1. Dòng sự kiện:
  2. Nổ xưởng gỗ ở Đồng Nai
  3. TPHCM "khát" cây xanh
  4. Nổ xưởng gỗ ở Đồng Nai

Quốc hội tiếp tục đổi mới trong kỳ họp lần này

(Dân trí) - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc nhấn mạnh, kỳ họp Quốc hội lần này sẽ tiếp tục có những đổi mới trên nhiều nội dung hoạt động khác nhau của Quốc hội.

Sáng 19/10 Văn phòng Quốc hội đã tổ chức họp báo giới thiệu chương trình Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá XIII.

                                      

Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết một số nét đổi mới về nội dung, phương thức hoạt động của Quốc hội sẽ được áp dụng tại kỳ họp này. Chẳng hạn, sẽ rút ngắn thời gian đọc báo cáo tại hội trường. Hoạt động chất vấn sẽ chia theo nhóm vấn đề, đại biểu Quốc hội trình bày câu hỏi không quá 2 phút tăng thời gian đối thoại, tranh luận trực tiếp…

 

Các phiên thảo luận tại tổ cũng được đổi mới theo hướng phát huy trí tuệ của các đại biểu, nâng cao chất lượng tổng hợp, phân loại ý kiến để tránh việc trùng lặp khi đưa ra thảo luận tại hội trường.

 

Kỳ họp thứ 2 QH khóa XIII sẽ khai mạc vào sáng mai, 20/5, bắt đầu chương trình làm việc kéo dài 37 ngày (dự kiến bế mạc ngày 26/11). Đây là kỳ họp quyết định kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm tới. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trực tiếp trình bày về kế hoạch này.

 

QH sẽ xem xét thông qua 5 luật, cho ý kiến 13 dự luật khác. Dự án luật Biển được đưa ra xem xét lần đầu tại kỳ họp này, lùi thời hạn thông qua ngay trong năm 2011 như dự kiến ban đầu.

 

Nội dung báo cáo về phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, công tác đối ngoại và tình hình quốc phòng, an ninh sẽ được gửi riêng cho đại biểu tự nghiên cứu.

 

Quốc hội sẽ dành thời gian khoảng 2,5 ngày để chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. Một số phiên họp toàn thể và các phiên chất vấn sẽ được phát thanh, truyền hình trực tiếp.

 

Ông Nguyễn Sĩ Dũng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng, tuy là kỳ họp thứ hai nhưng đây sẽ là lần đầu tiên các đại biểu Quốc hội khóa XIII thể hiện dấu ấn của mình trong công tác xây dựng pháp luật; xem xét các vấn đề kinh tế-xã hội, giám sát tối cao và quyết định các vấn đề quan trọng.

 

KT