1. Dòng sự kiện:
  2. Sắp xếp bộ máy để tinh, gọn, mạnh
  3. Vi phạm giao thông ở các thành phố lớn

Quảng Ngãi:

Nỗi lo đất lở, biển xâm thực

(Dân trí) - Mặc dù vẫn là mùa cạn đáy, nhưng người dân bên dòng Trà Bồng đoạn chảy qua huyện Bình Sơn vẫn đau đáu với nỗi lo đất lở vì sông ngoặm đất và nước biển xâm thực.

Chưa vào mùa mưa lũ, nhưng trong tâm trí của người dân các vùng này đều mang một nỗi lo đất lở thường trực.
 
Anh Phạm Văn Long, thôn Tân Phước, xã Bình Minh, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) chỉ tay vào dòng sông đang chảy trước mặt mình: “Trước đây đó là vườn nhà của các hộ dân sống trong vùng này. Nhưng mỗi năm dòng sông này cứ lấn dần từ bờ bên kia sang bờ bên này, cứ thế đến giờ nó đã lấn xa hàng trăm mét, nuốt trôi bao nhiêu là vườn nhà người dân trong vùng”.
 
Nỗi lo đất lở, biển xâm thực - 1
Đống đất, rác người đân đổ xuống mép sông để bù lấp những phần sông “ăn” về mùa lũ.
 
Cứ mỗi mùa lũ về, người dân ven con sông Trà Bồng lại lũ lượt dìu nhau, dắt theo trâu, bò, lợn, gà... lên núi tránh lũ. “Bởi mùa này nhìn thế thôi chứ vào mùa mưa lũ thì cả vùng này đều ngập chìm trong dòng nước mênh mông của con sông Trà Bồng”, anh Long nói.

Theo anh Long, sở dĩ con sông cứ ăn mòn dần về phía bờ Bắc một phần là do tình trạng khai thác cát trên sông, mặt khác là sự bồi tụ hàng năm tạo nên những cồn cát lộ thiên làm dòng chảy chuyển hướng, xoáy sâu vào vùng bờ Bắc.

Anh Võ Đức Diên, Phó Chủ tịch xã Bình Minh cho biết: “Xã Bình Minh vốn là một rốn lũ của dòng Trà Bồng. Năm nào cũng vậy, lũ về là cả xã gần như ngập chìm trong biển nước. Nhưng tình hình mưa lũ mỗi năm mỗi khác, năm sau lớn hơn năm trước.
 
Nỗi lo đất lở, biển xâm thực - 2
Khu bãi cát bên kia trước đây là dòng chảy chính của con sông Trà Bồng

Về việc các hộ dân sống ven vùng sạt lở nghiêm trọng xã đã có biện pháp di dời họ về vùng sát núi an toàn (đã chuyển được 70 hộ). Còn thực trạng sạt lở xã đã có giải pháp trồng tre ven sông để ngăn không cho dòng nước xoáy sâu vào. Đến nay toàn xã đã có bờ tre dài khoảng 7- 8 km”.

Tuy nhiên, thị sát ven sông, chúng tôi vẫn thấy tình trạng khai thác cát bữa bãi trên sông đoạn xã quản lý. Đứng trên đoạn đê ngầm qua bắc qua sông, ngó nhìn lên ngược về phía Chương Mỹ thì thấy lấp ló nhiều hệ thống máy, xe đang lục tục xúc đào cát trên sông.
 
Nỗi lo đất lở, biển xâm thực - 3
Một điểm khai thác cát trên sông Trà Bồng tại thị trấn Châu Ổ.
 
Không riêng gì xã Bình Minh, dọc ven sông Trà Bồng đoạn chảy qua huyện Bình Sơn đang đối mặt với tình trạng sạt lở nghiêm trọng. Có đến hàng chục điểm sạt lở dọc hai bên bờ sông thuộc địa phận các xã Bình Dương, Bình Minh, Bình Mỹ, thị trấn Châu Ổ... gây mất đất sản xuất, đất vườn ở của người dân.
 
Nguyên nhân chính vẫn là do tình trạng khai thác cát, sỏi làm vật liệu xây dựng một cách thái quá dưới lòng sông mà không theo một sự quản lý hay quy hoạch nào cả.
 
Nỗi lo đất lở, biển xâm thực - 4
Và nỗi lo biển xâm thực.

Bên cạnh nguy cơ sạt lở cao, vùng hạ lưu sông Trà Bồng còn đối mặt với tình trạng biển xâm thực. Đặc biệt là vào mùa nắng hạn, mực nước sông xuống thấp, de dọa đến nhu cầu nước sinh hoạt và sản xuất cho hàng chục xã, thị trấn thuộc huyện Bình Sơn.

Đối phó với thực trạng nước biển xâm thực, các xe vùng hạ lưu như Bình Dương đã đầu tư xây dựng đê đập ngăn mặn với số vốn đầu tư lên đến hàng trăm triệu đồng. Tuy nhiên, việc xây dựng này cũng chỉ là tình thế giải pháp theo thời vụ, về mùa mưa lũ lại phải tháo dỡ, không chỉ tốn công sức mà còn tiền của đổ ra.

Trọng Huy

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm