1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM
  3. Phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết

TP.HCM:

Phát triển vận tải hành khách công cộng sẽ góp phần dứt điểm nạn "xe dù”

(Dân trí) - Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ nhận định: Theo xu thế chung, vận tải hành khách tuyến cố định liên tỉnh sẽ giảm trong khi vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) tăng. Cơ chế, chính sách đã có, vấn đề là thu hút doanh nghiệp tham gia, qua đó góp phần dứt điểm nạn "xe dù".

Tại TPHCM, Bộ GTVT vừa tổ chức Hội nghị về hướng dẫn thực hiện các Quyết định về cơ chế, chính sách thu hút xã hội hóa đầu tư và khai thác bến xe khách; phát triển VTHKCC bằng xe buýt. Cũng trong khuôn khổ chương trình, cơ quan chức năng đã lấy ý kiến dự thảo Quy hoạch chi tiết mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh bằng xe ô tô...

Theo thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ,
hiện nay vấn đề quản lý vận tải hết sức lỏng lẻo
Theo thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ, hiện nay vấn đề quản lý vận tải hết sức lỏng lẻo

Theo ông Lê Đỗ Mười – Viện  Phó Viện Chiến lược và Phát triển GTVT, hiện nay trên cả nước có 3.497 tuyến vận tải hành hành khách cố định liên tỉnh (với sự tham gia của 1.238 doanh nghiệp), cự ly tuyến bình quân là 245km, trong đó chủ yếu là cự ly dưới 300km (chiếm 60%). Số lượng phương tiện các loại khoảng hơn 22.000 chiếc các loại, Trong đó chủ yếu tập trung ở TPHCM (gần 2.000 phương tiện), Hà Nội (gần 1.300 phương tiện),… Công tác cấp phép, quản lý luồng tuyến VTHK cố định liên tỉnh ở một số Sở GTVT còn bất cập, hạn chế dẫn đến hiện tượng trùng tuyến, cạnh tranh không lành mạnh.

Việc cấp phép tuyến chưa căn cứ vào công suất phục vụ của bến xe, dẫn đến hiện tượng quá tải tại một số bến ở các thành phố lớn. Chưa có hướng dẫn tính toán công suất bến xe, vì vậy gây khó khăn đối với công tác quản lý, cấp phép tuyến; chưa đủ cơ sở đánh giá bến xe đã vượt công suất chưa.

Hiện nay, có khoảng 563 bến khách có hoạt động VTHK cố định liên tỉnh, trong đó có 475 bến xe đã được công bố, còn 88 bến chưa được công bố (67 bến tạm, 21 bến chưa được công bố lại). Có 96 tuyến đang hoạt động có bến đi - đến từ các bến xe chưa được công bố dẫn đến khó khăn trong công tác quản lý. Ngoài ra, có 49 tuyến tuyến có cự ly vận chuyển dài hơn 300 km có bến xe đi hoặc bến xe đến là bến xe loại 5 hoặc loại 6.

Công tác lập, quản lý quy hoạch bến xe tại một số địa phương cũng còn bất cập, dẫn đến tình trạng quy hoạch “treo” nơi thừa nơi thiếu, không phản ảnh đúng nhu cầu đi lại của người dân. Hầu hết các tỉnh không có quy hoạch bến xe riêng, chủ yếu nằm trong quy hoạch GTVT của tỉnh. Ngay cả TPHCM, hiện vẫn chưa có quy hoạch bến xe riêng.

Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục đường bộ Nguyễn Văn Quyền nhấn mạnh: Phát triển mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh đường bộ thống nhất và hợp lý trên phạm vi cả nước đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân giữa các vùng miền, địa phương, đảm bảo an toàn, thuận lợi, có chi phí hợp lý. Đồng thời, tạo sự công khai, minh bạch, bình đẳng và góp phần định hướng cho đơn vị vận tải khai thác tuyến hiệu quả.

Đến năm 2020, cả nước có khoảng 3.715 tuyến VTHK cố định liên tỉnh. Trong đó, số tuyến hiện đang khai thác đưa vào quy hoạch là 3.497 và bổ sung vào quy hoạch 218 tuyến mới. Một nội dung đáng chú ý trong quy hoạch này là đối với các tuyến có tần suất khai thác lớn, có cự ly dưới 100km khuyến khích chuyển dần sang hoạt động xe buýt kế cận theo lộ trình.

Theo thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ,
hiện nay vấn đề quản lý vận tải hết sức lỏng lẻo
Xây dựng, ban hành mã số bến xe (kể cả các bến xe quy hoạch), mã số tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh để thống nhất quản lý trên phạm vi toàn quốc

Tại hội nghị, đại diên các Sở GTVT và doanh nghiệp đều đồng tình với Quyết định số 12 và 13 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách thu hút xã hội hóa đầu tư và khai thác bến xe khách, phát triển VTHKCC bằng xe buýt, cũng như dự thảo Quy hoạch chi tiết mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh bằng xe ô tô.

Thống nhất với phương án chuyển sang xe buýt công cộng đối với tuyến liên tỉnh có tần suất cao có cự ly tuyến dưới 100km. Tuy nhiên, theo ông Phạm Đình Đức – Trưởng phòng Quản lý Vận tải (Sở GTVT TPHCM) để xuất nên để tồn tại song song hai loại hình để bổ sung cho nhau. Bởi, có hành khách muốn đi xe buýt để thuận tiện đón tuyến khác nhưng cũng nhiều người muốn đi từ đầu bến đến cuối bến cho nhanh, trong khi xe buýt thì thuận tiện nhưng không thể đi nhanh.

Theo Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ, với cơ chế, chính sách đối với VTHKCC đầy đủ và thông thoáng, các địa phương phải tạo điều kiện để khuyến khích, kích cầu để doanh nghiệp tham gia đầu tư mở tuyến khai thác. Đi vào xu thế chung sẽ không có chuyện tăng số chuyến đối với VTHK cố định liên tỉnh mà sẽ giảm, đồng thời VTHKCC liên tỉnh sẽ tăng lên. Việc mở một tuyến VTHKCC mới,  các địa phương nên có những cơ chế khuyến khích nhiều doanh nghiệp tham gia. Theo đó, cơ quan chức năng quản lý ở từng địa phương phải tạo điều kiện về tổ chức kinh doanh, có cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp và kể cả những giải pháp để kích cầu.

Ông Lê Đình Thọ nhấn mạnh: Hiện tại đã có VTHKCC nội tỉnh, giờ là lúc vươn lên kết nối liên tỉnh với lưu lượng, tần suất đảm bảo, từ 10 – 15 phút hoặc 30 phút/chuyến để nâng cao doanh thu và chất lượng phục vụ. Về quan điểm quản lý, sẽ tiến tới bỏ khống chế về cực ly, nếu đảm bảo về tần suất thì sẽ cho chuyển sang xe buýt. Và khi xe buýt đã có cơ chế, chính sách rõ ràng, hợp lý thì quản lý sẽ hiệu quả hơn.

Quốc Anh