Quốc lộ tử thần
(Dân trí) - Từ khi triển khai công trình mở rộng quốc lộ 51, số vụ tai nạn giao thông trên tuyến đường này tăng cao. Đến nay, các nguy cơ tiềm ẩn gây tai nạn vẫn còn nhan nhản trên đường.
Tai nạn chết người tăng cao
Dự án đầu tư xây dựng mở rộng quốc lộ 51 đi qua địa bàn 2 tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu do tổ hợp 3 nhà đầu tư làm chủ đầu tư, Công ty cổ phần Phát triển đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu (BVEC) làm đại diện chủ đầu tư. Dự án toàn tuyến dài 72,7km, hơn 37km đi qua tỉnh Đồng Nai, hơn 35km còn lại đi qua địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Từ khi thi công, tình trạng an toàn giao thông (ATGT) trên tuyến đường này diễn biến hết sức phức tạp. Nguyên nhân chính là do nhà thầu rào chắn đường để thi công, thu hẹp diện tích lưu thông nên thường xảy ra ùn tắc. Công tác bảo đảm ATGT khi thi công cũng không được nhà thầu chấp hành tốt nên thường xuyên gây ra tai nạn giao thông, gây chết người.
Chẳng hạn như vụ tai nạn xảy ra vào rạng sáng 9/8, chị Nguyễn Thúy An lưu thông từ Vũng Tàu về Biên Hòa đến địa bàn xã Long Đức (Long Thành, Đồng Nai) thì tông vào đuôi một xe tải đậu bên lề đường tử vong. Nguyên nhân là đèn đường trên tuyến này bị dỡ bỏ để thi công lắp đặt đèn mới, trời quá tối nên chị không kịp nhận thấy xe tải đậu trên làn xe máy.
Trước đó, ngày 2/7, tại đoạn qua xã Phước Tân (Biên Hòa), do đường xấu, chị Nguyễn Thị Phước va quẹt vào 1 xe tải và ngã ra đường. Cháu Lê Hoàng Vũ (10 tuổi) được chở sau xe chị Phước văng vào gầm xe tải, bị cán chết.
Ông Nguyễn Bôn, Phó chánh văn phòng Ban ATGT tỉnh Đồng Nai cho biết: “Quá trình thi công chưa thực hiện đúng quy định về đảm bảo trật tự ATGT nên trong quý I/2010 số người chết do tai nạn tăng đến 120% so với cùng kỳ năm 2009. Sau khi tỉnh đôn đốc thì có hạn chế được một phần”.
Tuy nhiên, theo số liệu của Ban ATGT thì tính trong 9 tháng đầu năm 2010, số người chết do tai nạn giao thông trên đoạn 37km quốc lộ 51 đi qua Đồng Nai cũng lên đến 28 người, tăng 10 người (55,5%) so với cùng kỳ năm 2009. Theo số liệu này thì cứ trung bình 10 ngày là có 1 người chết trên quốc lộ này.
Vẫn còn nhiều nguy cơ tiềm ẩn
Ngày 26/10, theo ghi nhận của Dân trí thì nguy cơ tiềm ẩn gây ra tai nạn vẫn còn nhan nhản dù tỉnh Đồng Nai và Bộ Giao thông Vận tải liên tục yêu cầu chủ đầu tư siết chặt công tác quản lý, chỉ đạo nhà thầu phải đảm bảo ATGT.
Cụ thể, trên hầu hết các đoạn triển khai thi công đều không có rào chắn; có đoạn đặt tấm chắn theo kiểu răng lược, mỗi đoạn 50m mới có 1 tấm chắn; có đoạn thì ngăn cách giữa hố thi công với mặt đường bằng 1 sợi ny lông; có đoạn trống hẳn, không có gì báo hiệu cho người đi đường biết đây là công trình thi công.
Ngoài ra, nhiều đoạn thi công nhà thầu đổ đất đá tràn ra mặt đường quốc lộ, tạo thành những bãi đá dăm rất nguy hiểm cho xe 2 bánh. Nhiều đoạn thi công qua xã Phước Tân, Phước Hòa (Tân Thành, Bà Rịa – Vũng Tàu) và Phước Thái (Long Thành, Đồng Nai), các hố thi công không được rào chắn, nước tù đọng, có đoạn sâu cả mét. Nhiều hố cống trên đường cũng không được che chắn dù hố rất sâu.
Chị Phương (ấp 1, Phước Hòa) cho biết: “Lúc nào trời mưa to, nước mưa ngập lên cả mặt đường lộ, ai không quen sẽ không biết là lề đường có hố thi công rất sâu. Xe đang chạy đột nhiên lọt thỏm xuống hố bị tai nạn là chuyện thường”.
Anh Khoa, hàng xóm của chị Phương cũng đồng tình: “Tôi ở đây nên biết lề đường có hố sâu mà cũng bị rớt xuống. Hôm đó đang đi về nhà, có xe tải muốn vượt qua xe khác, nước ngập nên họ không biết lề đường có hố thi công và ép tôi vào lề. Hoảng quá tôi chỉ biết bỏ xe mà nhảy ra, nếu không là cả người lẫn xe lọt hố rồi”.
Ngoài ra, người dân cũng phản ánh tuyến quốc lộ này ban đêm có rất đông xe tải lớn lưu thông với tốc độ cao nhưng đèn đường bị tháo xuống mấy tháng nay không thấy lắp lại. Chị Phương cho hay: “Ban đêm trời tối thui, chẳng ai dám ra đường”.
Dự án đầu tư xây dựng mở rộng quốc lộ 51 đi qua địa bàn 2 tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu do tổ hợp 3 nhà đầu tư làm chủ đầu tư, Công ty cổ phần Phát triển đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu (BVEC) làm đại diện chủ đầu tư. Dự án toàn tuyến dài 72,7km, hơn 37km đi qua tỉnh Đồng Nai, hơn 35km còn lại đi qua địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Từ khi thi công, tình trạng an toàn giao thông (ATGT) trên tuyến đường này diễn biến hết sức phức tạp. Nguyên nhân chính là do nhà thầu rào chắn đường để thi công, thu hẹp diện tích lưu thông nên thường xảy ra ùn tắc. Công tác bảo đảm ATGT khi thi công cũng không được nhà thầu chấp hành tốt nên thường xuyên gây ra tai nạn giao thông, gây chết người.
Chẳng hạn như vụ tai nạn xảy ra vào rạng sáng 9/8, chị Nguyễn Thúy An lưu thông từ Vũng Tàu về Biên Hòa đến địa bàn xã Long Đức (Long Thành, Đồng Nai) thì tông vào đuôi một xe tải đậu bên lề đường tử vong. Nguyên nhân là đèn đường trên tuyến này bị dỡ bỏ để thi công lắp đặt đèn mới, trời quá tối nên chị không kịp nhận thấy xe tải đậu trên làn xe máy.
Trước đó, ngày 2/7, tại đoạn qua xã Phước Tân (Biên Hòa), do đường xấu, chị Nguyễn Thị Phước va quẹt vào 1 xe tải và ngã ra đường. Cháu Lê Hoàng Vũ (10 tuổi) được chở sau xe chị Phước văng vào gầm xe tải, bị cán chết.
Ông Nguyễn Bôn, Phó chánh văn phòng Ban ATGT tỉnh Đồng Nai cho biết: “Quá trình thi công chưa thực hiện đúng quy định về đảm bảo trật tự ATGT nên trong quý I/2010 số người chết do tai nạn tăng đến 120% so với cùng kỳ năm 2009. Sau khi tỉnh đôn đốc thì có hạn chế được một phần”.
Tuy nhiên, theo số liệu của Ban ATGT thì tính trong 9 tháng đầu năm 2010, số người chết do tai nạn giao thông trên đoạn 37km quốc lộ 51 đi qua Đồng Nai cũng lên đến 28 người, tăng 10 người (55,5%) so với cùng kỳ năm 2009. Theo số liệu này thì cứ trung bình 10 ngày là có 1 người chết trên quốc lộ này.
Vẫn còn nhiều nguy cơ tiềm ẩn
Ngày 26/10, theo ghi nhận của Dân trí thì nguy cơ tiềm ẩn gây ra tai nạn vẫn còn nhan nhản dù tỉnh Đồng Nai và Bộ Giao thông Vận tải liên tục yêu cầu chủ đầu tư siết chặt công tác quản lý, chỉ đạo nhà thầu phải đảm bảo ATGT.
Cụ thể, trên hầu hết các đoạn triển khai thi công đều không có rào chắn; có đoạn đặt tấm chắn theo kiểu răng lược, mỗi đoạn 50m mới có 1 tấm chắn; có đoạn thì ngăn cách giữa hố thi công với mặt đường bằng 1 sợi ny lông; có đoạn trống hẳn, không có gì báo hiệu cho người đi đường biết đây là công trình thi công.
Ngoài ra, nhiều đoạn thi công nhà thầu đổ đất đá tràn ra mặt đường quốc lộ, tạo thành những bãi đá dăm rất nguy hiểm cho xe 2 bánh. Nhiều đoạn thi công qua xã Phước Tân, Phước Hòa (Tân Thành, Bà Rịa – Vũng Tàu) và Phước Thái (Long Thành, Đồng Nai), các hố thi công không được rào chắn, nước tù đọng, có đoạn sâu cả mét. Nhiều hố cống trên đường cũng không được che chắn dù hố rất sâu.
Chị Phương (ấp 1, Phước Hòa) cho biết: “Lúc nào trời mưa to, nước mưa ngập lên cả mặt đường lộ, ai không quen sẽ không biết là lề đường có hố thi công rất sâu. Xe đang chạy đột nhiên lọt thỏm xuống hố bị tai nạn là chuyện thường”.
Anh Khoa, hàng xóm của chị Phương cũng đồng tình: “Tôi ở đây nên biết lề đường có hố sâu mà cũng bị rớt xuống. Hôm đó đang đi về nhà, có xe tải muốn vượt qua xe khác, nước ngập nên họ không biết lề đường có hố thi công và ép tôi vào lề. Hoảng quá tôi chỉ biết bỏ xe mà nhảy ra, nếu không là cả người lẫn xe lọt hố rồi”.
Ngoài ra, người dân cũng phản ánh tuyến quốc lộ này ban đêm có rất đông xe tải lớn lưu thông với tốc độ cao nhưng đèn đường bị tháo xuống mấy tháng nay không thấy lắp lại. Chị Phương cho hay: “Ban đêm trời tối thui, chẳng ai dám ra đường”.
Chùm ảnh quốc lộ 51 không đảm bảo ATGT:
Thi công để đất đá rơi vãi trên đường
Gây nguy hiểm cho xe hai bánh
Bụi mù mịt
Thoải mái đào hố, đổ vật tư mà không che chắn
Mặt đường nham nhở và đầy đá dăm
Mặt đường hiện hữu hư hỏng nặng nhưng không được khắc phục tạm thời cho xe lưu thông
Hố cống sâu để lộ thiên
Rào công trình theo kiểu răng lược
Một khúc cua dài nhưng không hề có rào chắn
Thi công cẩu thả, xe ben ngã lăn kềnh, may mà không ngã ra lòng đường (tai nạn sáng 26/10)
Đèn đường bị tháo hết nhưng mặt đường thì đầy nguy cơ tiềm ẩn
Hố sâu hơn 0,5 mà không hề mà rào sơ sài bằng dây ny lông; trời mưa nước ngập thì không thể nhận ra đâu là hố, đâu là đường
Quốc lộ 51 biến thành những cái ao
Trả lời Dân trí, ông Nguyễn Quang Tuyển, Phó tổng giám đốc BVEC cho biết chủ đầu tư đang siết chặt công tác quản lý, buộc các nhà thầu nghiêm túc thực hiện các biện pháp bảo đảm ATGT khi thi công tuyến đường này. Việc không có rào chắn, ông giải thích là do ảnh hưởng đến việc buôn bán của người dân hai bên đường nên nhà thầu phải tháo dỡ. Đơn vị cũng lo ngại việc rào chắn quá cao, nằm chênh vênh giữa quốc lộ rất dễ ngã đổ vào người đi đường. Còn về đèn đường, ông cho biết là nhà thầu đang tháo dỡ và lắp đặt đèn mới, 2 tháng nữa mới hoàn tất. |
Tùng Nguyên