1. Dòng sự kiện:
  2. Nổ xưởng gỗ ở Đồng Nai
  3. 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nô nức đi lễ chùa ngày Rằm tháng Giêng

(Dân trí) - Rằm tháng Giêng (còn gọi là Tết Nguyên tiêu hay lễ Thượng Nguyên) là ngày trăng tròn đầu tiên của năm mới, có ý nghĩa rất quan trọng, được xem là một trong hai ngày rằm lớn nhất trong năm.

Tại Hà Nội, từ 2 ngày nay, các ngôi chùa lớn và nổi tiếng linh thiêng như chùa Phúc Khánh, Trấn Quốc, Quán Sứ... luôn đông nghẹt người ra vào.


Rằm tháng giêng được cho là ngày đức phật giáng lâm tại các chùa

Rằm tháng giêng được cho là ngày đức phật giáng lâm tại các chùa

Rằm tháng giêng được cho là ngày đức phật giáng lâm tại các chùa

Quan niệm “cúng cả năm không bằng rằm tháng giêng” nên hôm nay nhiều người Hà Nội tìm đến các ngôi chùa

Ngày này nhiều ngôi chùa còn làm lễ cầu an, dâng sao giải hạn cho năm mới

Ngày này nhiều ngôi chùa còn làm lễ cầu an, dâng sao giải hạn cho năm mới...

... Chính vì vậy, nhiều người tìm đến chùa trong ngày rằm


... Chính vì vậy, nhiều người tìm đến chùa trong ngày rằm

... Chính vì vậy, nhiều người tìm đến chùa trong ngày rằm

Tiền lẻ được người dân rải rất nhiều trong các ngôi chùa

Tiền lẻ được người dân rải rất nhiều trong các ngôi chùa

Thu lượm rác của dân để lại để ngôi chùa luôn sạch sẽ, trong lành

Thu lượm rác của dân để lại để ngôi chùa luôn sạch sẽ, trong lành

Đồ cúng bán rất chạy trong rằm tháng giêng.

Đồ cúng bán rất chạy trong rằm tháng giêng.
 
Hai ngày 14 và 15 (âm lịch), các ngôi chùa ở TPHCM đón rất đông khách thập phương đến thắp hương cầu an. Ngày này nhà chùa thường tụng kinh Dược Sư và khuyên các Phật tử cùng tụng niệm và hồi hướng công đức để thế giới được an lành.
 
Nô nức đi lễ chùa ngày Rằm tháng Giêng
Người đi lễ nườm nượp đổ về chùa Vĩnh Nghiêm (quận 3) TPHCM từ chiều ngày 14 (âm lịch). Năm nay rằm tháng Giêng rơi vào ngày đi làm nên mọi người tranh thủ lên chùa vào chiều, tối 14.

Nô nức đi lễ chùa ngày Rằm tháng Giêng
Chùa Đông Linh (chùa Hang, huyện Hóc Môn) từ sáng sớm cũng đón đông đảo khách thập phương. Đây là ngôi chùa cổ, có niên đại hơn 120 năm, rất nổi tiếng trong cộng đồng người Việt và người Hoa.  
 
Nô nức đi lễ chùa ngày Rằm tháng Giêng
Dù kinh điển nhà Phật không nói đến ngày rằm Tháng Giêng nhưng người dân coi đây là dịp lên chùa cúng sao giải hạn, ước nguyện điềm lành.
 
 
Thả chim phóng sinh để tạo phúc cho bản thân hay hồi hướng công đức cho người thân.

Thả chim phóng sinh để tạo phúc cho bản thân hay hồi hướng công đức cho người thân.  

Tết Nguyên Tiêu đối với người phương Đông có ý nghĩa thiêng liêng đặc biệt. Trong ngày này, mọi người lên chùa cầu an cầu phước, ăn bánh trôi (gọi là “thang viên” - viên tròn trong nước).

Một số nơi trong cộng đồng người Hoa còn giữ tập tục chơi lồng đèn ngũ sắc, mọi người ghi những câu ước nguyện của mình vào đèn lồng rồi thả bay lên trời. Nhiều người còn coi đây là mùa Valentine phương Đông, là ngày nam thanh nữ tú gặp gỡ, nên duyên (gần giống ngày mùng 7 tháng 7 âm lịch). Điều thú vị là năm nay, Valentine phương Đông và phương Tây lại trùng vào một ngày.

Với ý nghĩa tương tự, tại chùa Đông Linh (huyện Hóc Môn, TPHCM) người đi lễ chùa viết điều ước nguyện của mình vào mảnh vải rồi treo hoặc ném lên “cây cầu nguyện” trồng trước tượng Phật Thích Ca.
Hàng nghìn mảnh vải cầu nguyện nhuộm đỏ cả cành cây
 
Hàng nghìn mảnh vải cầu nguyện nhuộm đỏ cả cành cây
Hàng nghìn mảnh vải cầu nguyện nhuộm đỏ cả cành cây
Vải hồng để viết cầu duyên còn vải đỏ cầu tài lộc, mỗi mảnh vải được bán với giá 10.000 đồng
Vải hồng để viết cầu duyên còn vải đỏ cầu tài lộc, mỗi mảnh vải được bán với giá 10.000 đồng
Vải hồng để viết cầu duyên còn vải đỏ cầu tài lộc, mỗi mảnh vải được bán với giá 10.000 đồng

Sau khi viết xong, mọi người cột hòn đá nhỏ vào đầu mảnh vải rồi ném lên cây, ném càng cao càng tốt. Người cẩn thận thì buộc mảnh vải vào cành cây.
(Ảnh: Hồng Nhung)
Người Đà Nẵng cũng tâm niệm câu “Đi lễ cả năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng”. Bởi vậy từ tối qua, rất đông người dân đã đến các chùa cầu nguyện an lành cho cả năm.
Nhiều người đi chùa rằm tháng Giêng cầu mong một năm mới bình an
Nhiều người đi chùa rằm tháng Giêng cầu mong một năm mới bình an
Một số em nhỏ cũng được bố mẹ cho đi chùa
Một số em nhỏ cũng được bố mẹ cho đi chùa

Cô Phương (quận Liên Chiểu) đang thắp hương tại chùa Quang Minh cho biết: “Ông bà có câu “cúng cả năm không bằng ngày rằm tháng Giêng” nên cứ đến ngày này là tôi đi chùa cầu mong cho con cháu sức khỏe, bình an và làm ăn gặp nhiều bạn may”.

Đứng trước tượng phật để cầu mong những điều tốt lành
Đứng trước tượng phật để cầu mong những điều tốt lành

Phật tử và người dân đọc kinh niệm phật tại chùa Quang Minh
Phật tử và người dân đọc kinh niệm phật tại chùa Quang Minh

Bạn Xuân (sinh viên trường ĐH sư phạm Đà Nẵng) chia sẻ, năm nay là năm cuối của em nên em cùng bạn đến chùa cầu mong cho việc học được thuận lợi, ra trường xin được việc sớm. Trước đó (sáng 13/2), nhiều người cũng đã lên chùa Linh Ứng (Sơn Trà) vãn cảnh chùa và cầu an trong ngày rằm đầu tiên của một năm.
Tối 14/2 (nhằm rằm tháng Giêng năm Giáp Ngọ), nhiều người dân Bạc Liêu đi chùa người Hoa để cầu an cho gia đình.
Theo ghi nhận của PV Dân trí vào khoảng 19h tối 14/2, một số ngôi chùa người Hoa tại TP Bạc Liêu có hàng trăm người dân đến thắp hương cầu an trong ngày rằm tháng Giêng này.

Tại các ngôi chùa này , không khí rằm tháng Giêng diễn ra hết sức sôi nổi nhưng cũng đầy trang nghiêm.

Chùa người Hoa nô nức đón người vào, người ra trong ngày rằm tháng Giêng.
Chùa người Hoa nô nức đón người vào, người ra trong ngày rằm tháng Giêng.

Gặp PV tại cửa chùa Quan Thánh Đế, chị Hạnh (ngụ phường 3) cho biết, năm nào qua Tết và đến rằm tháng Giêng, chị cũng đến chùa này để cầu an cho gia đình. Theo chị Hạnh, chùa Quan Thánh Đế là một ngôi chùa đẹp và cũng rất linh thiêng.

Đông đảo người dân đi thắp nhang cầu an tại chùa.
Đông đảo người dân đi thắp nhang cầu an tại chùa.

Theo quan sát của PV, ngoài những người trung niên, lớn tuổi thì còn có khá nhiều người trẻ cũng đến đây thắp hương.

Anh Thiện (26 tuổi, ngụ phường 7) cho hay, rằm tháng Giêng là rằm lớn nên đi chùa để cầu sức khỏe, cầu may mắn.

Đông đảo người dân đi thắp nhang cầu an tại chùa.

Cũng theo ghi nhận của PV, tại các chùa này, tình trạng người bán vé số, bán nhang mời gọi, chèo kéo người đi lễ chùa mua hàng ở trước và trong chùa cũng diễn ra khá nhiều, gây mất trật tự, phần nào làm cho những nơi trang nghiêm này những hình ảnh không đẹp.
Đông đảo người dân đi thắp nhang cầu an tại chùa.
Bán vé số ngự ngay giữa lối đi vào chùa để mời khách mua. (Ảnh: Huỳnh Hải)                                                                                               
 Quang Phong - Hồng Nhung - Khánh Hồng - Huỳnh Hải