Nỗi đau da cam
(Dân trí) - Đám trẻ ngây ngô nghển cao cái đầu to nặng, cố giơ đôi tay còng queo khua khoắng, hét vài tiếng ú ớ để cổ vũ cho màn múa của đội văn nghệ…, cuộc giao lưu nhân “Ngày vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam” đã diễn ra như thế.
Nỗi đau thời hậu chiến
Hầu hết các em bị thiểu năng trí tuệ, nhưng thấy sự bận rộn của các thầy, cô giáo nên dường như cũng hiểu là sắp được đi chơi. Chúng cuống quýt đòi mặc quần áo mới. Một số khác trí tuệ bình thường nhưng bị tật nguyền thì trầm lắng, suy tư hơn. Chúng lặng lẽ giúp các cô quản lý đám em đang nhao nhao trực ùa chạy tứ tung quanh chiếc ô tô đang đỗ ngoài cửa.
Cùng dự buổi giao lưu còn có rất nhiều cựu chiến binh từng chiến đấu ở mặt trận Quảng Trị. Họ được mời đến với tư cách là những nhân chứng sống, kể về tội ác của chiến tranh, về những tấn hóa chất màu da cam mà quân đội Mỹ đã rải xuống VN…
Ông Vũ Đức Dụ và em Trung Thị Thanh Bình - Hai thế hệ cùng gánh chịu nỗi đau da cam. (Ảnh: Thanh Trầm)
Theo số liệu của các nhà khoa học Mỹ, từ 1961-1971, đã có khoảng 80 triệu lít hoá chất độc được rải xuống Việt Nam, trong đó có 61% là chất da cam, chứa 366kg dioxin. |
Nhìn những đứa trẻ tật nguyền ở làng Hữu Nghị với những nụ cười ngây ngô khi bắt gặp người lạ, ông Dụ rơi nước mắt nhớ đến 2 đứa con của mình.
Đám trẻ ngây ngô thì không mấy quan tâm đến sự xúc động của người lớn. Mấy đứa bận nghển cao cái đầu to nặng, cố giơ đôi tay còng queo khua khoắng, hét vài tiếng ú ớ để cổ vũ màn hát múa sôi nổi do các bạn thuộc Cung thiếu nhi Hà Nội biểu diễn.
Cô giáo Nguyễn Thị Thùy phụ trách nhà T5, làng Hữu Nghị cho biết: cả làng có tất cả 120 cháu, được chọn từ 35 tỉnh thành, từ Quảng Nam trở ra. Chúng đều là con, cháu trong những gia đình có ông, bà hoặc bố mẹ bị nhiễm chất độc da cam. Đa số bị thiểu năng trí tuệ, phải chăm sóc nuôi dạy theo phương pháp đặc biệt. Số còn lại là những cháu bị tật nguyền, không thể sinh hoạt bình thường.
Bẽn lẽn đứng cạnh cô Thùy là Trung Thị Thanh Bình, ở huyện Trà My, Quảng Nam. Bình vào làng đã 9 năm. Thân hình cô bé vẹo vọ, khiến mọi cử động của em đều rất khó khăn. Vậy mà Bình đã vượt qua mọi đau đớn về thể xác, theo học nghề thêu. Mỗi ngày 4-5 tiếng cặm cụi ngồi tập, giờ đây em đã thành một người thợ lành nghề, có được thu nhập, dù ít ỏi.
Hãy tiếp sức cho các nạn nhân tìm công lý
Theo GS Nguyễn Trọng Nhân, Phó chủ tịch quỹ Hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam của VN, việc trợ giúp cho các nạn nhân cần được tiến hành càng sớm càng tốt. Một thống kê gần đây cho biết : 70% số gia đình nạn nhân chất độc da cam thuộc diện hộ đói và nghèo, trong đó 40% là số hộ đói; 22 % số gia đình có từ 3 nạn nhân trở lên; 30% nạn nhân sức khoẻ yếu hơn trước, 90% không có chuyên môn nghề nghiệp. |
Quyết định này đã gây nhiều làn sóng bất bình của nhân dân VN và bạn bè nhiều nước trên Thế giới.
Quỹ Nhân ái báo Điện tử Dân trí mong muốn tiếp tục nhận được sự ủng hộ về vật chất và tinh thần của độc giả trong và ngoài nước để tiếp sức cho những nạn nhân chất độc da cam trong cuộc chiến giành lại công bằng, công lý.
Địa chỉ ủng hộ:
Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học và Dân trí - Báo điện tử Dân trí (Hà Nội)
Số 2/48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội
* Tài khoản VNĐ: Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 10 201 0000 220 639 Tại: Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm Hà Nội * Tài khoản USD: Tên TK : Báo Khuyến học & Dân trí Số TK : 10 202 0000 004346 Switch Code : ICBVVNVX106 639 Tại : Sở Giao dịch I - Ngân hàng Công thương Việt Nam Văn phòng đại diện của báo:
VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3857.122
VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725
VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 071.3733.269 |
Thanh Trầm