1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM

Những tuyến đường đắt "khét tiếng" của Hà Nội nhìn từ trên cao

(Dân trí) - Với chi phí dự kiến 3,5 tỷ đồng mỗi mét để kéo dài tuyến vành đai 1, kỷ lục mới về sự đắt đỏ của đường giao thông Hà Nội được thiết lập, kế tiếp hàng loạt dự án nghìn tỷ.

Những tuyến đường đắt "khét tiếng" của Hà Nội nhìn từ trên cao


Với chiều dài chỉ 2,2km, kinh phí đầu tư gần 7.800 tỉ đồng, tuyến đường vành đai 1 (đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục) thuộc địa bàn phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, Hà Nội chính thức xô đổ kỷ lục đường đắt nhất hành tinh của tuyến đường vành đai 1 đoạn Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu trước đó (1.767 tỉ cho 700m) và tuyến đường vành đai 1 đoạn Kim Liên - Ô Chợ Dừa trước đó nữa (642 tỉ cho 550m). Ước tính, trung bình mỗi một mét dài tuyến đường có tổng chi phí đầu tư lên tới 3,5 tỷ đồng.

Với chiều dài chỉ 2,2km, kinh phí đầu tư gần 7.800 tỉ đồng, tuyến đường vành đai 1 (đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục) thuộc địa bàn phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, Hà Nội chính thức "xô đổ" kỷ lục "đường đắt nhất hành tinh" của tuyến đường vành đai 1 đoạn Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu trước đó (1.767 tỉ cho 700m) và tuyến đường vành đai 1 đoạn Kim Liên - Ô Chợ Dừa trước đó nữa (642 tỉ cho 550m). Ước tính, trung bình mỗi một mét dài tuyến đường có tổng chi phí đầu tư lên tới 3,5 tỷ đồng.


Tổng chiều dài tuyến đường là 2,2km, mặt cắt ngang rộng 50m. Điểm đầu giao với đường Cát Linh - La Thành - Yên Lãng tại Hoàng Cầu, điểm cuối tại nút giao thông Voi Phục (gồm 2 cầu vượt trực thông theo hướng đường vành đai 1 tại các nút Giảng Võ - Láng Hạ và nút Nguyễn Chí Thanh). Dự án sẽ chiếm dụng gần 160.000m2 đất, trong đó 83.000m2 đất ở của hộ dân, 16.000m2 đất cơ quan và gần 54.000m2 đất đường giao thông. Tổng các hộ dân phải giải phóng mặt bằng là 2.044 hộ.

Tổng chiều dài tuyến đường là 2,2km, mặt cắt ngang rộng 50m. Điểm đầu giao với đường Cát Linh - La Thành - Yên Lãng tại Hoàng Cầu, điểm cuối tại nút giao thông Voi Phục (gồm 2 cầu vượt trực thông theo hướng đường vành đai 1 tại các nút Giảng Võ - Láng Hạ và nút Nguyễn Chí Thanh). Dự án sẽ chiếm dụng gần 160.000m2 đất, trong đó 83.000m2 đất ở của hộ dân, 16.000m2 đất cơ quan và gần 54.000m2 đất đường giao thông. Tổng các hộ dân phải giải phóng mặt bằng là 2.044 hộ.


Tổng mức đầu tư theo chỉ giới đường đỏ đã được phê duyệt và phần mở rộng phía Bắc dự án (đoạn Hoàng Cầu - Láng Hạ) khoảng 7.779 tỉ đồng. Trong đó, chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư là hơn 6.400 tỉ đồng, chi phí xây lắp hơn 1.800 tỉ đồng.

Tổng mức đầu tư theo chỉ giới đường đỏ đã được phê duyệt và phần mở rộng phía Bắc dự án (đoạn Hoàng Cầu - Láng Hạ) khoảng 7.779 tỉ đồng. Trong đó, chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư là hơn 6.400 tỉ đồng, chi phí xây lắp hơn 1.800 tỉ đồng.


Năm 2013, tuyến đường Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu (Đống Đa, Hà Nội) khánh thành. Tổng mức đầu tư cho đoạn đường dài 547 m là 810 tỷ đồng, tương đương 1,4 tỷ đồng mỗi mét.

Năm 2013, tuyến đường Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu (Đống Đa, Hà Nội) khánh thành. Tổng mức đầu tư cho đoạn đường dài 547 m là 810 tỷ đồng, tương đương 1,4 tỷ đồng mỗi mét.


Thời điểm đó, tuyến đường này được mệnh danh là con đường đắt nhất Việt Nam, thậm chí đắt nhất hành tinh.

Thời điểm đó, tuyến đường này được mệnh danh là "con đường đắt nhất Việt Nam", thậm chí "đắt nhất hành tinh".

Những tuyến đường đắt "khét tiếng" của Hà Nội nhìn từ trên cao - 6


Tuyến đường Ô Đống Mác - Nguyễn Khoái (Dự án đường Vành đai 1) có chiều dài 570 m, rộng 50 m, được UBND TP Hà Nội phê duyệt vào cuối năm 2005 với tổng mức đầu tư là 383 tỷ đồng. Tuy nhiên, sau gần 10 năm chậm triển khai đến tháng 9/2014, mức đầu tư của dự án được điều chỉnh tăng gấp gần 3 lần tương đương số tiền 1.139 tỷ đồng.

Tuyến đường Ô Đống Mác - Nguyễn Khoái (Dự án đường Vành đai 1) có chiều dài 570 m, rộng 50 m, được UBND TP Hà Nội phê duyệt vào cuối năm 2005 với tổng mức đầu tư là 383 tỷ đồng. Tuy nhiên, sau gần 10 năm chậm triển khai đến tháng 9/2014, mức đầu tư của dự án được điều chỉnh tăng gấp gần 3 lần tương đương số tiền 1.139 tỷ đồng.


Dự án có điểm đầu nối với ngã tư Lò Đúc - Trần Khát Chân, điểm cuối giao với đê Nguyễn Khoái.

Dự án có điểm đầu nối với ngã tư Lò Đúc - Trần Khát Chân, điểm cuối giao với đê Nguyễn Khoái.


Để thực hiện dự án này, quận Hai Bà Trưng phải thu hồi 41.240 m2 đất tại 4 phường Đống Mác, Thanh Lương, Bạch Đằng, Thanh Nhàn, liên quan tới 670 hộ dân trong diện giải phóng mặt bằng.

Để thực hiện dự án này, quận Hai Bà Trưng phải thu hồi 41.240 m2 đất tại 4 phường Đống Mác, Thanh Lương, Bạch Đằng, Thanh Nhàn, liên quan tới 670 hộ dân trong diện giải phóng mặt bằng.


Đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài (Cầu Giấy, Hà Nội) được thông xe năm 2015, có chiều dài chỉ hơn 500m nhưng tổng mức đầu tư lên tới hơn 969 tỷ đồng (trung bình gần 2 tỷ đồng/m).

Đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài (Cầu Giấy, Hà Nội) được thông xe năm 2015, có chiều dài chỉ hơn 500m nhưng tổng mức đầu tư lên tới hơn 969 tỷ đồng (trung bình gần 2 tỷ đồng/m).


Tuyến đường có điểm bắt đầu là ngã tư giao cắt đường Nguyễn Văn Huyên - Nguyễn Khánh Toàn và điểm cuối giao với đường Cầu Giấy. Mỗi bên đường có 4 làn xe chạy, dải phân cách giữa rộng 3m và vỉa hè rộng 8m.

Tuyến đường có điểm bắt đầu là ngã tư giao cắt đường Nguyễn Văn Huyên - Nguyễn Khánh Toàn và điểm cuối giao với đường Cầu Giấy. Mỗi bên đường có 4 làn xe chạy, dải phân cách giữa rộng 3m và vỉa hè rộng 8m.


Đây là một trong những dự án trong điểm của quận Cầu Giấy nhằm giảm tải áp lực giao thông trên trục đường Cầu Giấy - Xuân Thủy.​

Đây là một trong những dự án trong điểm của quận Cầu Giấy nhằm giảm tải áp lực giao thông trên trục đường Cầu Giấy - Xuân Thủy.​

Vũ Toàn