc Châu bảo đảm đầu ra

“Sản vật” của xứ mù sương - 5

Một trại chăn nuôi rất qui mô tai Mộc Châu

“Sản vật” của xứ mù sương - 6

Đàn bò của Mộc Châu đều được lại tạo giống của các nước như: Mỹ; Canada; Israel cho tỉ lệ bê cái và sản lượng sữa cao. Ảnh: Một bê cái mới ra đời từ phương pháp thụ tinh nhân tạo

“Sản vật” của xứ mù sương - 7

Giá mỗi con bò sữa trung bình khoảng 50 triệu đồng, vì vậy với mỗi gia đình, đàn bò luôn là một tài sản rất lớn. Người chăn nuôi ở đây nói rằng người có thể ốm nhưng bò thì không! 

“Sản vật” của xứ mù sương - 8

Một vạt đồng cỏ Mộc Châu

“Sản vật” của xứ mù sương - 9

Các sản phẩm sữa sau khi thu mua đều được chế biến hoàn chỉnh ngay tại mảnh đất này

“Sản vật” của xứ mù sương - 10

Thu nhập 1 năm/hộ gia đình từ chăn nuôi bò sữa ở Mộc Châu vào khoảng trên dưới 400 triệu đồng, đó cũng là mơ ước của rất nhiều nông dân Việt Nam

Hữu Nghị

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm