Phạm nhân nam và những đường may "mền mại" sau cánh cổng trại giam

Nguyễn Hải

(Dân trí) - Trại giam Yên Hạ tổ chức lao động, dạy nghề may cho các phạm nhân, sau khi ra trại họ đã có tay nghề cứng để có thể tìm được công việc ổn định.

Phạm nhân nam và những đường may mền mại sau cánh cổng trại giam - 1

Trại giam Yên Hạ (huyện Phù Yên, Sơn La) hiện đang quản lý, giam giữ trên 3.000 phạm nhân từ các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Hòa Bình,... Số phạm nhân này chủ yếu sống ở vùng sâu, vùng xa, trình độ hiểu biết pháp luật còn hạn chế và có khoảng 500 người không biết chữ phổ thông. Hiện công tác tổ chức lao động, dạy nghề cho phạm nhân được thực hiện theo đúng quy định và kế hoạch đã được phê duyệt. Các ngành nghề đang được Trại giam Yên Hạ tổ chức dạy cho phạm nhân lao động gồm trồng cây nông nghiệp, chăn nuôi, may mặc, mộc, đan cói, làm mi mắt giả, gấp vàng mã, khâu bóng,...

Phạm nhân nam và những đường may mền mại sau cánh cổng trại giam - 2

Thiếu tá Cấn Văn Quang, Quản giáo phụ trách đội phạm nhân số 38 Trại giam Yên Hạ cho biết, nhiều phạm nhân trước khi vào trại chủ yếu làm nương rẫy, nghề nghiệp không ổn định, được Ban giám thị, cán bộ quản giáo tạo điều kiện theo chính sách của Đảng, Nhà nước cho đi học văn hóa để biết chữ và định hướng cho phạm nhân lao động học nghề để mai sau trở về với xã hội có công việc sinh sống.

Phạm nhân nam và những đường may mền mại sau cánh cổng trại giam - 3

Theo Thiếu tá Quang, hiện xưởng may của Trại giam Yên Hạ có 6 tổ, mỗi tổ 35 phạm nhân, tổng số 210 người. Số phạm nhân này vừa học nghề, vừa sản xuất.

Phạm nhân nam và những đường may mền mại sau cánh cổng trại giam - 4

Các phạm nhân cắt vải bằng máy cắt công nghiệp. Để thực hiện công việc này phải là những người đã có tay nghề.

Phạm nhân nam và những đường may mền mại sau cánh cổng trại giam - 5

"Chúng tôi liên kết với doanh nghiệp nên họ sẽ bố trí cho đội ngũ kỹ thuật để dạy nghề cho phạm nhân hoặc cán bộ quản giáo sẽ dạy nghề. Khi phạm nhân đã có tay nghề sẽ dạy lại cho người chưa biết", Thiếu tá Quang chia sẻ về khâu tổ chức dạy nghề cho phạm nhân.

Phạm nhân nam và những đường may mền mại sau cánh cổng trại giam - 6

Phạm nhân Tuấn Hương Sinh (SN 1970, trú Điện Biên, phải cải tạo với án tù 3 năm về tội liên quan đến ma túy) cẩn trọng từng chi tiết nhỏ trong khâu cắt chỉ. Ngày đầu cầm kéo phạm nhân còn nhiều lóng ngóng nhưng đến nay đã làm thành thục.

Phạm nhân nam và những đường may mền mại sau cánh cổng trại giam - 7

Các phạm nhân lao động, học nghề may tại Trại giam Yên Hạ 100% là nam giới. Nhiều người trước đây chưa từng động đến máy may và nghĩ may vá là việc của phụ nữ, những người khéo tay chứ không phải cánh đàn ông. Nhưng, chỉ sau vài tháng họ đã thành thạo công việc.

Phạm nhân nam và những đường may mền mại sau cánh cổng trại giam - 8

Hiện xưởng may chủ yếu làm các hàng nội địa, đơn giản. Mặc dù là nam giới, nhiều phạm nhân đã có tuổi nhưng từng đường kim, mũi chỉ rất nhanh nhẹn, khéo léo.

Phạm nhân nam và những đường may mền mại sau cánh cổng trại giam - 9

"Phạm nhân sau khi thụ án trở về với xã hội đã có tay nghề cứng để đi làm thuê cho các doanh nghiệp", Thiếu tá Cấn Văn Quang nói.