1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM
  3. Phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết

Hà Nội:

Nửa giờ “đánh vật” với tài xế say rượu để đo nồng độ cồn

(Dân trí) - Lái xe vờ như chấp hành yêu cầu của CSGT nhưng thổi không đủ lượng khí thở để máy đo xác định chính xác nồng độ cồn. Sau nửa tiếng đồng hồ “đánh vật”, CSGT xác định, nồng độ cồn trong khí thở của tài xế này cao gấp hơn 2 lần mức cao nhất bị xử phạt.

Những ngày giáp Tết, các cơ quan, đoàn thể thường tổ chức liên hoan tất niên, dẫn đến việc người điều khiển phương tiện tham gia giao thông vi phạm quy định về nồng độ cồn tăng cao.
Những ngày giáp Tết, các cơ quan, đoàn thể thường tổ chức liên hoan tất niên, dẫn đến việc người điều khiển phương tiện tham gia giao thông vi phạm quy định về nồng độ cồn tăng cao.

Bên cạnh việc đảm bảo trật tự an toàn giao thông, chống ùn tắc trong những ngày cao điểm, lực lượng CSGT Hà Nội còn tăng cường xử lý vi phạm về nồng độ cồn.
Bên cạnh việc đảm bảo trật tự an toàn giao thông, chống ùn tắc trong những ngày cao điểm, lực lượng CSGT Hà Nội còn tăng cường xử lý vi phạm về nồng độ cồn.

Các tổ công tác CSGT chốt trực tại những nút giao thông trọng điểm, gần các quán nhậu, kịp thời phát hiện, xử lý các trường hợp vi phạm.
Các tổ công tác CSGT chốt trực tại những nút giao thông trọng điểm, gần các quán nhậu, kịp thời phát hiện, xử lý các trường hợp vi phạm.

Trung úy Hoàng Tuấn Anh (Đội CSGT số 15) cho biết, thời điểm giáp Tết, lượng người điều khiển phương tiện vi phạm quy định về nồng độ cồn tăng mạnh. Đối với những trường hợp quá say xỉn, lực lượng CSGT sẽ cử cán bộ đưa người và phương tiện về tận nhà.
Trung úy Hoàng Tuấn Anh (Đội CSGT số 15) cho biết, thời điểm giáp Tết, lượng người điều khiển phương tiện vi phạm quy định về nồng độ cồn tăng mạnh. Đối với những trường hợp quá say xỉn, lực lượng CSGT sẽ cử cán bộ đưa người và phương tiện về tận nhà.


Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định, người điều khiển ô tô mà trong hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 7-8 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 3-5 tháng; vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở sẽ phạt tiền từ 16-18 triệu đồng, tước GPLX 4-6 tháng. Mức phạt đối với người điều khiển xe máy trong 2 trường hợp trên lần lượt là 1-2 triệu đồng, tước GPLX 1-3 tháng và 3-4 triệu đồng, tước GPLX 3-5 tháng.

Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định, người điều khiển ô tô mà trong hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 7-8 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 3-5 tháng; vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở sẽ phạt tiền từ 16-18 triệu đồng, tước GPLX 4-6 tháng. Mức phạt đối với người điều khiển xe máy trong 2 trường hợp trên lần lượt là 1-2 triệu đồng, tước GPLX 1-3 tháng và 3-4 triệu đồng, tước GPLX 3-5 tháng.

Hành động quen thuộc của những người vi phạm là gọi điện thoại cho người thân để cầu cứu, xin xỏ nhằm bỏ qua vi phạm. Theo Trung úy Hoàng Tuấn Anh, đối với các trường hợp vi phạm về nồng độ cồn, lực lượng CSGT kiên quyết xử lý, tránh các trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Hành động quen thuộc của những người vi phạm là gọi điện thoại cho người thân để cầu cứu, xin xỏ nhằm bỏ qua vi phạm. Theo Trung úy Hoàng Tuấn Anh, đối với các trường hợp vi phạm về nồng độ cồn, lực lượng CSGT kiên quyết xử lý, tránh các trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Chiều 20/1, chốt trực tại ngã tư Sóc Sơn (huyện Sóc Sơn, Hà Nội), tổ công tác Đội CSGT số 15 liên tục phát hiện các trường hợp vi phạm quy định về nồng độ cồn. Cá biệt có trường hợp quá say, cho rằng mình rất hợp tác với lực lượng CSGT nhưng liên tục trình bày khiến tổ công tác mất rất nhiều thời gian.
Chiều 20/1, chốt trực tại ngã tư Sóc Sơn (huyện Sóc Sơn, Hà Nội), tổ công tác Đội CSGT số 15 liên tục phát hiện các trường hợp vi phạm quy định về nồng độ cồn. Cá biệt có trường hợp quá say, cho rằng mình rất hợp tác với lực lượng CSGT nhưng liên tục trình bày khiến tổ công tác mất rất nhiều thời gian.

Tài xế say xỉn vờ như chấp hành yêu cầu của tổ công tác nhưng không thổi đủ lượng khí thở để máy đo có thể xác định nồng độ cồn. Nhiều lần, anh này còn... dỗi, nhảy lên xe định bỏ đi, bỏ lại bằng lái và giấy tờ xe. Tuy nhiên, tổ công tác kiên quyết giữ lái xe này lại để xử lý.
Tài xế say xỉn vờ như chấp hành yêu cầu của tổ công tác nhưng không thổi đủ lượng khí thở để máy đo có thể xác định nồng độ cồn. Nhiều lần, anh này còn... dỗi, nhảy lên xe định bỏ đi, bỏ lại bằng lái và giấy tờ xe. Tuy nhiên, tổ công tác kiên quyết giữ lái xe này lại để xử lý.


Sau nửa tiếng đánh vật với tài xế này, qua gần 20 lần đo, lực lượng CSGT xác định, nồng độ cồn trong khí thở của anh này cao gấp hơn 2 lần mức cao nhất bị xử phạt.

Sau nửa tiếng "đánh vật" với tài xế này, qua gần 20 lần đo, lực lượng CSGT xác định, nồng độ cồn trong khí thở của anh này cao gấp hơn 2 lần mức cao nhất bị xử phạt.

Lực lượng CSGT yêu cầu người vi phạm ký vào kết quả đo nồng độ cồn để làm căn cứ xử lý.
Lực lượng CSGT yêu cầu người vi phạm ký vào kết quả đo nồng độ cồn để làm căn cứ xử lý.

Trong năm 2016, Phòng CSGT - CATP Hà Nội phát hiện, xử lý 1907 trường hợp vi phạm quy định về nồng độ cồn. Từ đầu năm 2017 đến nay, đã có 193 trường hợp tương tự bị xử lý.
Trong năm 2016, Phòng CSGT - CATP Hà Nội phát hiện, xử lý 1907 trường hợp vi phạm quy định về nồng độ cồn. Từ đầu năm 2017 đến nay, đã có 193 trường hợp tương tự bị xử lý.

Tiến Nguyên