1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM

Quảng Bình:

Rốn lũ Lệ Thuỷ chủ động ứng phó với mưa lũ

(Dân trí) - Do ảnh hưởng của vùng áp thấp, ở Quảng Bình đã có mưa vừa đến mưa to, lượng mưa đo được xấp xỉ 300mm. Mưa lớn đã làm cho mực nước tại các sông suối, ao hồ lên nhanh, gây ngập úng nhiều nơi, làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân.

Ghi nhận của PV Dân trí tại vùng rốn lũ huyện Lệ Thuỷ vào sáng nay (23/9), lượng mưa đã giảm bớt so với hai ngày trước đó, tuy nhiên, nước tại sông Kiến Giang vẫn đang tiếp tục lên trên báo động II. Tại các xã An Thủy, Xuân Thủy, Lộc Thủy nước lũ đã dâng tràn, gây ngập úng cục bộ nhiều nơi, chia cắt đường giao thông nông thôn, ruộng đồng và nhiều nhà dân bị nước lũ bao vây, cô lập làm ảnh hưởng đến cuộc sống của bà con nông dân ở đây.
 

Rốn lũ Lệ Thuỷ chủ động ứng phó với mưa lũ - 1

Rốn lũ Lệ Thuỷ chủ động ứng phó với mưa lũ - 2

Tại các xã An Thủy, Xuân Thủy, Lộc Thủy nước lũ đã dâng tràn, gây ngập úng cục bộ nhiều nơi

Mặc dù nước lũ lên nhanh, nhưng rút kinh nghiệm từ các mùa mưa lũ trước, người dân ở đây đã chủ động chuẩn bị sẵn sàng các tình huống để đối phó, nên đến nay chưa xảy ra thiệt hại đáng tiếc. Tại xã An Thủy, là một trong những địa bàn thuộc vùng thấp trũng nhất tại huyện Lệ Thủy, người dân và chính quyền địa phương cũng đã sẵn sàng các biện pháp ứng phó nếu mưa lũ tiếp tục diễn biến phức tạp. Học sinh ở các trường học từ mầm non đến trung học cơ sở, nhà trường đã cho nghỉ học, giáo viên của các trường học này đang tích cực kê dọn lên cao những trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy.

Rốn lũ Lệ Thuỷ chủ động ứng phó với mưa lũ - 3

Rốn lũ Lệ Thuỷ chủ động ứng phó với mưa lũ - 4

Giáo viên của đang tích cực kê dọn lên cao những trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy
 
Theo báo cáo nhanh của ban phòng chống bão lụt huyện Lệ Thủy, hiện toàn huyện còn 400ha lúa vụ hè thu v
Căn giữa
à 20ha sắn chưa kịp thu hoạch, tuy nhiên số diện tích này đa số nằm ở vùng cao, do đó cũng không đáng lo ngại. Thiệt hại ban đầu tại Lệ Thủy đến thời điểm này đáng kể, đó là nước lũ về nhanh đã làm tràn và vỡ một số tuyến đê bao, ước tính khoảng 500m3.

 
Rốn lũ Lệ Thuỷ chủ động ứng phó với mưa lũ - 6

 
Rốn lũ Lệ Thuỷ chủ động ứng phó với mưa lũ - 7

Rốn lũ Lệ Thuỷ chủ động ứng phó với mưa lũ - 8

Mưa lớn trong những ngày qua đã làm hàng trăm ngôi nhà ở rốn lũ Lệ Thuỷ bị cô lập

Ông Dương Đệ Quang, Trưởng phòng NN&PTNN, Phó ban phòng chống lụt bão huyện Lệ Thuỷ cho biết, hiện nay, địa phương đang chỉ đạo bà con khẩn trương thu hoạch lúa hè thu, rau màu các loại, tạm thời cho học sinh ở các trường học vùng giữa và một số trường học miền núi nghỉ học để đảm bảo an toàn, tránh những thiệt hại đáng tiếc khi học sinh phải vượt qua các khe suối để đến trường trong những ngày mưa lũ.

Căn giữa

Rốn lũ Lệ Thuỷ chủ động ứng phó với mưa lũ - 10

Mực nước tại sông Gianh vào sáng nay (23/9) đang lên rất nhanh

“Ban phòng chống lụt bão huyện cũng chỉ đạo các cấp ngành và các điạ phương trong địa bàn huyện tiếp tục chủ động phòng chống bão lụt, không được chủ quan lơ là, giảm thiệt hại đến mức thấp nhất và sớm ổn định cuộc sống của nhân dân”, ông Quang nói.

Ông Phạm Hữu Thảo, Phó Chủ tịch UBND huyện Lệ Thủy cho biết, công tác phòng chống lụt bão tại địa phương đã sẵn sàng, người dân đã chuẩn bị đủ lương thực, thực phẩm và các vật dụng cần thiết để ứng phó với mưa lũ.

Theo ghi nhận của Dân trí vào chiều nay, mưa ở Quảng Bình vẫn chưa giảm, mực nước các sông đang lên nhanh. Theo thông báo của Đài khí tượng thủy văn Quảng Bình, tình hình thời tiết còn diễn biến phức tạp, đề phòng nguy cơ xảy ra lũ quét ở vùng núi, ngập lụt nhiều nơi thuộc lưu vực sông Kiến Giang, sông Gianh.

 

Đặng Tài