1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM
  3. Phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết

Quấn rơm ủ ấm "hồi sinh" hàng cây xà cừ ven hồ Thủ Lệ

(Dân trí) - Hơn 100 cây xà cừ ven hồ Thủ Lệ (Hà Nội) sau khi được đánh chuyển về vườn ươm Văn Giang (Hưng Yên) được bọc rơm ủ ấm cùng nhiều biện pháp chăm sóc đặc biệt, đến nay đã nảy mầm lá non, dấu hiệu hồi sinh tốt.

Để phục vụ cho tuyến đường sắt Metro Nhổn – Ga Hà Nội, 109 cây xà cừ ven hồ Thủ Lệ, trong đó có 34 cây xà cừ cổ thụ đã bị đánh chuyển, di dời về vườn ươm ở Văn Giang (Hưng Yên). Đây được xem là dự án đầu tiên di chuyển cây xanh để giải phóng mặt bằng thay vì chặt hạ.
Để phục vụ cho tuyến đường sắt Metro Nhổn – Ga Hà Nội, 109 cây xà cừ ven hồ Thủ Lệ, trong đó có 34 cây xà cừ cổ thụ đã bị đánh chuyển, di dời về vườn ươm ở Văn Giang (Hưng Yên). Đây được xem là dự án đầu tiên di chuyển cây xanh để giải phóng mặt bằng thay vì chặt hạ.

Tại vườn ươm, các thân cây cổ thụ này đều được bọc rơm để giữ ấm, bộ rễ của cây được cắt tỉa lại những đoạn bị dập, vỡ đồng thời bọc đất cát pha, xơ dừa để cung cấp chất dinh dưỡng.
Tại vườn ươm, các thân cây cổ thụ này đều được bọc rơm để giữ ấm, bộ rễ của cây được cắt tỉa lại những đoạn bị dập, vỡ đồng thời bọc đất cát pha, xơ dừa để cung cấp chất dinh dưỡng.


Trao đổi với PV Dân trí, ông Trần Nam Mừng, đại diện đơn vị thực hiện việc di dời và hồi sinh hàng cây xanh trên phố Kim Mã, cho biết tính đến thời điểm này, các cây cổ thụ tại vườn ươm đều đang có dấu hiệu “hồi sinh” tốt. Nhiều cây đã bắt đầu đơm lá, nảy mầm. “Việc di dời cây xanh đặc biệt là những cây cổ thụ tỷ lệ rủi ro cao, không thể đảm bảo sống 100%. Trên tinh thần cao nhất là cứu sống cây, duy trì và nuôi dưỡng cây tiếp tục phát triển, chúng tôi sẽ cố gắng cứu sống cây sau khi di chuyển là 60%”. Cũng theo ông Mừng, tính đến thời điểm này, trên tổng số 100 cây di chuyển về vườn ươm Văn Giang (Hưng Yên) mới có 3 cây xà cừ chết.

Trao đổi với PV Dân trí, ông Trần Nam Mừng, đại diện đơn vị thực hiện việc di dời và 'hồi sinh' hàng cây xanh trên phố Kim Mã, cho biết tính đến thời điểm này, các cây cổ thụ tại vườn ươm đều đang có dấu hiệu “hồi sinh” tốt. Nhiều cây đã bắt đầu đơm lá, nảy mầm. “Việc di dời cây xanh đặc biệt là những cây cổ thụ tỷ lệ rủi ro cao, không thể đảm bảo sống 100%. Trên tinh thần cao nhất là cứu sống cây, duy trì và nuôi dưỡng cây tiếp tục phát triển, chúng tôi sẽ cố gắng cứu sống cây sau khi di chuyển là 60%”. Cũng theo ông Mừng, tính đến thời điểm này, trên tổng số 100 cây di chuyển về vườn ươm Văn Giang (Hưng Yên) mới có 3 cây xà cừ chết.

Những cây xà cừ ở ven hồ Thủ Lệ (Kim Mã) đa phần là những cây có tuổi đời từ 60 – 80 năm. Chính vì thế, quá trình chăm sóc, “hồi sinh” những cây này gặp nhiều khó khăn. Đội ngũ chăm sóc, kỹ thuật viên phải áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật trong đó phải nghiên cứu, điều chế các loại thuốc chống nấm mối, kích thích rễ và lá cây phát triển.
Những cây xà cừ ở ven hồ Thủ Lệ (Kim Mã) đa phần là những cây có tuổi đời từ 60 – 80 năm. Chính vì thế, quá trình chăm sóc, “hồi sinh” những cây này gặp nhiều khó khăn. Đội ngũ chăm sóc, kỹ thuật viên phải áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật trong đó phải nghiên cứu, điều chế các loại thuốc chống nấm mối, kích thích rễ và lá cây phát triển.

Nhiều cây cổ thụ lâu năm tại vườn ươm đã bắt đầu nảy mầm, đâm chồi... Đây là dấu hiệu tốt cho thấy các cây xà cừ này đã bắt đầu hồi sinh, phát triển tốt
Nhiều cây cổ thụ lâu năm tại vườn ươm đã bắt đầu nảy mầm, đâm chồi... Đây là dấu hiệu tốt cho thấy các cây xà cừ này đã bắt đầu hồi sinh, phát triển tốt

Do địa điểm đánh chuyển cây xanh gần đường giao thông nên đơn vị thi công không thể sử dụng, huy động các loại máy móc hiện đại mà phải dùng phương pháp thủ công. Các cây xà cừ đều được công nhân cắt tỉa và tiến hành bứng gốc bằng tay. Sau đó dùng cần cầu để đưa lên xe tải vận chuyển về vườn ươm ở Văn Giang. Quá trình di dời cây xanh được thực hiện một cách cẩn trọng, tỉ mỉ trong khoảng thời gian hơn 1 tháng.
Do địa điểm đánh chuyển cây xanh gần đường giao thông nên đơn vị thi công không thể sử dụng, huy động các loại máy móc hiện đại mà phải dùng phương pháp thủ công. Các cây xà cừ đều được công nhân cắt tỉa và tiến hành bứng gốc bằng tay. Sau đó dùng cần cầu để đưa lên xe tải vận chuyển về vườn ươm ở Văn Giang. Quá trình di dời cây xanh được thực hiện một cách cẩn trọng, tỉ mỉ trong khoảng thời gian hơn 1 tháng.


Được biết, số cây xà cừ này sẽ được chăm sóc, nuôi dưỡng tại vườn ươm Văn Giang (Hưng Yên) trong vòng 1 năm sau đó sẽ được TP Hà Nội cân nhắc, trồng mới tại các địa điểm thích hợp.

Được biết, số cây xà cừ này sẽ được chăm sóc, nuôi dưỡng tại vườn ươm Văn Giang (Hưng Yên) trong vòng 1 năm sau đó sẽ được TP Hà Nội cân nhắc, trồng mới tại các địa điểm thích hợp.


Về chi phí đánh chuyển, ông Trần Nam Mừng cho biết, đây là lần đầu tiên Hà Nội thí điểm đánh chuyển cây nên chưa có mức giá cụ thể. Hiện tại toàn bộ chi phí đánh chuyển đều do phía đơn vị này bỏ tiền thực hiện. “Nguồn chi phí sau đó sẽ được thành phố lấy từ ngân sách xã hội hóa để thanh toán. Chi phí đánh chuyển cây sẽ căn cứ theo mức giá và quy định chung của nhà nước. Còn đơn vị chúng tôi thực hiện dự án này với mục đích “phi lợi nhuận” nên cũng không đặt nặng chuyện lợi nhuận ở đây”, ông Mừng nói. Vị đại diện này cũng thông tin, đến thời điểm này chưa thể thống kê được chi phí cụ thể nhưng ước tính ban đầu chi phí di dời, chăm sóc hàng cây cổ thụ ở Kim Mã vào khoảng 2 tỷ đồng.

Về chi phí đánh chuyển, ông Trần Nam Mừng cho biết, đây là lần đầu tiên Hà Nội thí điểm đánh chuyển cây nên chưa có mức giá cụ thể. Hiện tại toàn bộ chi phí đánh chuyển đều do phía đơn vị này bỏ tiền thực hiện. “Nguồn chi phí sau đó sẽ được thành phố lấy từ ngân sách xã hội hóa để thanh toán. Chi phí đánh chuyển cây sẽ căn cứ theo mức giá và quy định chung của nhà nước. Còn đơn vị chúng tôi thực hiện dự án này với mục đích “phi lợi nhuận” nên cũng không đặt nặng chuyện lợi nhuận ở đây”, ông Mừng nói. Vị đại diện này cũng thông tin, đến thời điểm này chưa thể thống kê được chi phí cụ thể nhưng ước tính ban đầu chi phí di dời, chăm sóc hàng cây cổ thụ ở Kim Mã vào khoảng 2 tỷ đồng.


Trong khi đó, trao đổi với PV Dân trí, chuyên gia thực vật Ts. Nguyễn Tiến Hiệp (Giám đốc Trung tâm Bảo tồn thực vật Việt Nam) cho biết, việc di chuyển cây cổ thụ về vườn ươm để chăm sóc, nuôi dưỡng thay vì chặt hạ là một ý tưởng tốt, nhiều nước trên thế giới đã thực hiện và áp dụng thành công. “Đây có thể được xem là một cuộc đại giải phẫu. So với các loại cây nhỏ thì việc chăm sóc các loại cây cổ thụ sẽ gặp nhiều khó khăn, rủi ro hơn rất nhiều. Do bộ rễ và các cơ quan sinh học của nó đều đã phát triển, hoàn thiện. Chính vì thế, tôi cho rằng tỷ lệ 60% các cây sống sót sau khi di dời là một con số lớn và thành công”, ông Hiệp nói. Chuyên gia này cũng cho rằng, việc nghiên cứu trồng các loại cây này ở địa điểm mới cần cân nhắc kỹ lưỡng đến vấn đề thổ nhưỡng, khí hậu để cây có thể sinh trưởng, phát triển tốt.

Trong khi đó, trao đổi với PV Dân trí, chuyên gia thực vật Ts. Nguyễn Tiến Hiệp (Giám đốc Trung tâm Bảo tồn thực vật Việt Nam) cho biết, việc di chuyển cây cổ thụ về vườn ươm để chăm sóc, nuôi dưỡng thay vì chặt hạ là một ý tưởng tốt, nhiều nước trên thế giới đã thực hiện và áp dụng thành công. “Đây có thể được xem là một cuộc đại giải phẫu. So với các loại cây nhỏ thì việc chăm sóc các loại cây cổ thụ sẽ gặp nhiều khó khăn, rủi ro hơn rất nhiều. Do bộ rễ và các cơ quan sinh học của nó đều đã phát triển, hoàn thiện. Chính vì thế, tôi cho rằng tỷ lệ 60% các cây sống sót sau khi di dời là một con số lớn và thành công”, ông Hiệp nói. Chuyên gia này cũng cho rằng, việc nghiên cứu trồng các loại cây này ở địa điểm mới cần cân nhắc kỹ lưỡng đến vấn đề thổ nhưỡng, khí hậu để cây có thể sinh trưởng, phát triển tốt.

Trước đó, hình ảnh hàng cây xà cừ cổ thụ ven hồ Thủ Lệ quanh năm tỏa bóng mát từng được xem là “biểu tượng” và gắn bó với nhiều thế hệ người dân Thủ đô.
Trước đó, hình ảnh hàng cây xà cừ cổ thụ ven hồ Thủ Lệ quanh năm tỏa bóng mát từng được xem là “biểu tượng” và gắn bó với nhiều thế hệ người dân Thủ đô.

Hà Trang - Trọng Trinh