1. Dòng sự kiện:
  2. Metro số 1 TPHCM
  3. Phóng hỏa quán cà phê làm 11 người chết

Những hình ảnh, kỷ vật "đi qua cuộc chiến"

(Dân trí) - Chuyên đề "Đi qua cuộc chiến" đang diễn ra tại Bảo tàng Hồ Chí Minh trưng bày nhiều kỷ vật, hình ảnh thể hiện hồi ức từ quá khứ đến hiện tại, cả những ước mơ cho tương lai của những cựu chiến binh từng tham gia hai cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh liệt sĩ.

Video: Những hình ảnh, kỷ vật "đi qua cuộc chiến"


Lấy ý tưởng từ lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Thương binh tàn mà không phế, nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh, Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2017), Bảo tàng Hồ Chí Minh đã phối hợp cùng một số bảo tàng, di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại ba miền Bắc, Trung, Nam tổ chức trưng bày chuyên đề Đi qua cuộc chiến.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm tới việc chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ. Tháng 6/1947, Bác chỉ thị chọn một ngày trong năm làm Ngày Thương binh toàn quốc để nhân dân ta có dịp tỏ lòng biết ơn yêu mến thương binh (sau này là Ngày Thương binh, Liệt sỹ).

Trong ảnh, Bác hỏi chuyện thân mật thương binh Chu Minh, đại biểu công giáo xứ đạo Bùi Chu (Ninh Bình), khi Bác đến nói chuyện tại Hội nghị đại biểu Công giáo miền Bắc tại Hà Nội, ngày 9/3/1955.

Lấy ý tưởng từ lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Thương binh "tàn mà không phế", nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh, Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2017), Bảo tàng Hồ Chí Minh đã phối hợp cùng một số bảo tàng, di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại ba miền Bắc, Trung, Nam tổ chức trưng bày chuyên đề "Đi qua cuộc chiến".

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm tới việc chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ. Tháng 6/1947, Bác chỉ thị chọn một ngày trong năm làm Ngày Thương binh toàn quốc để nhân dân ta có dịp tỏ lòng biết ơn yêu mến thương binh (sau này là Ngày Thương binh, Liệt sỹ).

Trong ảnh, Bác hỏi chuyện thân mật thương binh Chu Minh, đại biểu công giáo xứ đạo Bùi Chu (Ninh Bình), khi Bác đến nói chuyện tại Hội nghị đại biểu Công giáo miền Bắc tại Hà Nội, ngày 9/3/1955.


Mẫu xe chuyên dụng dành cho thương binh nặng tại Trung tâm điều dưỡng thương binh Thuận Thành (Bắc Ninh).

Mẫu xe chuyên dụng dành cho thương binh nặng tại Trung tâm điều dưỡng thương binh Thuận Thành (Bắc Ninh).


Nớp được đan bằng cói dùng để nằm, che mưa nắng trong kháng chiến chống Pháp. Nớp này nằm trong bộ sưu tập hiện vật của thương binh 1/4 Lê Thống Nhất (sinh năm 1931, quận 1, TP Hồ Chí Minh).

"Nớp" được đan bằng cói dùng để nằm, che mưa nắng trong kháng chiến chống Pháp. "Nớp" này nằm trong bộ sưu tập hiện vật của thương binh 1/4 Lê Thống Nhất (sinh năm 1931, quận 1, TP Hồ Chí Minh).


Ảnh thời trẻ của thương binh Lục Bá Điến, sinh năm 1952, thương binh 2/4, xã Nam Tuấn, huyện Hòa An - Cao Bằng. Ông Điến kể lại, đã có anh trai tham gia quân ngũ nhưng tháng 4/1970 khi đang học Trường cấp III Hòa An, anh xung phong lên đường vào miền Nam làm nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc. Lúc tiễn, trường Hòa An như một ngày hội, các bạn trai cười nói vui vẻ vì ngày mai hành quân vào miền Nam đánh giặc, còn các bạn gái khóc thút thít.

Ảnh thời trẻ của thương binh Lục Bá Điến, sinh năm 1952, thương binh 2/4, xã Nam Tuấn, huyện Hòa An - Cao Bằng. Ông Điến kể lại, đã có anh trai tham gia quân ngũ nhưng tháng 4/1970 khi đang học Trường cấp III Hòa An, anh xung phong lên đường vào miền Nam làm nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc. Lúc tiễn, trường Hòa An như một ngày hội, các bạn trai cười nói vui vẻ vì ngày mai hành quân vào miền Nam đánh giặc, còn các bạn gái khóc thút thít.


Xe đạp thồ của Anh hùng Đinh Công Chấn, sinh năm 1947, xã Quảng Nham, huyện Quảng Xương - Thanh Hóa. Đây là chiếc xe của hãng con nai nằm, được các chiến sỹ trong Tiểu đoàn 49 cải tiến để vận chuyển lương thực, thực phẩm, vũ khí trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Khi lắp thêm giá đỡ, xe có thể vận chuyển được 8 thương binh.

Xe đạp thồ của Anh hùng Đinh Công Chấn, sinh năm 1947, xã Quảng Nham, huyện Quảng Xương - Thanh Hóa. Đây là chiếc xe của hãng "con nai nằm", được các chiến sỹ trong Tiểu đoàn 49 cải tiến để vận chuyển lương thực, thực phẩm, vũ khí trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Khi lắp thêm giá đỡ, xe có thể vận chuyển được 8 thương binh.


Người đàn ông đứng lặng tại một góc trưng bày tại triển lãm.

Người đàn ông đứng lặng tại một góc trưng bày tại triển lãm.

Ông Nguyễn Xuân Thơm sinh năm 1940, thương binh 4/4 - TP HCM. Từ du kích trở thành một thuyền trưởng của đoàn tàu không số, cuộc đời trai trẻ gắn trọn với con đường vận chuyển trên biển Đông, chuyên chở vũ khí vào miền Nam đánh Mỹ. Kỷ niệm đáng nhớ nhất với ông Thơm là chuyến tàu Phương Đông 1 - mở đường cho tuyến vận tải đường Hồ Chí Minh trên biển. 1961 ông Thơm nhận lệnh chuẩn bị điểm đón cho những con tàu, một nhiệm vụ đặc biệt, tuyệt mật và cực kỳ nguy hiểm trong bối cảnh địch lùng sục khắp nơi. Ngày đêm âm thầm tìm kiếm bến đỗ cho tàu. Tháng 10/1962 chuyến tàu Phương Đông 1 cập bến an toàn với gần 30 tấn súng đạn, thuốc nổ đã làm nức lòng cán bộ chiến sỹ, nhân dân miền Nam.
Ông Nguyễn Xuân Thơm sinh năm 1940, thương binh 4/4 - TP HCM. Từ du kích trở thành một thuyền trưởng của đoàn tàu không số, cuộc đời trai trẻ gắn trọn với con đường vận chuyển trên biển Đông, chuyên chở vũ khí vào miền Nam đánh Mỹ. Kỷ niệm đáng nhớ nhất với ông Thơm là chuyến tàu Phương Đông 1 - mở đường cho tuyến vận tải đường Hồ Chí Minh trên biển. 1961 ông Thơm nhận lệnh chuẩn bị điểm đón cho những con tàu, một nhiệm vụ đặc biệt, tuyệt mật và cực kỳ nguy hiểm trong bối cảnh địch lùng sục khắp nơi. Ngày đêm âm thầm tìm kiếm bến đỗ cho tàu. Tháng 10/1962 chuyến tàu Phương Đông 1 cập bến an toàn với gần 30 tấn súng đạn, thuốc nổ đã làm nức lòng cán bộ chiến sỹ, nhân dân miền Nam.

Ông Võ Văn Bảy, sinh năm 1930, thương binh 4/4 - TP Đà Nẵng. Ông là người trực tiếp tham gia trận đánh đồn Mang Đen được coi là xương sống của địch ở Đông Bắc Kon Tum. Đêm 27 rạng sáng 28/1/1954 cánh quân của ông đánh đồn Mang Đen đến lô cốt cuối nhưng không chiếm được. Trước tình thế đó, Trung đoàn dự kiến đưa lực lượng ra ngoài để đêm sau đánh tiếp, tuy nhiên ông Bảy đã cùng đồng đội đề nghị không nên rút quân, giữ vũng khu vực đã chiếm, vượt qua sân bay, dùng hỏa lực và 6 khẩu đại liên yểm trợ cho bộ đội, đến 8 giờ sáng thì địch đầu hàng.
Ông Võ Văn Bảy, sinh năm 1930, thương binh 4/4 - TP Đà Nẵng. Ông là người trực tiếp tham gia trận đánh đồn Mang Đen được coi là xương sống của địch ở Đông Bắc Kon Tum. Đêm 27 rạng sáng 28/1/1954 cánh quân của ông đánh đồn Mang Đen đến lô cốt cuối nhưng không chiếm được. Trước tình thế đó, Trung đoàn dự kiến đưa lực lượng ra ngoài để đêm sau đánh tiếp, tuy nhiên ông Bảy đã cùng đồng đội đề nghị không nên rút quân, giữ vũng khu vực đã chiếm, vượt qua sân bay, dùng hỏa lực và 6 khẩu đại liên yểm trợ cho bộ đội, đến 8 giờ sáng thì địch đầu hàng.

Bà Nguyễn Ngọc Giới, sinh năm 1958, thương binh 3/4 - Bến Tre. Năm 1972 lúc đang làm giao liên tại bốt Địa Nhưỡng (Mỏ Cày - Bến Tre) bà Giới bị mảnh pháo găm trúng người, ngất lịm. Tỉnh dậy bà thấy chân phải mình lủng lẳng, nhìn ra sau mới biết xương đùi bị gãy thành 2 đoạn, sau đó được đồng đội đưa đi cấp cứu, toàn thân băng bó đến nỗi mẹ của bà đã không nhận ra. Trải qua 3 lần phẫu thuật, may mắn bà vẫn đi lại được dù chân thấp chân cao.
Bà Nguyễn Ngọc Giới, sinh năm 1958, thương binh 3/4 - Bến Tre. Năm 1972 lúc đang làm giao liên tại bốt Địa Nhưỡng (Mỏ Cày - Bến Tre) bà Giới bị mảnh pháo găm trúng người, ngất lịm. Tỉnh dậy bà thấy chân phải mình lủng lẳng, nhìn ra sau mới biết xương đùi bị gãy thành 2 đoạn, sau đó được đồng đội đưa đi cấp cứu, toàn thân băng bó đến nỗi mẹ của bà đã không nhận ra. Trải qua 3 lần phẫu thuật, may mắn bà vẫn đi lại được dù chân thấp chân cao.


Khách đến xem khá đông tại triển lãm.

Khách đến xem khá đông tại triển lãm.

Bộ sưu tập huy chương, huy hiệu của ông Nguyễn Xuân Thơm, sinh năm 1940, thương binh 4/4 - TP HCM.
Bộ sưu tập huy chương, huy hiệu của ông Nguyễn Xuân Thơm, sinh năm 1940, thương binh 4/4 - TP HCM.

Hình ảnh các học sinh đi bên người thương binh với nhiều huy chương trên ngực áo là hình ảnh điển hình của chuyên đề Đi qua cuộc chiến tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Hình ảnh các học sinh đi bên người thương binh với nhiều huy chương trên ngực áo là hình ảnh điển hình của chuyên đề "Đi qua cuộc chiến" tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.

Hữu Nghị - Quý Đoàn