Kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng (20/8/1888 - 20/8/2018)

Những kỷ vật bình dị mang đậm "chất người Tôn Đức Thắng"

(Dân trí) - Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng từng nói về Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng: “Di sản quý nhất mà đồng chí Tôn Đức Thắng để lại cho nhân dân chính là chất người Tôn Đức Thắng - sản phẩm tổng hợp của chất hào hiệp Nam Bộ… Từ thủơ thanh niên đến cuối đời, vượt qua muôn trùng thử thách, ngày càng ngời lên vẻ đẹp đẽ và cao quý”.

Chủ tịch Tôn Đức Thắng (1888 - 1980) sinh ra và lớn lên tại cù lao Ông Hổ - nay là xã Mỹ Hòa Hưng, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang.

Bác Tôn là một nhà cách mạng, chính khách của Việt Nam. Từ 1955 - 1960, Bác Tôn là Trưởng ban Thường trực Quốc hội Việt Nam - tương đương với Chủ tịch Quốc hội bây giờ. Ngày 22/9/1969 đến 2/7/1976, Bác Tôn giữ chức Chủ tịch nước, là vị Chủ tịch nước thứ hai, kế nhiệm Chủ tịch nước Hồ Chí Minh.

Có thể nói, cả cuộc đời Bác Tôn luôn phấn đấu, hy sinh vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Những món đồ bình dị gắn liền với cuộc đời Bác Tôn

Nói về nhân cách của Bác Tôn, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng từng chia sẻ: “Di sản quý nhất mà đồng chí Tôn Đức Thắng để lại cho nhân dân chính là chất người Tôn Đức Thắng - sản phẩm tổng hợp của chất hào hiệp Nam Bộ, chất kiên cường và tài năng sáng tạo Việt Nam, chất tiên phong của giai cấp công nhân, chất cách mạng của người yêu nước, người cộng sản, chất nhân đạo của con người. Đó là chất Cách mạng tinh khiết không gì làm phai nhạt được, từ thủơ thanh niên đến cuối đời, vượt qua muôn trùng thử thách, ngày càng ngời lên vẻ đẹp đẽ và cao quý”.

Nhân kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng (20/8/1888 - 20/8/2018), những hình ảnh, vật dụng gần gũi gắn liền với cuộc đời bình dị của Bác Tôn đã được trưng bày giới thiệu tới nhân dân:

Gia đình chiến sĩ cách mạng, Chủ tịch Tôn Đức Thắng
Gia đình chiến sĩ cách mạng, Chủ tịch Tôn Đức Thắng

Bác Tôn có 15 năm bị lưu đày ở Côn Đảo
Bác Tôn có 15 năm bị lưu đày ở Côn Đảo

Cuộc sống khổ sai ở nhà tù Côn Đảo
Cuộc sống khổ sai ở nhà tù Côn Đảo

Những kỷ vật bình dị mang đậm "chất người Tôn Đức Thắng" - 4

Bộ quần áo giản dị của Bác Tôn
Bộ quần áo giản dị của Bác Tôn


Đôi giày của Bác Tôn.

Đôi giày của Bác Tôn.

Những kỷ vật bình dị mang đậm "chất người Tôn Đức Thắng" - 7

Những kỷ vật bình dị mang đậm "chất người Tôn Đức Thắng" - 8

Những kỷ vật bình dị mang đậm "chất người Tôn Đức Thắng" - 9

Những kỷ vật bình dị mang đậm "chất người Tôn Đức Thắng" - 10

Chiếc cối xay tiêu của Bác Tôn mua tặng cho người vợ thân yêu khi Bác đi công tác ở Liên Xô
Chiếc cối xay tiêu của Bác Tôn mua tặng cho người vợ thân yêu khi Bác đi công tác ở Liên Xô

Những kỷ vật bình dị mang đậm "chất người Tôn Đức Thắng" - 12

Những kỷ vật bình dị mang đậm "chất người Tôn Đức Thắng" - 13


Chiếc ca nô Bác Tôn hay đi vẫn còn lưu giữ trong Khu lưu niệm Bác Tôn Đức Thắng - xã Mỹ Hòa Hưng, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang

Chiếc ca nô Bác Tôn hay đi vẫn còn lưu giữ trong Khu lưu niệm Bác Tôn Đức Thắng - xã Mỹ Hòa Hưng, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang


Chiếc xe Bác Tôn dùng đi công tác

Chiếc xe Bác Tôn dùng đi công tác


Chuyên cơ YAK-40 của hãng hàng không Việt Nam dùng chở Chủ tịch Tôn Đức Thắng từ Hà Nội vào Sài Gòn để chủ trì Đại lễ mừng chiến thắng giải phóng miền Nam thống nhất đất nước vào ngày 15/5/1975.

Chuyên cơ YAK-40 của hãng hàng không Việt Nam dùng chở Chủ tịch Tôn Đức Thắng từ Hà Nội vào Sài Gòn để chủ trì Đại lễ mừng chiến thắng giải phóng miền Nam thống nhất đất nước vào ngày 15/5/1975.

Nguyễn Hành